Tiểu Luận Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái – Kinh nghiệm một số nước và bài học cho Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế tồn tại khách quan trong nền kinh tế thị trường ở các nước. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tỷ giá hối đoái là công cụ quan trọng của mỗi quốc gia trong việc xác định các chính sách về tiền tệ, tín dụng và nhiều chính sách kinh tế khác có liên quan. Với chính sách tỷ giá hối đoái, chính phủ các quốc gia có thể đưa nền kinh tế thoát khỏi những cơn khủng hoảng và ngược lại cũng có thể vì một chính sách tỷ giá hối đoái không hợp lý đưa nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Thêm vào đó, tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, giảm tỷ lệ thất nghiệp, cân bằng cán cân thương mại luôn là những mục tiêu kinh tế quan trọng của mọi quốc gia, đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay; để thực hiện được những mục tiêu đó, tùy vào tình hình cụ thể mà áp dụng những chính sách tỷ giá phù hợp.
    Nhận thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề tỷ giá hối đoái trong xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới cũng như tính cấp thiết của vấn đề này, chúng tôi đã chọn đề tài: “Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái – Kinh nghiệm một số nước và bài học cho Việt Nam ” cho bài tiểu luận này.

    Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm hiểu rõ hơn về mặt khái niệm và cơ sở lý luận của tỷ giá hối đoái, thực trạng của một số quốc gia trên thế giới, cụ thể là Nhật Bản trong những thời kỳ nâng giá đồng nội tệ, Trung Quốc với chính sách phá giá thành công nay đang chịu sức ép nâng giá, trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm và những giải pháp điều hành chính sách tỷ giá hối đoái cho Việt Nam.

    Do thời gian nghiên cứu có hạn, nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự tận tình quan tâm, giúp đỡ của Thạc sỹ Đặng Chí Thọ, người đã hướng dẫn chúng tôi hoàn thành bài tiểu luận này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...