Tiểu Luận Cơ chế điều hành lãi suất ở Việt Nam từ năm 1990 đến nay ( tháng 10 năm 2010)

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Những vấn đề chung về lãi suất:
    1. Khái niệm lãi suất:
    Lãi suất là giá cả của quyền được sử dụng vốn trong một thời gian nhất định mà người sử dụng trả cho người sở hữu nó. Lãi suất được sinh ra là bởi len người đi vay đã sử dụng vốn đó để phục vụ các nhu cầu sinh lời của mình ( trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng) trong khi người cho vay đã hi sinh quyền đó
    2. Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế:
    a. Là công cụ khuyến khích tiết kiệm đầu tư:
    Lãi suất là công cụ khuyến khích lợi ích vật chất để thu hút các khoản tiết kiệm của chủ thể kinh tế, tạo nên quỹ cho vay đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
    Theo lý thuyết tài chính chúng ta có thể đưa ra phương trình thu nhập sau:
    Thu nhập = tiêu dùng + tiết kiệm
    Phương trình trên không những đúng với đặc điểm tài chính của các hộ gia đình, các doanh nghiệp mà còn đúng với cả nền kinh tế quốc gia
    Giả sử trong điều kiện của một nền kinh tế bình thường, tỷ lệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm là hợp lý để tăng tỷ lệ tiết kiệm cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thì biện pháp hiệu quả là tăng lãi suất huy động vốn. Khi lãi suất vốn tăng lên, thì trước hết các hộ gia đình phải xem xét các khoản chi cho tiêu dùng thường xuyên có thể giảm chi hoặc hoãn một số khoản chi để tăng thêm khoản tiết kiệm trong tổng thu nhập. Sau từ khoản tiết kiệm này họ sẽ hướng đầu tư gửi vào Ngân hàng, vào quỹ bảo hiểm hay đầu tư vào chứng khoán khi thấy có lợi hơn.
    Như vậy, lãi suất là công cụ có hiệu lực để phân chia tỷ lệ giữa người tiêu dùng và tiết kiệm.
    b. Lãi suất ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
    Chính sách lãi suất là một bộ phận trong tiền tệ của nhà nước nhằm điều tiết lưu thông tiền tệ kích thích điều tiết và hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế.
    Lãi suất phải trả cho khoản vay là các khoản chi phí của doanh nghiệp. Do vậy, lãi suất sẽ khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Ngược lại lãi suất cho vay cao sẽ thu hẹp đầu tư của các doanh nghiệp.
    Lãi suất là công cụ buộc các doanh nghiệp phải sử dụng hiệu quả những ưu đãi về lãi suất, về điều kiện cung cấp tín dụng và thanh toán, là công cụ của Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các nghành, các sản phẩm cần ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế.
    c. Lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô:
    Lãi suất tạo chi phí của người đi vay vì vậy sự biến động của lãi suất có tác động đến đầu tư, đến tiêu dùng qua đó tác động đến các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô biểu hiện trong các trường hợp:
    - Lãi suất thấp → kích thích đầu tư, kích thich tiêu dùng → tăng tổng cầu → sản lượng tăng, giá tăng, thất nghiệp giảm → nội tệ có xu hướng giảm giá so với ngoại tệ.
    - Lãi suất cao -> hạn chế dầu tư, hạn chế tiêu dùng → giảm tỏng cầu → sản lượng giảm→giảm giá → thất nghiệp tăng →nội tệ có xu hướng tăng giá so với ngoại tệ.
    Như vậy, bằng cách giảm lãi suất, NHNN có thể tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế phát triển. Tương tự, ngân hàng có thể tăng lãi suất khi muốn thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm bớt lương, khối lượng tiền cần thiết cho việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và chi tiêu của người tiêu dùng.
    d. Lãi suất là công cụ phân phối có hiệu quả nhằm khai thác và sử dụng triệt để các nguồn lực của nền kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...