Tiểu Luận Cơ chế điều hành lãi suất ngân hàng trung ương Hoa Kỳ và Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Việt Nam là một nước đang xây dựng một nền kinh tế hàng hóa thị trường nhiều thành phần theo định hướng XHCN , vì thế việc nghiên cứu để có một chính sách lãi suất cho phù hợp là vô cùng cần thiết để xây dựng nền kinh tế . Trên thực tế , trong suốt thời gian qua chúng ta đã không ngừng thay đổi cơ chế điều hành lãi suất cho phù hợp : năm 1990 chúng ta đã chuyển từ cơ chế lãi suất âm ang cơ chế lãi suất dương , đồng thời duy trì lãi suất vượt trên lạm phát và điều chỉnh theo biến động của nền kinh tế thị trường , có tham khảo sự thay đổi của các nước trong khu vực và quốc tế . Đầu năm 1996 lại có sự thay đổi theo hướng tự do hóa , hủy bỏ quy định về lãi suất tiền gửi điều chỉnh trần lãi suất cho vay phù hợp với cung cầu vốn và mức độ lạm phát . Vì vậy , có thể thấy rằng chúng ta không thể quy định lãi suất một cách cứng nhắc theo kiểu hành chính gò bó áp đặt . Chúng ta đều biết , thị trường tiền tệ luôn luôn rất sôi động , do đó việc tự do lãi suất là một quy luật tất yếu và có như vậy lãi suất mới trở thành đòn bẩy trong nền kinh tế . Mức chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn không nên bị khống chế quá chặt chẽ , cứng nhắc mà nên điều chỉnh phụ thuộc vào thị trường và hiệu quả kinh doanh của từng tổ chức tín dụng . Tuy nhiên không vì thế mà thả nổi lãi suất mà phải có các chính sách lãi suất cụ thể cho các tổ chức tín dụng . Có như vậy các tổ chức tín dụng mới có thể hoạt động được trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh đảm bảo hoạt động hiệu quả phục vụ cho khách hàng và nền kinh tế .



    Chúng ta phải có một chính sách lãi suất phù hợp với đường lối đổi mới nền kinh tế , tuân thủ theo định hướng XHCN đảm bảo vai trò quản lý của Nhà nước trong việc xây dựng và phát triển kinh tế . Chính sách quản lý phải thống nhất ổn định và đi theo định hướng của thị trường , đồng thời khắc phục những biến cố phát sinh của nền kinh tế . Ngoài ra , NHNN còn cần phải làm rõ phần chính sách lãi suất để thực hiện các mục tiêu xã hội như xóa đói giảm nghèo, đầu tư cho giáo dục , y tế .
    Hơn nữa , công cụ lãi suất là một công cụ rất nhạy cảm và có tác động rất lớn đến nền kinh tế , do đó NHTW phải thận trọng khi đưa ra các quyết định liên quan đến chính sách lãi suất , đồng thời phải đưa ra các biện pháp kịp thời , chính xác để can thiệp nhằm giữ ổn định cho thị trường .



    Hiện nay chúng ta đang thực hiện cơ chế lãi suất là cơ chế mang tính chỉ đạo, chứ không phải tự do vận động theo nhu cầu thị trường, nên lãi suất phải căn cứ trên cung cầu của thị trường tiền tệ., chính sách này về cơ bản có thể giúp chúng ta kiềm chế được lạm phát nhưng nó khiến cho chính sách lãi suất khá cứng nhắc , đôi khi gây khó khăn cho việc huy động vốn . Đồng thời cũng phải thấy rằng nếu như trong chống lạm phát công cụ lãi suất có thể phát huy hiệu quả là một cái phanh hãm lại nền kinh tế đi quá nhanh , mang lại hiệu quả tức thời thì trong chống suy thoái kinh tế nó lại không mang đến hiệu quả ngay như chống lạm phát . Việc lầm tưởng CSTT sẽ phát huy ngay tác dụng chống suy giảm kinh tế như đã từng phát huy vai trò trong chống lạm phát là một sai lầm , đồng thời công cụ này cũng không phát huy được hiệu quả nếu không đi kèm với các chính sách khác .



    Đây chính là điểm tồn tại của chính sách hỗ trợ năm 2009 . Vì vậy , phải nhìn nhận chính sách lãi suất là một trong những chính sách tiền tệ chung và phải kết hợp chặt chẽ , nhịp nhàng với các chính sách tiền tệ khác .MỤC LỤC
    A. CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG MỸ (FED) 1
    I. GIỚI THIỆU CHUNG 1
    1. Khái niệm 1
    2. Vai trò, nhiệm vụ. 1
    3.Các hoạt động chính. 1
    I. CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA HỆ THỐNG DỰ TRỮ LIÊN BANG MỸ. 2
    1.Khái niệm lãi suất và các vấn đề liên quan đến lãi suất. 2
    Tác động tới nền kinh tế. 3
    Thông qua vay nợ. 3
    Thông qua tỷ giá hối đoái 3
    2.Tình hình kinh tế Mỹ trong giai đoạn từ 2007 đến nay. 4
    a) Khủng hoảng kinh tế Mỹ 2008. 5
    3.Cơ chế điều hành lãi suất của Chính phủ Mỹ và các tác động của nó tới nền kinh tế. 6
    B. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM. 9
    I. GIỚI THIỆU CHUNG. 9
    1.Khái niệm. 9
    2.Vai trò, nhiệm vụ. 9
    3.Các hoạt động chính. 12
    II. CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM. 13
    1. Khái niệm lãi suất và các vấn đề liên quan đến lãi suất. 13
    2. Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007 đến nay. 18
    · Kinh tế Việt Nam 2010. 20
    2. Những tồn tại của quá trình điều chỉnh lãi suất. 27
    KẾT LUẬN 29
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...