Tiểu Luận Cơ chế điều hành lãi suất của NHNN Việt Nam từ LSCB đến LSTT, thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TỪ LÃI SUẤT CƠ BẢN ĐẾN LÃI SUẤT THỎA THUẬN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPLỜI MỞ ĐẦU


    Nền kinh tế nước ta trong thời gian gần đây với tốc độ phát triển bình quân 7%/năm trong một thời gian đầu , tỉ giá ổn định , cán cân thanh toán ở mức cân bằng, Việt Nam được coi là một môi trường kinh tế vĩ mô tương đối ổn định cùng với hệ thống ngân hàng lành mạnh và cạnh tranh nhiều so với trước, thị trường tiền tệ hoạt động sôi nổi hơn. Đó là những tiền đề cấn thiết để tự do hoá lãi suất và chuyển đổi từ các công cụ trực tiếp sang công cụ gián tiếp một cách hiệu quả.


    Hơn nữa, NHTƯ ngày càng tăng tính độc lập trong việc thực thi chính sách tiền tệ là một trong những điều kiện quan trọng để đảm bảo cho việc chuyển đổi sang điều hành chính sách tiền tệ bằng công cụ gián tiếp một cách có hiệu quả.


    Trong bối cảnh nước ta hiện nay, việc duy trì các công cụ trực tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ sẽ không còn thích hợp vì các công cụ naỳ mặc dù được coi là rất hiệu quả trong việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng , kiềm chế lạm phát những năm 90, nhưng nó đã bộc lộ những ảnh hưởng tiêu cực trong hoạt động ngân hàng do hạn chế việc huy động vốn và phân bổ các nguồn tài chính kém hiệu quả.


    Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới tiến tới gia nhập tổ chức thương mại quốc tế(WTO), gia nhập AFTA .theo tinh thần Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 BCH TW Đảng khoá IX, việc chuyển đổi điều hành chính sách tiền tệ của NHNN thông qua các công cụ gián tiếp thay cho công cụ trực tiếp , tiến tới hoàn toàn thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận là một yêu cầu bức thiết và đã đủ điều kiện chín muồi.


    Việc thay thế cơ chế LSCB bằng lãi suất thoả thuận thực sự là một bước tiến mới trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ chỉ điều hành thực sự có hiệu quả khi cơ chế lãi suất thoả thuận được thực hiện và phát huy hiệu quả.Tuy nhiên cơ chế điều hành lãi suất ở nước ta hiện nay vẫn chưa hoàn hảo, còn nhiều bất cập tác động đến toàn bộ nền kinh tế.


    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này và qua những kiến thức đã được tìm hiểu ở môn “Lí thuyết tiền tệ” cùng với sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, em xin được trình bày hiểu biết của mình về vấn đề: "Cơ chế điều hành lãi suất của NHNN Việt Nam từ LSCB đến LSTT, thực trạng và giải pháp".

    Phần đề án của em bao gồm 3 phần chính:
    Phần I: Lí luận chung về LSCB, LSTT
    Phần II: Thực trạng về cơ chế điều hành lãi suất ở nước ta
    Phần III: Giải pháp


    Em xin chân thành cảm ơn cô giáo chủ nhiệm – cô Tùng Thanh và các cô giáo giảng dạy – cô Lê Tuấn Nghĩa đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn , giúp đỡ em hoàn thành đề án này.
    Với một vấn đề phức tạp và nội dung rộng về cơ chế lãi suất – chính sách tiền tệ , vì còn thiếu kiến thức , kinh nghiệm.Do vậy đề án không tránh khỏi những thiếu sót , bất cập. Em mong nhận được sự nhận xét, chỉ bảo của thầy cô để bổ sung kiến thức về vấn đề này.


    MỤC LỤC
    Lời mở đầu 1


    Phần I: Lí luận chung về lãi suất cơ bản & lãi suất thoả thuận 3
    Chương I: Tổng quan về lãi suất 3
    I. Khái niệm,những vấn đề chung về lãi suất: 3
    1. Khái niệm: 3
    2. Ý nghĩa của lãi suất: 4
    II. Các loại lãi suất: 5
    A/ Phân theo thời gian : Có 3 loại 5
    B/ Theo các loại hình tín dụng: Có 4 loại 6
    1) Lãi suất tín dụng thương mại: 6
    2) Lãi suất tín dụng ngân hàng: 6
    3) Lãi suất tín dụng nhà nước: 7
    4) Lãi suất tín phiếu tiêu dùng: 8
    C/ Căn cứ vào giá trị thực của lãi suất: 2 loại 8
    D/ Căn cứ vào mức độ ổn định của lãi suất: 2 loại 8
    E/ Một số loại lãi suất được áp dụng thời gian gần đây tại các NHTM: 8
    III. Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trường: 8
    1. Lãi suất tín dụng là phương tiện kích thích lợi ích vật chất để thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. 8
    2. Lãi suất tín dụng là công cụ kích thích đầu tư phát triển kinh tế. 9
    3. Lãi suất tín dụng là đòn bẩy kích thích ngân hàng và các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. 9
    5. Lãi suất là một trong những công cụ đánh giá “sức khoẻ” của nền kinh tế. 9
    6. Lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. 9
    7. Lãi suất với tỉ giá và hoạt động xuất nhập khẩu. 10
    IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất: 10
    Chương II : lãi suất cơ bản 14
    I. Khái niệm 14
    II. Cơ sở của việc xây dung LSCB: 15
    1. LSCB được xây dung dựa trên những lí luận cơ sở sau: 15
    2. Các cách tính LSCB: 16
    Chương III : lãi suất thoả thuận 18
    I- Khái niệm: 18
    II- Cơ sở xây dung lãi suất thoả thuận : 19
    1. Cơ sở lí luận của việc xây dung lãi suất thoả thuận: 19
    2. Cách tính lãi suất thoả thuận : 20


    Phần II: thực trạng về điều hành lãi suất cơ bản và lãi suất thoả thuận ở Việt Nam 22
    Chương I: diễn biến lãi suất Việt Nam từ trước đến nay 22
    Chương II : Thực trạng điều hành lãi suất cơ bản của nước ta 25
    I. Diễn biến của lãi suất cơ bản từ khi ra đời 25
    II. Tác động của cơ chế điều hành LSCB đến các chủ thể trong nền kinh tế: 26
    1. Tác động đến hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam : 26
    2. Tác động tới việc quản lý kinh tế vĩ mô: 28
    3. Tác động tới các chủ thể trong nền kinh tế: là người gửi tiền ( người tiêt kiệm) và người đi vay. 29
    III- Ưu và nhược của lãi suất cơ bản: 30
    1. Ưu điểm: 30
    2. Những tồn tại trong việc điều hành LSCB: 32
    3. Nguyên nhân của những tồn tại trên : 33
    Chương III : Thực trạng điều hành cơ chế lãi suất thoả thuận của NHTƯ 35
    I. Diễn biến cơ chế lãi suất thoả thuận từ khi thay thế lãi suất cơ bản 35
    II. Tác động của việc áp dụng cơ chế LSTT: 36
    III. Những mặt được và những tồn tại của cơ chế điều hành lãi suất thoả thuận 37
    1. Những mặt được 37
    2. Những tồn tại của cơ chế lãi suất thoả thuận 39
    3. Nguyên nhân dẫn tới một số tồn tại của cơ chế lãi suất thoả thuận . 39
    Chương IV: Thực trạng điều hành lãi suất ở một số nước 41
    1. Thực trạng điều hành lãi suất ở một số nước: 41
    2. Bài học kinh nghiệm cho nước ta: 43


    Phần 3: Giải pháp điều hành lãi suất trong thời gian hiện nay 44
    I. Giải pháp: 44
    II. Định hướng của cơ chế điều hành lãi suất trong thời gian tới: 46


    Kết luận 48
    Tài liệu tham khảo 49
     
Đang tải...