Chuyên Đề Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 1995 đến nay

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 1995 đến nay
    I/ ĐÁNH GIÁ CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY


    1. Giai đoạn từ năm 1995 đến tháng 7/2000: Cơ chế điều hành lãi suất trần


    Năm 1995 vẫn là cơ chế điều hành khung lãi suất.


    Từ ngày 1/1/1996 đến tháng 7/2000, NHNN thực hiện bước thay đổi căn bản cơ chế điều hành lãi suất đồng Việt Nam theo hướng điều hành linh hoạt trần lãi suất cho vay (quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn cho vay trung hạn, trần lãi suất cho vay trên địa bàn nông thôn cao hơn thành thị), bước đầu thực hiện tự do hóa lãi suất huy động. NHNN không còn quy định từng mức cụ thể lãi suất huy động, mà chỉ khống chế chênh lệch bình quân giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay là 0,35%/tháng, mức lãi suất huy động cụ thể do các NHTM tự quy định.


    Tiếp đến từ năm 1998, trong mối quan hệ hài hòa với tỷ giá nhằm hạn chế những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông á 1997/1998 đến Việt Nam, cơ chế điều hành lãi suất của NHNN Việt Nam có một số thay đổi cơ bản, đó là tự do hóa toàn lãi suất huy động (không còn quy định biên độ) và tiếp tục điều chỉnh linh hoạt trần lãi suất cho vay. Đồng thời, từ tháng 6/1999-8/2000 NHNN chỉ quy định 1 trần lãi suất cho vay áp dụng với cả cho vay ngắn hạn và cho vay trung hạn, nhưng vẫn giữ quy định trần lãi suất cho vay khác nhau giữa thành thị và nông thôn để đảm bảo chi phí hoạt động của các NHTM trên địa bàn nông thôn.


    Tuy nhiên, so với yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, yêu cầu phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường vốn , cơ chế lãi suất trần đã trở nên không còn thích hợp, làm méo mó sự phân bổ nguồn vốn trong xã hội và hạn chế khả năng cạnh tranh giữa các TCTD, hạn chế sự luân chuyển vốn trong xã hội, cũng như sự phát triển các công cụ thị trường tiền tệ. Đặc biệt trong tình hình diễn biến lãi suất trên thị trường quốc tế trong năm 2000 có xu hướng ngày càng tăng, việc thực hiện cơ chế lãi suất trần cho cả đồng Việt Nam và ngoại tệ đã cản trở việc huy động vốn từ nước ngoài, gây thua thiệt cho DN cũng như các TCTD.
    NHNN tiếp tục ấn định mức lãi suất tái cấp vốn và có những đổi mới căn bản về điều hành lãi suất: - Thay vì qui định khung lãi suất tối thiểu về tiền gửi - lãi suất tối đa về tiền
     
Đang tải...