Tiến Sĩ Cơ chế điều chỉnh pháp luật mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/5/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Cá nhân và nhà nước là hai chủ thể đặc biệt có mối quan hệ chặt chẽ tương tác
    và phụ thuộc lẫn nhau. Trong đó, nhà nước là thiết chế xã hội tổ chức thực hiện
    quyền lực công, nhà nước nhân danh xã hội bảo vệ lợi ích chung và các giá trị khách
    quan phổ biến của con người. Mối quan hệ (MQH) giữa nhà nước và cá nhân được
    thể hiện chủ yếu dưới hình thức quan hệ pháp luật. Vì vậy, nghiên cứu về cơ chế điều
    chỉnh pháp luật (ĐCPL) MQH giữa nhà nước và cá nhân là vấn đề có ý nghĩa quan
    trọng trong quá trình hoàn thiện nhà nước và pháp luật nói chung.
    Ở Việt Nam, sau gần 30 năm đổi mới, chủ trương xây dựng nhà nước pháp
    quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN), nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và mở
    rộng hợp tác quốc tế, đã mang lại những thay đổi quan trọng trong nhận thức chung
    của xã hội về cá nhân và MQH giữa nhà nước và cá nhân. Những thay đổi này được
    thể hiện khá rõ nét trong các văn kiện của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.
    Vấn đề con người và phát huy nguồn lực con người luôn được coi là trung tâm của
    mọi đường lối, chủ trương, chính sách phát triển trong thời kỳ đổi mới. Điều đó mang
    lại nhiều thay đổi đáng kể trong các phương tiện pháp luật cơ bản của cơ chế ĐCPL
    MQH giữa nhà nước và cá nhân. Trong hệ thống pháp luật, cá nhân được nhìn nhận
    như những thực thể độc lập, mang trong mình những giá trị khách quan mà nhà nước
    có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm, thể hiện ở các quyền con người (QCN),
    quyền công dân (QCD). Ý chí, nguyện vọng, lợi ích của cá nhân ngày càng được tôn
    trọng trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật. Quan điểm coi
    sự kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, xã hội và nhà nước là động lực của sự phát triển xã
    hội, trong đó, lợi ích cá nhân là “động lực trực tiếp nhất”, đã được thể hiện trong
    nhiều chính sách pháp luật của nhà nước, góp phần khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo
    của xã hội, mang lại những thành tựu đáng kể về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá
    xã hội, đưa Việt nam trở thành một nước đang phát triển. Nhiều thành tựu về phát
    triển con người đã được ghi nhận, Việt Nam là một trong số hơn 40 nước đang phát
    triển đạt được những tiến bộ đáng kể về phát triển con người trong những thập kỷ gần
    đây. Chỉ số phát triển con người của Việt Nam đã tăng 41% trong vòng hai thập kỷqua [18]. Đồng thời, quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội và nền kinh tế thị trường
    cũng mang lại những thay đổi quan trọng cho mỗi cá nhân trong nhận thức về bản
    thân mình. Từ đó, cá nhân ngày càng có nhu cầu khẳng định mạnh mẽ hơn các giá trị
    riêng khách quan của mình và đòi hỏi xã hội, các chủ thể khác, đặc biệt là nhà nước
    phải thừa nhận và tôn trọng.
    Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong điều kiện xây dựng nhà
    nước pháp quyền XHCN hiện nay, cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân còn
    tồn tại nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của quá trình đổi mới.
    Trong nhiều trường hợp, pháp luật còn chưa quan tâm phản ánh đầy đủ ý chí, nguyện
    vọng của nhân dân, nhà nước có biểu hiện giành thuận lợi về cho mình, cá nhân gặp
    nhiều bất lợi trong mối quan hệ với nhà nước. Cá nhân và các giá trị khách quan phổ
    biến của cá nhân còn chưa thực sự được tôn trọng trong quá trình xây dựng pháp luật.
    Việc thực hiện QCN, QCD gặp nhiều trở ngại do tính thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ
    và phù hợp của hệ thống pháp luật. Trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật, các
    thiết chế thực thi pháp luật chưa thực sự dễ tiếp cận, còn nhiều biểu hiện mang tính áp
    đặt, chưa thực sự coi trọng ý chí, nguyện vọng của nhân dân, chưa là chỗ dựa để nhân
    dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Tình trạng khiếu nại, tố cáo diễn
    biến phức tạp, có nơi, có lúc đã trở thành những điểm nóng về xung đột giữa nhà
    nước và nhân dân. Nhiều hành vi tham ô, tham nhũng xâm phạm QCN, QCD chưa
    được áp dụng chế tài thoả đáng, còn có biểu hiện bao che, xử lý qua loa gây bất bình
    trong dư luận, "Quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực còn bị
    vi phạm . Tình trạng quan liêu không thực sự tôn trọng dân chủ và thực hành dân
    chủ còn khá nặng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức" [29, tr.128]. Bên
    cạnh đó, trong không ít trường hợp, tình trạng đòi tuyệt đối hóa vai trò của cá nhân,



    đề cao tự do cá nhân vô chính phủ, coi nhẹ các giá trị xã hội cũng ảnh hưởng không
    nhỏ đến trật tự, kỷ cương xã hội.
    Đồng thời, quá trình hội nhập quốc tế hiện nay mang lại nhiều cơ hội cho việc
    hoàn thiện cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân, nhưng đồng thời, cũng đặt
    ra nhiều thách thức của quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá pháp lý, đòi hỏi chúng ta
    phải nâng cao nhận thức về cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân. Hơn nữa,
    sau gần 30 năm đổi mới, khi các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội thay đổi,cá nhân đã có những sự trưởng thành nhất định về năng lực làm chủ bản thân và xã
    hội. Nhưng nhìn chung, nhận thức về cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân
    còn nhiều hạn chế, MQH giữa nhà nước và cá nhân chưa được nghiên cứu một cách
    cơ bản và toàn diện. Từ đó, các giải pháp giải quyết những vấn đề bất cập liên quan
    đến cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân còn có biểu hiện lúng túng, bị
    động, thiếu tính tổng thể, khách quan và khoa học.
    Vì vậy, việc nghiên cứu về cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân ở
    Việt Nam hiện nay là một vấn đề có ý nghĩa cấp thiết về mặt lý luận và thực tiễn. Đó
    là lý do tác giả chọn nghiên cứu vấn đề "Cơ chế điều chỉnh pháp luật mối quan hệ
    giữa nhà nước và cá nhân ở Việt Nam hiện nay” làm Luận án Tiến sỹ Luật học
    chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật.
    2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
    2.1. Mục đích của luận án
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà
    nước và cá nhân ở Việt Nam, luận án đề xuất quan điểm và hệ thống các giải pháp
    nhằm hoàn thiện cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân ở Việt Nam hiện nay.
     
Đang tải...