Luận Văn cơ chế bệnh sinh và đáp ứng miễn dịch trong hen phế quản

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CƠ CHẾ BỆNH SINH
    VÀ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH TRONG HEN PHẾ QUẢN


    1. ĐỊNH NGHĨA VÀ DỊCH TẾ HỌC HEN PHẾ QUẢN
    1.1. Định nghĩa hen phế quản
    Hen phế quản là một trong những bệnh viêm đường hô hấp mạn tính khá phổ biến và ngày càng gia tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam, trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên ngành Y học như Nội khoa hô hấp, Dị ứng - Miễn dịch, Nhi khoa .
    Qua nhiều thời kỳ với nhiều chuyên ngành khác nhau đã có rất nhiều định nghĩa về HPQ. Theo Tổ chức Y tế thế giới (1975) HPQ là một bệnh lý được đặc trưng bởi những cơn khó thở gây nên do các yếu tố khác nhau hay do gắng sức, kèm theo các biểu hiện lâm sàng tắc nghẽn toàn bộ hay một phần, có thể hồi phục được giữa các cơn. Tình trạng tắc nghẽn đó là do tăng đột ngột những cản trở hô hấp có liên quan đến cơ chế miễn dịch hay không. Trong thực hành lâm sàng, định nghĩa của Hội lồng ngực Hoa Kỳ (1975) thường được áp dụng: hen phế quản là một hội chứng trên lâm sàng được đặc trưng bởi sự tăng tính phản ứng của đường dẫn khí với các tác nhân kích thích khác nhau, biểu hiện thành các triệu chứng điển hình như khó thở kịch phát, thở rít . và có thể hồi phục từng phần hay hoàn toàn một cách tự phát hay do điều trị. Nhưng các định nghĩa này đều chưa làm sáng tỏ bệnh sinh cơ bản của HPQ.
    Dựa trên những hiểu biết mới nhất về HPQ, trên cơ sở sự kết hợp của Viện Quốc gia Tim, Phổi và Huyết Học Hoa Kỳ và WHO, chương trình khởi động toàn cầu về hen phế quản đã đưa ra một định nghĩa thống nhất hơn “Hen phế quản là mét bệnh viêm mạn tính đường thở, với sự tham gia của rất nhiều loại tế bào và thành phần tế bào, đặc biệt là vai trò của các mastocyte, bạch cầu ái toan và lympho T dẫn tới biểu hiện lâm sàng là những đợt tái phát của ho, khó thở và tắc nghẽn lồng ngực thường về đêm hoặc sáng sớm, biểu hiện về rối loạn chức
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...