Thạc Sĩ Cơ cấu vốn tối ưu cho công ty TNHH chế biến bột mỳ mê kông

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 14/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Kể từ sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, thực thi chính sách: nền
    kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì hàng loạt các doanh nghiệp ra
    đời, các doanh nghiệp này đã tạo ra công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, đóng
    góp vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước.
    Doanh nghiệp ra đời thì cần phải có vốn, công nghệ, quản trị doanh nghiệp để
    mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một trong những vấn đề làm đau đầu các nhà quản trị
    doanh nghiệp là cơ cấu vốn của doanh nghiệp như thế nào, vốn chủ sở hữu bao nhiêu,
    vay ngân hàng bao nhiêu, phát hành trái phiếu hay huy động vốn qua thị trường chứng
    khoán .v.v. Đây là một vấn đề khá mới cả trong lý luận nghiên cứu lẫn áp dụng trong
    thực tiễn, chính vì vậy việc nghiên cứu cơ cấu vốn doanh nghiệp rất có ý nghĩa về mặt
    lý luận, đóng góp vào kiến thức tài chính mà từ đây các nhà quản trị tài chính có thể
    vận dụng vào thực tiễn nhằm mang lại hiệu qủa cao cho doanh nghiệp mình cũng như
    góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
    Một thực tế nữa là các lý thuyết về cơ cấu vốn hiện tại lại quá cao cấp cho đại
    đa số các nhà quản trị doanh nghiệp, bên cạnh đó các nhà quản trị doanh nghiệp cũng
    chưa chú trọng đúng mức đến tầm quan trọng của cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Nếu
    không nhanh chóng cải cách, không áp dụng các lý thuyết hiện đại về quản trị tài
    chính doanh nghiệp thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị yếu thế hơn trong cạnh tranh
    trong qúa trình toàn cầu hoá và hội nhập đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
    Chính vì những ý nghĩa trên mà sau khi học xong chương trình Cao học chuyên
    ngành Kinh tế Tài chính – Ngân hàng của Trường Đại Học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh
    tôi đã quyết định chọn đề tài: “Cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp Công ty TNHH
    Chế biến bột mỳ Mê Kông”. Ngoài mục tiêu là xây dựng cơ cấu vốn cho doanh
    nghiệp mà tôi đang công tác còn có ý nghĩa khác là đáp ứng được yêu cầu lý luận và
    thực tiễn hiện nay.

    2. Tình hình nghiên cứu hiện tại về cơ cấu vốn
    Trên thế giới cũng đã có một số công trình nghiên cứu về cơ cấu vốn và một số
    mô hình kinh tế lượng đã được xây dựng để nghiên cưú các nhân tố ảnh hưởng đến cơ
    cấu vốn của doanh nghiệp.
    Sự phát triển lý thuyết về cơ cấu vốn ghi nhận hai kết quả nghiên cứu có đóng
    góp quan trọng. Luận điểm của Modigliani và Miller (thường được viết tắc là M&M)
    1958 và 1963, cho rằng với các quyết định đầu tư nhất quán, các đối tác có quyền lợi
    liên quan nhưng không nằm trong doanh nghiệp phải đại diện cho cơ cấu vốn có tác
    động tới giá trị doanh nghiệp. Dư nợ tối ưu của doanh nghiệp cần cân bằng khoản
    thuế được giảm trừ nhờ việc thanh toán lãi vay với chi phí ngoại sinh của khả năng vỡ
    nợ.
    Luận điểm của Jensen và Mecking (thường được viết tắt là J-M), 1976, xem xét
    lại mô hình M&M với giả định các quyết định đầu tư độc lập với cơ cấu vốn. Ví dụ, cổ
    đông của một doanh nghiệp có vay nợ có thể bòn rút giá trị từ các chủ nợ bằng việc
    làm tăng rủi ro đầu tư sau khi đã nhận được các khoản vay. Đây là vấn đề “tài sản
    thay thế”. Hành vi lợi dụng này tạo ra các chi phí đại diện (agency costs). Cơ cấu vốn
    của doanh nghiệp cần nhận diện và kiểm soát tốt các chi phí này.
    Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu, lý thuyết và thực nghiệm, được thực
    hiện dựa trên hai luận điểm trên nhưng với cả giới học thuật và những người vận dụng
    thực tiễn, các kết qủa này đều có hai hạn chế quan trọng.
    Thứ nhất, cả hai cách tiếp cận đều chưa bổ khuyết đầy đủ cho nhau. Khi rủi ro
    đầu tư lớn hơn có thể chuyển gía trị khỏi những người nắm giữ trái phiếu doanh
    nghiệp, nó đồng thời cũng hạn chế khả năng cắt giảm thuế thông qua huy động vốn
    vay của doanh nghiệp. Một lý thuyết tổng quát cần phải giải thích được cơ chế tác
    động giữa hai mô hình J-M và M&M để xác định lựa chọn cơ cấu vốn và rủi ro tối ưu.
    Thứ hai, các lý thuyết này không đưa ra các giải pháp định lượng như giá trị
    và thời gian vay nợ hợp lý với một doanh nghiệp trong các điều kiện khác nhau. Khó
    khăn cơ bản trong việc phát triển các mô hình định lượng nằm ở vấn đề xác định giá
    trị vay nợ của doanh nghiệp với rủi ro tín dụng. Định giá một khoản nợ rủi ro là điều
    kiện tiên quyết để xác định giá trị và thời hạn vay nợ tối ưu, nhưng nợ rủi ro là một
    công cụ rất phức tạp. Giá trị của khoản nợ này phụ thuộc vào khối lượng phát hành,
    thời hạn vay nợ, điều kiện bán, các điều kiện vỡ nợ, thuế, thanh toán cổ tức, và cơ cấu
    lãi suất phi rủi ro. Giá trị này còn phụ thuộc vào lựa chọn chính sách quản trị rủi ro
    của doanh nghiệp, bản thân lựa chọn này lại liên quan tới số lượng và thời hạn của
    khoản nợ trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
    Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về cơ cấu vốn không nhiều. Trong các
    sách về tài chính hiện tại đã đề cập đến cơ cấu vốn nhưng chỉ đưa ra các giải pháp
    định tính với nội dung là vay nợ tạo ra đòn cân nợ, tận dụng được lá chắn thuế từ vay
    nợ nhưng nếu vay nợ nhiều thì sẽ bị tác động bởi chi phí kiệt quệ tài chính. Các sách
    này không chỉ rõ vay nợ khoảng bao nhiêu thì sẽ bị tác động bởi chi phí kiệt quệ tài
    chính và với mức vay nợ bao nhiêu thì hiện giá của chi phí kiệt quệ tài chính sẽ làm
    triệt tiêu lợi thế của “lá chắn thuế” từ nợ vay. Đây là vấn đề khá khó cho các giám
    đốc tài chính khi xây dựng cơ cấu vốn cho doanh nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...