Tiến Sĩ Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802-1885

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 1/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Lời cám ơn
    Danh mục các chữ viết tắt
    Mục lục
    MỞ ÐẦU 1
    Chương 1. CƠ QUAN GIÁM SÁT CỦA TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 –1885 16
    1.1. TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ VÀ YÊU CẦU THỰC TIỄN TRONG VIỆC GIÁM SÁT BỘ MÁY HÀNH CHÍNH, HỆ THỐNG QUAN LẠI CỦA TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 – 1885 . 16
    1.1.1. Tiền đề từ lịch sử . 16
    1.1.1.1. Tổ chức giám sát dưới các triều đại quân chủ Việt Nam trước triều Nguyễn . 16
    1.1.1.2. Cơ quan giám sát của triều Thanh, Trung Quốc 24
    1.1.2. Yêu cầu thực tiễn đặt ra cho triều Nguyễn thành lập cơ quan giám sát 26
    1.1.2.1. Yêu cầu trong việc giám sát hoạt động của chính quyền trung ương 26
    1.1.2.2. Yêu cầu trong việc giám sát hoạt động của chính quyền địa phương . 36
    1.1.2.3. Yêu cầu trong việc giám sát hoạt động của hệ thống quan lại từ trung ương đến địa phương 42
    1.2. CƠ QUAN GIÁM SÁT CỦA TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 – 1885 44
    1.2.1. Quá trình ra đời và kiện toàn cơ quan giám sát của triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885 . 44
    1.2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ 50
    1.2.3. Chế độ thăng bổ và thuyên chuyển của triều Nguyễn đối với cơ quan giám sát 58
    1.2.4. Chế độ đãi ngộ, khen thưởng và kỷ luật 60
    1.2.4.1. Chế độ đãi ngộ . 60
    1.2.4.2. Chế độ khen thưởng và kỷ luật 63


    Chương 2. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN GIÁM SÁT TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 – 1885 . 68

    2.1. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG ĐỘC LẬP 68
    2.1.1. Độc lập trong việc can gián vua và hoàng thân quốc thích . 68
    2.1.2. Độc lập trong các hoạt động hội triều và nghe chính sự 73
    2.1.2.1. Trách nhiệm của Đô sát viện . 73
    2.1.2.2. Trách nhiệm của các Cấp sự trung và Giám sát ngự sử 75
    2.1.3. Độc lập trong giám sát hoạt động của các bộ, nha . 78
    2.1.3.1. Đối với hoạt động của các bộ 78
    2.1.3.2. Giám sát hoạt động của các nha . 81
    2.1.4. Độc lập trong giám sát hoạt động của hệ thống quan lại và các đạo 83
    2.1.4.1. Đối với hoạt động của hệ thống quan lại . 83
    2.1.4.2. Đối với hoạt động của các đạo 86

    2.1.5. Độc lập trong một số hoạt động khác 90
    2.2. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP . 92
    2.2.1. Phối hợp trong nội bộ cơ quan giám sát 92
    2.2.1.1. Phối hợp giữa Cấp sự trung các khoa 93
    2.2.1.2. Phối hợp giữa Cấp sự trung với Giám sát ngự sử . 94
    2.2.1.3. Phối hợp giữa các Giám sát ngự sử . 95
    2.2.2. Tam Pháp ty: Thiết chế phối hợp giữa Đô sát viện, bộ Hình và Đại lý tự 97
    2.2.2.1. Triều Nguyễn với việc thành lập và vận hành Tam Pháp ty . 97
    2.2.2.2. Vai trò của Đô sát viện trong Tam Pháp ty . 101
    2.2.2.3. Đóng góp của Tam Pháp ty . 103
    2.2.3. Phối hợp trong hoạt động kinh lược sứ . 107
    2.2.3.1. Quy định của triều Nguyễn và vai trò của cơ quan giám sát trong hoạt động kinh lược 107
    2.2.3.2. Những đóng góp của hoạt động kinh lược 109
    2.2.4. Phối hợp thực hiện một số nhiệm vụ khác 112
    2.2.4.1. Hội đồng trong hoạt động thanh tra . 112
    2.2.4.2. Hội đồng giám sát, kiểm xét việc thu, chi ở các kho . 116
    2.2.4.3. Hội đồng giám sát, kiểm xét trường thi 117
    2.2.4.4. Hội đồng kiểm tra, giám sát hoạt động ở các lăng tẩm 119
    2.2.4.5. Hội đồng trong một số hoạt động khác 119

    Chương 3. NHỮNG ĐÓNG GÓP, HẠN CHẾ TRONG CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN GIÁM SÁT TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 – 1885 123
    3.1. NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ HẠN CHẾ TRONG CƠ CẤU TỔ CHỨC 123
    3.1.1. Đóng góp . 123
    3.1.2. Hạn chế . 126
    3.2. NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ HẠN CHẾ QUA THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG . 127
    3.2.1. Đóng góp . 127
    3.2.1.1. Góp phần xây dựng và bảo vệ nền quân chủ chuyên chế 128
    3.2.1.2. Trên lĩnh vực quốc phòng – an ninh 133
    3.2.1.3. Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội 135
    3.2.1.4. Trên lĩnh vực kinh tế, thuế khóa và trị thủy 141
    3.2.2. Hạn chế . 143
    KẾT LUẬN 147
    CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 154
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 155
    PHỤ LỤC PL.1 – PL.54



    MỞ ÐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Sau nhiều biến cố thăng trầm, đến năm 1802 Nguyễn Ánh giành được chiến thắng trước nhà Tây Sơn lập ra vương triều Nguyễn, mở đầu giai đoạn trị vì kéo dài 143 năm của triều đại quân chủ cuối cùng ở Việt Nam. Trong thời gian trị vì, 4 vị vua đầu của triều Nguyễn, từ Gia Long, Minh Mạng đến Thiệu Trị, Tự Đức đã dày công xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ tập quyền vững mạnh. Kết quả, so với ác triều đại quân chủ Việt Nam trước đó, dưới 4 vị vua đầu triều Nguyễn đã xây dựng được bộ máy nhà nước khá hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương. Bộ máy nhà nước của triều Nguyễn được xây dựng trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các bộ máy nhà nước quân chủ Việt Nam trước đó và nhà Thanh (Trung Quốc) đương thời.
    Trải qua quá trình hoạt động, bộ máy nhà nước của triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885 đã có những đóng góp nhất định. Một trong những nguyên nhân góp phần cho triều Nguyễn có được những đóng góp trên đó là triều đại này đã xây dựng, vận hành một hệ thống giám sát khá hoàn chỉnh và hiệu quả.
    1.1. Trong quá trình ra đời, tồn tại và phát triển, cơ quan giám sát của triều Nguyễn như: Đô sát viện, lục khoa và Giám sát ngự sử của 16 đạo đã có những đóng góp lớn, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương cũng như ổn định xã hội và phần nào đảm bảo quyền, lợi ích của dân chúng.
    1.2. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, nhất là trong những thập niên gần đây, nghiên cứu về các chúa Nguyễn và triều Nguyễn luôn là đề tài được nhiều học giả quan tâm. Tuy nhiên, đến nay cơ quan giám sát của triều Nguyễn vẫn là vấn đề chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều, các kết quả nghiên cứu chủ yếu chỉ dừng lại ở mức độ khảo tả, tư liệu rời rạc chưa hệ thống, chưa đánh giá được những đóng góp và hạn chế về tổ chức và thực tiễn hoạt động của cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885.
    1.3. Nghiên cứu về cơ quan giám sát sẽ cho chúng ta những kinh nghiệm trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống tư pháp, thanh tra, giám sát nói riêng và bộ máy nhà nước của Việt Nam nói chung trong giai đoạn hiện nay. Đây là một trong những khoảng trống trong nghiên cứu về triều Nguyễn cũng như nghiên cứu về cơ quan giám sát dưới chế độ quân chủ ở Việt Nam cần phải sớm được khắc phục, nhất là khi Việt Nam đang hướng đến xây dựng và hoàn thiện hệ thống tư pháp, thực thi nền thanh tra, giám sát mạnh và minh bạch.
    1.4. Trong những năm qua, việc bảo tồn, trùng tu, phục dựng và phát huy giá trị các công trình kiến trúc của triều Nguyễn được quan tâm đầu tư rất lớn và đã thu được những đóng góp đáng kể. Tuy nhiên, có một số công trình kiến trúc, trong đó có các công trình, cơ sở làm việc của cơ quan tư pháp, giám sát đã xuống cấp trầm trọng, thậm chí di tích không còn nữa nhưng chưa được quan tâm nghiên cứu, trùng tu, phục dựng. Do vậy, nghiên cứu này chính là một trong những kênh thông tin để chính quyền địa phương, cơ quan hữu quan và các nhà chức trách thấy được việc
    trùng tu, tôn tạo các di tích như Đô sát viện, Tam Pháp ty, trống Đăng văn là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
    Chính vì những lý do trên đây, chúng tôi đã quyết định chọn vấn đề “Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885” làm đề tài Luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, mã số:62.22.03.13.

    2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
    Đến nay, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về triều Nguyễn nói chung và bộ máy nhà nước triều Nguyễn nói riêng. Trong đó, có nhiều công trình đã tìm hiểu, nghiên cứu về cơ quan giám sát của triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885. Có thể điểm lại một số kết quả nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài như sau:

    2.1. Trước năm 1975: Do một số yếu tố khách quan và chủ quan, tình hình nghiên cứu về triều Nguyễn trước năm 1975 ở trong nước không nhiều. Nhất là, cơ quan giám sát hầu như chưa được quan tâm nghiên cứu. Qua khảo sát bước đầu, Luận án Tiến sỹ Luật khoa của Nguyễn Sĩ Hải (1962, Sài Gòn), với đề tài Tổ chức chính quyền trung ương thời Nguyễn sơ: 1802 - 1847 là một trong những công trình đầu tiên có nghiên cứu về cơ quan giám sát dưới triều Nguyễn. Đây là công trình nghiên cứu khá công phu và có nhiều đóng góp trong việc khảo cứu về cơ quan giám sát triều Nguyễn. Đối với cơ quan giám sát, tác giả đã dành 2 phần để trình bày, đó là phần cơ cấu tổ chức và phần giám sát đoàn.
    Trong đó, tác giả Luận án đã khái quát về cơ quan giám sát dưới các triều đại quân chủ ở Việt Nam, đồng thời trình bày khá chi tiết về cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Đô sát viện, lục khoa và Giám sát ngự sử các đạo của triều Nguyễn.
    Phải khẳng định rằng, đây là công trình mà Luận án của chúng tôi đã kế thừa được kết quả nghiên cứu về quá trình ra đời và kiện toàn của cơ quan giám sát dưới thời 3 vị vua đầu của triều Nguyễn (Gia Long, Minh Mạng và Thiệu Trị). Tuy nhiên, đây là công trình nghiên cứu tổng thể về tổ chức bộ máy chính quyền (của triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1847), do đó kết quả nghiên cứu cũng mới chỉ dừng lại việc liệt kê, khảo tả về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan giám sát dưới 3 triều vua đầu. Tác giả chủ yếu nghiên cứu về cơ quan giám sát dưới triều Minh Mạng còn một số thay đổi dưới triều vua Tự Đức, tác giả không nghiên cứu. Hơn nữa, đây là công trình nghiên cứu về tổ chức chính quyền trung ương nên tác giả cũng chưa đi sâu nghiên cứu và đánh giá cụ thể về cơ cấu cơ quan giám sát cũng như thực tiễn hoạt động của nó.
     
Đang tải...