Tiểu Luận Cơ cấu tổ chức quản lý một khách sạn

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Trong cuộc đời mỗi người ai cũng có những ước mơ và mục tiêu phấn đấu cho riêng mình. Có người ước mơ trở thành một nhà ngoại giao tài ba, một doanh nhân lớn, một giám đốc điều hành hay trở thành một diễn viên, một ca sĩ, một người mẫu, một nhà thiết kế thời trang tên tuổi. Nhưng cũng có những người chỉ đơn giản ước mơ trở thành một đầu bếp nổi
    tiếng khắp thế giới hay một nhà quản lý, làm việc trong các công ty hay hay các nhà hàng, khách sạn cao cấp. Và có những ước mơ trở thành hiện thực, nhưng cũng có những ước mơ vẫn mãi chỉ là ước mơ.
    Theo Khảo sát của Hội đồng Du lịch thế giới (WTTC), Việt Nam là nước đứng thứ tư trong danh sách các nước có lượng khách du lịch tăng nhiều nhất. Việt Nam sẽ là một trong 10 điểm đến du lịch năng động nhất trong thập kỷ tới. Năm 2007, Việt Nam đã đón 4,2 triệu lượt khách du lịch nước ngoài, mục tiêu của năm 2010 là hơn 6 triệu lượt người
    Sự phát triển của ngành Du lịch kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp Khách sạn-Nhà hàng! Chúng ta đang đứng trước cơ hội rất lớn nhưng cũng gặp nhiều thách thức, đặc biệt là nguồn nhân lực (Nguồn: Tổng cục Du lịch, có đến 50% lao động trong ngành Du lịch, Nhà hàng –





    Khách sạn chưa qua trường lớp đào tạo). Chính vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành Du lịch và Quản lý Khách sạn đang trở thành vấn đề cấp bách.


    PHẦN I




    MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA MỘT KHÁCH SẠN




    I.1. MÔ HÌNH TỔ CHỨC




    Khách sạn được chia theo chức năng thành 5 bộ phận riêng biệt: phòng, các nhà hàng & quầy uống, kế toán, tiếp thị thương mại và nhân sự. Các trưởng bộ phận này báo cáo trực tiếp trên GM. Mỗi bộ phận được chia ra thành các tổ chuyên trách nhỏ. Việc phân nhỏ 5 bộ phận lớn thể hiện sự chuyên môn hóa công việc cao hơn do đó kiến thức các kỹ năng của nhân viên trong mỗi đơn vị nhỏ cũng sâu hơn.


    A. Bộ phận phòng:


    Bộ phận phòng thực hiện chức năng cho thuê phòng của khách sạn. Khách đăng ký phòng phải được tiếp nhận, tình hình phòng trống, phòng có khách phải được cập nhật hằng ngày.
    Khách phải được trả lời ngay qua thư từ hoặc qua điện thoại. Khi khách ở khách sạn, vệ sinh sạch sẽ các khu vực công cộng cũng như khu vực tiền sảnh phải được





    bảo đảm. Nếu khách có thắc mắc gì, phải được giải quyết ngay. Đây là một số chức năng quan trọng của các bộ phận phòng. Để thực hiện, bộ phận phòng được chia thành một công việc chuyên sâu hơn. Trong nhiều trường hợp, các đơn vị nhỏ này cũng được xem như các bộ phận phòng ban:


    - Bộ phận giặt ủi (Laundry): Trong một khách sạn 500 phòng có quy mô rất lớn, chịu trách nhiệm giặt sạch và ủi tất cả quần áo của khách, khăn màn của khách sạn và đồng phục của nhân viên. Chức năng của nó rất chuyên sâu nên ít khi những người có kiến thức về kỹ năng trong hoạt động giặt ủi lại chuyển sang các lĩnh vực hoạt động khác của khách sạn.


    - Bộ phận tiền sảnh (Front-office): Tiếp đón khách khi khách đến khách sạn để làm thủ tục đăng ký và trả phòng. Các điện thoại viên của khách sạn và các chức năng thông tin liên lạc phục vụ khách đều nằm ở bộ phận Front-office. Nhân viên phụ trách hành lý của khách cũng thuộc bộ phận này.


    - Tổ đặt phòng (Reservations): Tiếp nhận khách và theo dõi chặt chẽ các phòng được đăng ký trước ở khách sạn.


    - Bộ phận tầng phòng: Chịu trách nhiệm lau dọn phòng ở của khách sạn và các nơi công cộng trong khách sạn.


    - Bộ phận bảo vệ: Phụ trách bảo đảm an toàn cho khách.


    - Bộ phận kỹ thuật: Phụ trách về việc vận hành và bảo trì toàn bộ cơ sở vật chất của khách sạn, bao gồm: Điện, cơ khí, hệ thống sưởi, máy điều hòa không khí, bơm, thực hiện những sửa chữa nhỏ và tu bổ trang thiết bị.


    Trong bộ phận phòng có rất nhiều công việc phụ thuộc lẫn nhau, vì thế rất cần sự điều phối chặt chẽ các hoạt động giữa các đơn vị nhỏ.


    Giữa bộ phận tiền sảnh (Front-office) và bộ phận đặt phòng có mối liên hệ mật thiết. Mỗi ngày tổ đặt phòng (Reservations) phải thông báo trước cho bộ phận tiền sảnh (Front-office) số phòng trống để bảo đảm việc luôn cập nhật hóa số





    lượng phòng trong tình trạng sẵn sàng có thể cho thuê. Ngược lại, bộ phận tiền sảnh (Front-office) phải cho tổ đặt phòng biết số khách tự đến thuê phòng (họ là những người không đặt phòng trước).


    Tương tự như thế, giữa bộ phận tiền sảnh (Front-office) và bộ phận phục vụ phòng (Housekeeping) cũng có những mối liên hệ. Các thông tin về tình hình phòng ốc phải có hai chiều: Khi khách làm thủ tục trả phòng (check-out), bộ phận tiền sảnh (front-office) phải thông báo cho bộ phận phục vụ phòng (housekeeping) để bộ phận này lau dọn phòng. Mỗi khi căn phòng được lau dọn xong, Housekeeping phải thông báo cho bộ phận tiền sảnh để họ có thể cho khách thuê. Đó là ví dụ về hình thái quan hệ hỗ tương. Các mắc xích khác trong bộ phận phòng minh họa cho hình thái phụ thuộc liên tục, diễn ra khi đầu ra của một đơn vị kia.


    Cũng như thế, bộ phận phòng không thể cung cấp một phòng đủ tiêu chuẩn cho khách nếu bộ phận giặt ủi không cung cấp đủ khăn sạch hoặc drap trải giường.


    Một ví dụ khác liên quan đến sự truyền đạt cho nhau những thông tin từ bộ phận này qua bộ phận khác: Bộ phận kỹ thuật không thể nào thay thế một công tắc đèn bị hỏng trong phòng khách nếu bộ phận các tầng phòng không thông báo.


    Đó là những ví dụ mối phụ thuộc hỗ tương và liên tục tồn tại giữa các đơn vị riêng lẻ trong bộ phận phòng. Để quản lý một cách hiệu quả trong trường hợp có những mối phụ thuộc trên, đòi hỏi kế hoạch, thủ tục, chương trình hành động phải được tiêu chuẩn hóa và thời gian được quy định rõ ràng. Việc phối hợp giữa các đơn vị ấy phải thường xuyên liên hệ trực
    tiếp với nhau.


    B.Các nhà hang và quầy uống


    Nhớ rằng bộ phận phục vụ thức ăn đóng một vai trò rất lớn đối với nguồn lợi nhuận của khách sạn và người quản lý thành





    công có thể được xem là một nhân tố đi đầu quyết định các bước tiếp theo trong sự nghiệp Khi nhà hàng khách sạn có quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu cho thực khách thì có sự chuyên môn hoá nhân viên sẽ tăng thành quả lao động. Nhưng khi phác hoạ phương cách tốt nhất để chuyên môn hoá đội ngũ công nhân của mình thì vấn đề chia ra thành bộ phận được đặc biệt chú trọng. Hầu hết các nhà hàng chọn việc phân bộ phận như sau: chuẩn bị thức ăn và phục vụ thức ăn là hai bộ phận chức năng riêng biệt. Đây là phương pháp rất hợp lý và thiết thực cho vấn đề tổ chức. Có nhiều công việc khác nhau được thực hiện khi sửa soạn và phục vụ thức ăn, hay có thể nói chức năng của hai hoạt động này có quá trình thực hiện khác nhau.


    C. Thương mại & Tiếp thị:




    Bộ phận này thường nhỏ nên việc điều phối trong nội bộ dễ dàng hơn. Bộ phận này lại ít quan hệ với hoạt động hàng ngày của các bộ phận khác. Tuy nhiên, sự phân công cho các nhân viên điều hành tổ tiếp thị thường dựa trên các loại khách hàng mà khách sạn đang cố gắng chào mời thu hút. Các trưởng điều hành thương mại đôi khi cũng được chia thành các tổ nhỏ dựa trên các vùng địa lý quốc gia. Tuy vậy, các nhân viên tiếp thị và thương mại làm việc độc lập trong phần thị trường được phân công, do đó ít có vấn đề trong nội bộ.


    D. Nhân sự:




    Bộ phận nhân sự không phụ thuộc khách hàng, không dính dáng gì đến kinh doanh nhưng nó đóng một vai trò quan trọng để khách sạn hoạt động có hiệu quả. Bộ phận nhân sự được chia thành






    ba bộ phận chức năng nhỏ hơn: khâu tuyển mộ nhân viên, khâu đào tạo và khâu quản lý phúc lợi. Giám đốc nhân sự được xem như chuyên gia về luật lao động của Nhà nước, có thể làm công tác cố vấn cho giám đốc các bộ phận khác về vấn đề này. Mặc dù ba đơn vị chức năng nhỏ trên có mối liên hệ với nhau, nhưng không có vấn đề nan giải trong các hình thái phụ thuộc dây chuyền. Khó khăn của bộ phận nhân sự nảy sinh khi nó tác động vào các bộ phận khác trong khách sạn.


    Chẳng hạn mặc dù bộ phận nhân sự tuyển mộ, phỏng vấn và sàng lọc các nhân viên có triển vọng, nhưng quyết định thuê nhân viên lại nằm trong các bộ phận tiếp nhận. Cũng giống như vậy quyết định thăng cấp hoặc kỷ luật, sự đóng góp của bộ phận nhân sự chỉ được giới hạn trong phạm vi cố vấn hoặc diễn giải các vấn đề mang tính pháp lý. Hiệu quả của bộ phận nhân sự tùy thuộc phần lớn vào khả năng của Giám đốc các bộ phận khác.


    E. Bộ phận kế toán:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...