Tiểu Luận Cơ cấu tổ chức của chính quyền cấp dưới và chính quyền địa phương, chính quyền đô thị của các nước t

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    I. LỜI MỞ ĐẦU
    II. NỘI DUNG
    1. Chính quyền cấp dưới và chính quyền địa phương:
    2. Cơ cấu tổ chức, quy mô của chính quyền địa phương:
    3. Tính độc lập của chính quyền cấp dưới
    4. Quản lý chính quyền địa phương
    5. Khuyến nghị đối với Việt Nam
    III. KẾT LUẬN


    I. LỜI MỞ ĐẦU

    Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước là một trong những yếu tố góp phần vào thành công trong việc quản lý nhà nước nói chung. Hiện nay các nước trên thế giới nói chung và cả Việt Nam chúng ta nói riêng cũng đang cố gắng xây dựng một tổ chức bộ máy nhà nước tinh gọn, nhẹ nhàng, hoạt động có hiệu quả và không bị chồng chéo. Để nghiên cứu thêm về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước của các nước trên thế giới, qua tài liệu “Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh”, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức bộ máy từ trung ương đến địa phương của các nước. Cụ thể ở bài tiểu luận này sẽ đề cập đến tổ chức bộ máy nhà nước chính quyền địa phương của các nước trên thế giới và các khuyến nghị Việt Nam cần áp dụng, vận dụng trong công tác tổ chức bộ máy nhà nước.
    II. NỘI DUNG

    1. Chính quyền cấp dưới và chính quyền địa phương:
    - Chính quyền cấp dưới là chính ngay ở bên dưới của chính quyền trung ương. Chính quyền cấp dưới có thể có nhiều cấp như cấp tỉnh là vùng cấp cao; cấp quận, cấp huyện, là cấp thấp hơn; cấp xã là cấp thấp nhất. Chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp dưới có thể do Hiến pháp quy định hoặc do các văn bản của chính quyền Trung ương quy định. Đối với các chính quyền cấp dưới có chức năng nhiệm vụ được quy định bởi Hiến pháp thì chính quyền đó sẽ được bảo vệ ở mức độ cao hơn các chính quyền được quy định bởi các văn bản của Chính quyền trung ương.
    - Chính quyền địa phương là một tổ chức hành chính có tư cách pháp nhân được hiến pháp và pháp luật công nhận sự tồn tại vì mục đích quản lý một khu vực nằm trong một quốc gia. Chính quyền địa phương thường được hiểu là những đơn vị của chính quyền trực tiếp cung cấp dịch vụ cho các công dân tại cấp trung gian và cấp thấp nhất. Các cán bộ chính quyền địa phương là nhân dân địa phương. Chính quyền địa phương có trách nhiệm cung ứng dịch vụ công cho nhân dân trong địa phương mình và có quyền thu thuế địa phương. Chính quyền địa phương là những đơn vị của chính quyền trực tiếp cung cấp dịch vụ cho các công dân tại cấp trung gian và thấp nhất.
    2. Cơ cấu tổ chức, quy mô của chính quyền địa phương:
    - Việc hình thành cơ cấu chính quyền địa phương phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau. Do vậy không có một quy định chung nhất mà phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể của chính mỗi quốc gia như dựa vào quyền tự trị, tập quán về quản lí địa phương (thông qua dân bầu), tự giành độc lập, hoặc thành lập nhà nước; hay phụ thuộc vào thể chế chính trị của từng quốc gia có quy định riêng thông qua các thể chế nhà nước bằng hiến pháp.
    - Cơ cấu chính quyền cấp dưới phụ thuộc vào hệ thống chính trị của mỗi quốc gia. Nó được thành lập theo quy định của Hiến pháp của nhà nước (Các bản hiến pháp liên bang thường quy định quyền tự quyết cho các bang) hay do chính quyền cấp trung ương ủy nhiệm hoặc do đặc điểm quy định hiến pháp áp dụng theo nguyên tắc thẩm quyền chung; từ đó cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương căn cứ vào để tổ chức thực hiện.
    - Tại một số nước có cơ cấu nhà nước đơn nhất, chính quyền địa phương thi hành quyền lực của mình theo nguyên tắc vượt khỏi quyền lực: Quyền lực của chính quyền cấp dưới do chính quyền trung ương trực tiếp ủy nhiệm và cấp trung ương có thể bãi bỏ việc ủy nhiệm đó. Tuy nhiên vẫn có một số nước khác hoạt động theo nguyên tắc thẩm quyền chung và trên nguyên tắc được phép thực thi những thẩm quyền không thuộc chính quyền trung ương.
    - Cơ cấu tổ chức và thứ bậc của các cơ quan chính quyền địa phương cũng có sự khác nhau. Nó phụ thuộc vào các yếu tố như thời kỳ, tập quán, xu hướng của sự phân quyền. Phần lớn các nước phân chia cơ cấu hành chính quốc gia thành các tỉnh hoặc khu vực.
    - Quy mô của chính quyền cấp dưới cũng có sự khác nhau giữa các nước. Ở mỗi quốc gia phân định chính quyền cấp dưới bằng cách phân theo địa lí hành chính, chính quyền cấp vùng, chính quyền các vùng tự trị, chính quyền cấp tỉnh, thành phố hay cấp thấp hơn như quận, huyện, phường xã, .
    3. Tính độc lập của chính quyền cấp dưới
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...