Chuyên Đề Cơ cấu tổ chức của Bộ máy hành chính nhà nước theo Hiến pháp 1992?

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. Chính phủ:
    1.Về cơ cấu tổ chức:
    + Chính phủ được thành lập và hoạt động theo nhiệm kỳ của Quốc hội (5 năm); Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu và miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước; các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, sau đó Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thương vụ Quốc hội;
    + Về cơ cấu tổ chức, Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội.
    Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, UBTV Quốc hội và Chủ tịch nước. Phó thủ tướng giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng.
    Chính phủ hoạt động theo hai thiết chế quyền lực: tập thể Chính phủ (Điều 112 - Hiến pháp 1992, về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ) và người đứng đầu Chính phủ - Thủ tướng Chính phủ (Điều 114 – HP năm 1992 về nhiệm vụ quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ).
    Bộ và các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mính phụ trách trong phạm vi cả nước và chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
    Cơ cấu tổ chức Chính phủ bao gồm các bộ, cơ quan ngang Bộ do Quốc hội quyết định thành lập theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ . Ngoài ra, tổ chức chính phủ nước ta còn có những cơ quan thuộc Chính phủ do Chính phủ quyết định thành lập. Về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thuộc Chính phủ có nhiều điểm khác với Bộ, cơ quan ngang Bộ - là những cơ quan của Chính phủ.
    2.Vị trí của Chính phủ:
    Theo Điều 109 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi), Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Như vậy, vị trí của Chính phủ được xác định vừa trong quan hệ với Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, vừa trong quan hệ với cả bộ máy nhà nước, bộ máy hành chính nhà nước.
    - Trong quan hệ với Quốc hội, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ phải tổ chức thực hiện Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của UBTV Quốc hội; chịu sự giám sát của Quốc hội, và báo cáo hoạt động của mình trước Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
    - Trong quan hệ với bộ máy nhà nước và bộ máy hành chính nhà nước, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam, là cấp cao nhất toàn bộ hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương; Chính phủ thống nhất quản lý toàn bộ hoạt động hành chính của bộ máy nhà nước.
    Tuy vị trí của Chính phủ được xác định trong hai quan hệ, nhưng xét về nội dung là thống nhất với nhau: chấp hành của Quốc hội cùng là thực hiện quyền hành chính nhà nước cao nhất; là một thiết chế chính trị - hành chính.
    3.Vai trò của Chinh phủ:
    Vai trò của Chính phủ thể hiện thông qua việc thực hiện chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:
    Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước từ TW đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
    Vai trò của Chính phủ được thể hiện cụ thể, chủ yếu thông qua việc thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ do Hiến pháp quy định tại Điều 112, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi).
    B. Bộ - Cơ quan ngang Bộ:
    1.Vị trí, chức năng của Bộ - Cơ quan ngang Bộ:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...