Tiểu Luận Cơ cấu tổ chức chính quyền trung ương theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I- LỜI NÓI ĐẦU

    Tác động của quá trình toàn cầu hoá cũng như xu hướng phi tập trung hoá như hiện nay đòi hỏi những thay đổi, điều chỉnh trong các lĩnh vực kinh tế- xã hội thậm chí cấu trúc của bộ máy tổ chức chính quyền hoạt động ở mọi quốc gia. Ở Việt Nam, trong hai thập kỉ qua, cải cách hành chính diễn ra mạnh mẽ ở các cấp, các ngành và trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội.
    Hiện nay, đất nước ta đang thực hiện rất nhiều chủ trương lớn, thích ứng xu thế chung của các quốc gia trên thế giới trong công cuộc cải cách bộ máy nhà nước như phân cấp trong tổ chức- hoạt động của bộ máy nhà nước, vấn đề tổ chức bộ đa ngành, đa lĩnh vực . Trong khi thực tế, tổ chức bộ máy trung ương vẫn còn chồng chéo, vướng mắc về thực hiện các chức năng, nhiệm vụ. Muốn thực hiện thành công chủ trương phân cấp hay các chủ trương khác thì trước hết cần tổ chức bộ máy chính quyền trung ương hợp lí và nhất quán theo đúng tinh thần xây dựng và kiện toàn hệ thống thống nhất bộ máy hành chính Nhà nước từ trung ương đến cơ sở (1).
    Sau khi nghiên đọc và nghiên cứu các nội dung: “ Cơ cấu tổ chức của chính quyền trung ương” (chương ba) và “Cơ cấu tổ chức của chính quyền cấp dưới và chính quyền địa phương” (chương bốn) trong tập “Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh”, cùng với nhận thức về thực tiễn về đất nước như đã trình bày ở trên, ý thức chủ quan đã thôi thúc tôi mạnh dạn chọn vấn đề: “Cơ cấu tổ chức chính quyền trung ương theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực tại Việt Nam” làm đề tài tiểu luận kết thúc môn học Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước.
    Kết cấu nội dung được chia làm ba phần cụ thể như sau:
    Phần thứ nhất: Nhận thức rõ ràng, đúng đắn khái niệm cơ bản và yêu cầu tổ chức bộ đa ngành; Quan điểm về vai trò trong tổ chức bộ đa ngành xét trong mối quan hệ với tổ chức cơ cấu địa phương.
    Phần thứ hai: Đánh giá thực trạng ( những kết quả đạt được và khó khăn ) tổ chức các bộ đa ngành tại Việt Nam hiện nay.
    Phần thứ ba: Đề xuất một số ý kiến mang tính giải pháp về tổ chức cơ cấu trung ương theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực của nước ta hiện nay.
    Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến GS. TS Võ Kim Sơn đã chuyển tải những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt môn học cũng như đã tạo điều kiện cho lớp nghiên cứu vấn đề này. Với lượng kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, những thiếu sót là điều không thể tránh khỏi; vì vậy tôi rất mong nhận được góp ý, chỉ bảo của GS để hoàn thiện kiến thức về nội dung này hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn Giáo sư.














    II- NỘI DUNG

    1- TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG THEO HƯỚNG BỘ ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC
    Trong phần đầu này, ta phải nhận thức chuẩn xác về tổ chức chính quyền theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực và mục đích việc tổ chức chính quyền theo hướng như vậy trước khi đi vào xác định quan điểm về nguyên tắc cũng như yêu cầu khi thực hiện.
    v Nhận thức về tổ chức chính quyền trung ương theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực
    Về cơ bản, tổ chức chính quyền không phải là mục đích mà là “ phương tiện, biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu của quốc gia” và bộ cơ quan hành pháp thực hiện việc cưỡng chế và thực thi hàng ngày các đạo luật do Quốc hội ban hành để giải quyết những vấn đề cụ thể của quốc gia, hiểu theo cách đơn giản là “là cấp cơ sở để nhóm các chức năng của chính quyền”. Nguyên tắc phân chia công việc của chính quyền là: lĩnh vực quản lí, đối tượng liên quan, quy trình áp dụng và chức năng, với mục đích “phân bổ các nhiệm vụ của chính quyền để chúng có thể hiệu quả và kinh tế, giảm thiểu sự trùng lặp và chồng chéo”[SUP]( [1])[/SUP].
    Vậy thì tổ chức chính quyền trung ương theo hướng bộ đa ngành không thể hiểu là sát nhập các bộ, gộp các nhiệm vụ lại với nhau mà là sự chuyển đổi mô hình đơn ngành sang đa ngành đúng theo quy luật “lượng đổi, chất đổi”, tức là sự thay đổi dựa trên nguyên tắc và yêu cầu nhất định về vai trò, nhiệm vụ, tính chất, cơ chế hoạt động và tổ chức bộ máy.
    Khi sáp nhập bộ theo hướng đa ngành thì phải đảm bảo được vai trò của của bộ đa ngành khi được thành lập, đề ra các nguyên tắc cụ thể tuân theo các tiêu chuẩn
    [HR][/HR]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...