Báo Cáo Cơ cấu sử dụng vốn trong doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: “ CƠ CẤU SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP”

    LỜI MỞ ĐẦU


    Bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường cũng bị chi phối mạnh bởi nguồn lực tài chính. Để tiến hành các hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải có nguồn vốn nhất định và mục đích của mọi doanh nghiệp xét đến cùng là sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn sẵn có, làm cho lượng vốn kinh doanh ngày càng lớn. Nhưng làm thế nào để sử dụng vốn có hiệu quả, nâng cao khả năng sinh lời của vốn đang là bài toán đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp.
    Hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, vì vậy một trong những vấn đề nóng bỏng đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng là việc sử dụng vốn có hiệu quả. Bời vì chỉ khi nào doanh nghiệp có biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả, thì doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, mới đảm bảo thắng trong cạnh tranh và thu được hiệu quả kinh doanh mong muốn. Vấn đề đó chỉ được giải quyết thông qua biện pháp chủ yếu về cơ chế quản lý vốn, đảm bảo quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời phải hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nhằm quản lý và đánh giá đúng thực chất tình hình huy động, sử dụng vốn của doanh nghiệp, đề ra được những giải pháp cơ bản đổi mới cơ chế quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    Nhận thức được yêu cầu đòi hỏi đó, sau một thời gian kiến tập tại Tổng công ty Thủy sản Hạ Long, được sự giúp đỡ của các cán bộ, nhân viên công ty đặc biệt là các cán bộ trong phòng tài chính, phòng tổ chức, em đã tìm hiểu phương thức huy động, sử dụng vốn kinh doanh của công ty và chọn đề tài “ Cơ cấu sử dụng vốn trong doanh nghiệp” để viết chuyên đề kiến tập.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của chuyên đề gồm 3 chương:

    Chương I : Lý luận chung về vốn, cơ cấu vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.

    Chương II : Thực trạng cơ cấu sử dụng vốn tại Tổng công ty Thủy sản Hạ Long.

    Chương III : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Thủy sản Hạ Long.


    CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN, CƠ CẤU VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP.

    1.1.Tổng quan về vốn kinh doanh.
    1.1.1. khái niệm về vốn.

    Vốn được biểu hiện là giá trị của toàn bộ tài sản do doanh nghiệp quản lý và sử dụng tại một thời điểm nhất định. Mỗi đồng vốn phải gắn liền với một chủ sở hữu nhất định. Tiền tệ là hình thái vốn ban đầu của doanh nghiệp, nhưng chưa hẳn có tiền là có vốn. Tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn. Để biến thành vốn thì tiền phải đưa vào sản xuất kinh doanh với mục đích sinh lời.
    Như vậy: vốn là lượng giá trị ứng trước của toàn bộ tài sản mà doanh nghiệp kiểm soát để phục vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. Hai nguồn cơ bản hình thành nên vốn kinh doanh là: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
    Vì vậy để quản lý vốn có hiệu quả thì phải xem xét đặc trưng của nó.
    Nhưng tiền không phải là vốn. Nó chỉ trở thành vốn khi có đủ các điều kiện sau:
    Thứ nhất: Tiền phải đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định hay nói cách khác, tiền phải được đảm bảo bằng một lượng hàng hoá có thực.
    Thứ hai: Tiền phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định. Có được điều đó mới làm cho vốn có đủ sức để đầu tư cho một dự án kinh doanh dù là nhỏ nhất. Nếu tiền nằm ở rải rác các nơi mà không được thu gom lại thành một món lớn thì cũng không làm gì được. Vì vậy, một doanh nghiệp muốn khởi sự thì phải có một lượng vốn pháp định đủ lớn. Muốn kinh doanh tốt thì doanh nghiệp phải tìm cách gom tiền thành món để có thể đầu tư vào phương án sản xuất của mình.
    Thứ ba: Khi có đủ một lượng nhất định thì tiền phải được vận động nhằm mục đích sinh lời.

    1.1.2. Đặc điểm của vốn kinh doanh:
    a, Vốn là hàng hoá đặc biệt

    - Vốn là hàng hoá vì nó có giá trị và giá trị sử dụng.
    + Giá trị của vốn được thể hiện ở chi phí mà ta bỏ ra để có được nó.
    + Giá trị sử dụng của vốn thể hiện ở việc ta sử dụng nó để đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh như mua máy móc, thiết bị vật tư, hàng hoá .
    - Vốn là hàng hoá đặc biệt vì có sự tách biệt rõ ràng giữa quyền sử dụng và quyền sở hữu nó. Khi mua nó chúng ta chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu và quyền sở hữu vẫn thuộc về chủ sở hữu của nó.
    Tính đặc biệt của vốn còn thể hiện ở chỗ: Nó không bị hao mòn hữu hình trong quá trình sử dụng mà còn có khả năng tạo ra giá trị lớn hơn bản thân nó. Chính vì vậy, giá trị của nó phụ thuộc vào lợi ích cận biên của của bất kỳ doanh nghiệp nào. Điều này đặt ra nhiệm vụ đối với các nhà quản trị tài chính là phải làm sao sử dụng tối đa hiệu quả của vốn để đem lại một giá trị thặng dư tối đa, đủ chi trả cho chi phí đã bỏ ra mua nó nhằm đạt hiệu quả lớn nhất.
    b, Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định.
    Mỗi đồng vốn phải gắn với một chủ sở hữu nhất định . Trong nền kinh tế thị trường không thể có những đồng vốn vô chủ, ở đâu có đồng vốn không rõ ràng về chủ sở hữu sẽ có chi phí lãng phí, không có hiệu quả. Ngược lại, chỉ có xác định chủ sở hữu rõ thì đồng vốn mới được sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả cao. Cần phải phân biệt quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn là hai quyền khác nhau. Tuỳ theo hình thức đầu tư mà người có quyền sở hữu và quyền sử dụng là đồng nhất hoặc là riêng rẽ. Song dù trong trường hợp nào người sở hữu vốn vẫn được ưu tiên đảm bảo quyền lợi và được tôn trọng quyền sở hữu vốn của mình. Đây là một nguyên tắc để huy động và quản lý vốn nếu vi phạm sẽ khó huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội.
    c, Vốn phải luôn luôn vận động sinh lời.
    Vốn phải biểu hiện bằng tiền nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn , để biến tiền thành vốn thì đồng tiền đó phải đưa vào hoạt động kinh doanh kiếm lời. Trong quá trình vận động, vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm xuất phát và điểm cuối cùng của vòng tuần hoàn phải là giá trị lớn hơn . Đó cũng là nguyên lý đầu tư, sử dụng và bảo toàn vốn .Vì vậy khi đồng vốn ứ đọng, tài sản cố định không sử dụng, tài nguyên, sức lao động không dùng đến, tiền vàng bỏ ống cất trữ hoặc các khoản nợ khó đòi chỉ là những đồng tiền chết. Mặt khác tiền có vận động nhưng phân tán quay về nơi xuất phát với giá trị thấp hơn thì đồng vốn cũng không được bảo đảm, chu kỳ vận động tiếp theo bị ảnh hưởng.
    d, Vốn phải được tích tụ tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
    Tuỳ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp mà có một lượng vốn nhất định, khác nhau giữa các doanh nghiệp. Để đầu tư vào sản xuất kinh doanh vốn phải được tích tụ thành món lớn . Do đó doanh nghiệp không chỉ khai thác tiềm năng về vốn của doanh nghiệp mà phải tìm cách thu hút nguồn vốn như: góp vốn, hùn vốn, phát hành cổ phiếu, liên doanh . Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty, ta cần phân loại vốn để có biện pháp quản lý tốt hơn.
    e, Vốn có giá trị về mặt thời gian.
    Điều này cũng có nghĩa là phải xem xét về yếu tố thời gian của đồng vốn. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, vấn đề này không được xem xét kỹ vì nhà nước đã tạo ra sự ổn định của đồng tiền một cách giả tạo trong nền kinh tế. Trong điều kiện kinh tế thị trường phải xem xét yếu tố thời gian vì ảnh hưởng của sự biến động gía cả, lạm phát nên sức mua của đồng tiền ở mỗi thòi kỳ là khác nhau.



    KẾT LUẬN

    Quản lý vốn là một vấn đề khó khăn, phức tạp. Dù doanh nghiệp có qui mô lớn hay nhỏ, quản lý vốn vẫn luôn là vấn đề cốt lõi để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhất là những doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thì tầm quan trọng của vốn càng rõ nét hơn.

    Trong những năm qua Tổng công ty đã có nhiều nỗ lực phấn đấu trong hoạt động kinh doanh, từng bước nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Tuy nhiên hiệu quả tổ chức, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty còn chưa tương xứng khả năng và tiềm lực có thể, và vẫn còn có những hạn chế nhất đinh. Công ty cần có cái nhìn sâu hơn về công tác quản lý vốn để từ đó hoàn thiện công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác quản lý vốn nói riêng.

    Sau thời gian kiến tập tại Tổng công ty Thủy sản Hạ Long, chúng em đã đi sâu phân tích thực trạng, tìm nguyên nhân, chỉ ra những hạn chế, đồng thời đưa ra những kiến nghị đề xuất. Em mong rằng những ý kiến đó góp phần nào vào sự phát triển và thịnh vượng của Tổng công ty.

    Với vốn kiên thức, thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên báo cáo này không thể tránh những khiếm khuyết, chúng em rất mong nhận được sự giúp đỡ góp ý của các thầy cô giáo để báo cáo được hoàn thiện hơn.

    Chúng em xinh chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Th.s Nguyễn Thị Hường giảng viên khoa Kế toán- Tài chính, trường đại học Hải phòng, cùng tập thể cán bộ công nhân viên phòng Tài vụ, các phòng ban liên quan của Tổng công ty Thủy sản Hạ Long đã tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành tốt bài báo cáo kiến tập này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...