Tài liệu Cơ cấu sở hữu và cơ chế kinh tế - Những vấn đề lý luận pháp lý và thực tiễn ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Cơ cấu sở hữu và cơ chế kinh tế - Những vấn đề lý luận pháp lý và thực tiễn ở Việt Nam

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Vấn đề sở hữu, đặc biệt là sở hữu về tư liệu sản xuất là một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất của bất kỳ Nhà nước nào trên thế giới, nó là vấn đề hàng đầu, vấn đề cơ bản trong các cuộc cách mạng của giai cấp vô sản, là một trong những vấn đề cơ bản của hệ thống quan hệ sản xuất trong các h́nh thái kinh tế - xă hội khác nhau. V́ vậy, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đă rất đúng khi khẳng định rằng một cuộc cách mạng dẫu có được tuyên bố hàng trăm lần đi chăng nữa cũng hoàn toàn chẳng có ư nghĩa ǵ đối với sự phát triển thực tế, đối với việc xây dựng một trật tự xă hội mới, nếu nó không trực tiếp động chạm tới chế độ sở hữu.
    Quan hệ sở hữu là một quan hệ xă hội, là quan hệ giữa người với người, là một thể thống nhất mang tính lịch sử và tương ứng với một giai đoạn nhất định của lực lượng sản xuất. Con người không thể tự do lùa chọn các quan hệ sở hữu một cách chủ quan duy ư chí. Việc xác định các h́nh thức sở hữu trong chủ nghĩa xă hội (CNXH), nhất là trong giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa tư bản (CNTB) lên CNXH cần phải tính đến những sự thay đổi về tŕnh độ của lực lượng sản xuất, của sự phân công lao động và đến lợi Ưch của người lao động nhằm tạo ra động lực cho quá tŕnh phát triển sản xuất, phát triển xă hội.
    Ở nước ta, sở hữu đang là một vấn đề nhạy cảm trong công cuộc đổi mới toàn diện, đang là nguyện vọng và lợi Ưch của các tầng líp nhân dân. Thực tiễn của công cuộc đổi mới, đặc biệt là trong đổi mới về kinh tế đă chứng minh tính đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về nhận thức và xử lư đối với các vấn đề sở hữu. Việc xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lư của Nhà nước theo định hướng XHCN đang đ̣i hỏi phải có sự xem xét và giải quyết một cách đúng đắn những vấn đề sở hữu. Hơn nữa, nền kinh tế mà chúng ta đang xay dựng đ̣i hỏi phải có những chủ sở hữu thật sự và cụ thể; những chủ sở hữu đó không chỉ là Nhà nước, tập thể mà c̣n là cá nhân công dân. Đặc biệt là theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị Trung ương VI (lần 1) khóa VIII, để thực hiện việc giải phóng và phát huy mọi lực lượng, mọi tiềm năng, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người, mọi gia đ́nh, mọi doanh nhân kinh doanh có hiệu quả, tạo môi trường và điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Đồng thời chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là phát triển nền kinh tế thị trường, đặt con người vào vị trí trung tâm, phát huy sức mạnh của từng cá nhân con người và cũng tất cả v́ con người. Do đó, cần phải chú trọng nghiên cứu xây dựng một hệ thống pháp luật, bảo đảm được sự kết hợp hài ḥa giữa phát triển kinh tế với sự phát triển và thỏa măn những yêu cầu về mặt xă hội giữa cá nhân và cộng đồng.
    2. T́nh h́nh nghiên cứu đề tài
    Ở nước ta, kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng công cuộc đổi mới, nhất là khi Đảng ta công bè Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xă hội, khẳng định việc xây dựng nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, đă có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu tới vấn đề sở hữu. Chuyên đề Cơ cấu sở hữu và cơ chế kinh tế - Những vấn đề lư luận pháp lư và thực tiễn ở Việt Nam của cố Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Trọng Hựu trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, tháng 3-1989. Bài viết Vấn đề sở hữu trong quá tŕnh xây dựng chủ nghĩa xă hội của Phó giáo sư Tiến sĩ Lê Hữu Nghĩa trên Tạp chí Cộng sản, tháng 6-1989 là những công tŕnh nghiên cứu bước đầu về sở hữu cá nhân trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.
    Sù ra đời của Hiến pháp 1992 và sau đó là một loạt các đạo luật được lần lượt ban hành như Luật đất đai, Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân . đă giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến sở hữu. Việc Nhà nước thừa nhận cá nhân công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác, việc khẳng định công dân có quyền tự do kinh doanh theo pháp luật đă đánh dấu một bước đổi mới sâu sắc về quan điểm cũng như hoạt động lập pháp đối với vấn đề sở hữu ở nước ta. Các công tŕnh nghiên cứu về sở hữu của các nhà khoa học đă xuất hiện nhiều hơn, ví dụ như: VÊn đề sở hữu: cách tiếp cận hệ thống của tác giả Lưu Hà Vĩ đăng trên Tạp chí Cộng sản, tháng 8-1992; bài
    8-1992; bµi Quyền sở hữu và quyền sử dụng ruộng đất của tác giả Nguyễn Sinh Cúc trên Tạp chí Cộng sản, số tháng 7-1992; bài Vấn đề quyền sở hữu theo luật dân sự Việt Nam của Phó giáo sư, Tiến sĩ khoa học Đào Trí Óc đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số tháng 5-1995; bài Một số vấn đề lư luận về quyền sở hữu của tác giả Hà Thị Mai Hiên trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, tháng 1-1994; bài Bàn về những h́nh thức thực hiện quyền sở hữu ở nước ta của tác giả Hà Mai Hiên trên tạp chí Nhà nước và pháp luật, tháng 2-1995; bài Bàn về quyền sở hữu trong luật dân sự của Tiến sĩ Trần Đ́nh Hảo trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, tháng 5-1995.
    Bộ luật dân sự (BLDS) của nước Cộng ḥa XHCN Việt Nam được Quốc hội khóa IX thông qua ngày 28-10-1995 có hiệu lực từ ngày 1-7-1996 đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật về sở hữu. Sau sự kiện này, nhiều công tŕnh nghiên cứu mang tính chất b́nh luận, giải thích BLDS đă góp phần làm phong phú thêm lư luận cơ bản về các chế định của BLDS, đặc biệt là chế định quyền sở hữu. Đáng chú ư là công tŕnh nghiên cứu Tài sản và quyền sở hữu của Tiến sĩ Hoàng Thế Liên trong B́nh luận khoa học một số vấn đề cơ bản của Bộ luật dân sự; Đề tài cấp Bé Những vấn đề lư luận cơ bản về Bộ luật dân sự Việt Nam do Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật chủ tŕ, trong đó có chuyên đề Quyền sở hữu - chế định trung tâm của luật Dân sự của Phó giáo sư, Tiến sĩ khoa học Đào Trí Óc.
    Nh́n chung, BLDS và các luật khác trong thời gian vừa qua, cũng như các công tŕnh khoa học đă công bố đánh dấu một bước phát triển nhất định về lư luận quyền sở hữu ở nước ta. Đây là cơ sở lư luận và thực tiễn rất cơ bản cho việc nghiên cứu quyền sở hữu cá nhân.
    Tuy nhiên, các công tŕnh nghiên cứu về quyền sở hữu nói trên của các tác giả đă nêu chỉ đề cập tới những vấn đề chung về sở hữu, Ưt có công tŕnh về sở hữu cá nhân và bảo vệ quyền sở hữu cá nhân. V́ vậy, có thể nói về mặt lư luận, vấn đề sở hữu cá nhân chưa được giới khoa học quan tâm nghiên cứu đầy đủ mặc dù cũng có một vài công tŕnh nghiên cứu về vấn đề này cũng đă được công bố. Ví dô Bàn về quyền sở hữu cá thể của Phó giáo sư Tiến sĩ Lê Hồng Hạnh trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số tháng 1-1990; V̉ sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất ở nước ta hiện nay của Tiến sĩ Hoàng Thế Liên đăng trên Tạp chí Cộng sản, số tháng 7-1992; Sở hữu tư nhân và các h́nh thức biểu hiện của nó của tác giả Phùng Trung Tập đăng trên Tạp chí Luật học, số chuyên đề về BLDS năm 1996.
    Ngoài các bài viết đăng trên các tạp chí vừa nêu, luận án Tiến sĩ luật học với đề tài Quyền sở hữu của công dân ở Việt Nam của nghiên cứu sinh Hà Thị Mai Hiên có thể được coi là công tŕnh nghiên cứu tương đối có hệ thống về quyền sở hữu.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
    Mục đích của luận án
    Luận án bước đầu làm rơ khái niệm sở hữu cá nhân và quyền sở hữu của cá nhân, vị trí của nó trong nền kinh tế quốc dân. Từ giá trị kinh tế - xă hội đó mà đặt ra nhiệm vụ bảo vệ h́nh thức sở hữu này trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
    Nhiệm vụ của luận án
    Để đạt được mục đích này, luận án có nhiệm vô:
    - Phân tích khái niệm sở hữu và quyền sở hữu, phân tích mối quan hệ giữa quyền sở hữu và sự bảo hộ quyền sở hữu cá nhân. Tŕnh bày lịch sử h́nh thành và phát triển của pháp luật về sở hữu ở nước ta để khẳng định vai tṛ của sở hữu cá nhân.
    - Phân tích làm rơ những biến thể của sở hữu cá nhân và quá tŕnh thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu trong những biến thể đó.
    - Phân tích khái niệm bảo vệ quyền sở hữu, tŕnh bày một cách hệ thống các phương thức bảo vệ của Nhà nước đối với quyền sở hữu của cá nhân thông qua các tŕnh tự h́nh sự, hành chính và các phương thức khởi kiện vụ án dân sự do đương sự thực hiện để bảo vệ quyền sở hữu của ḿnh.
    - Phân tích thực trạng pháp luật về sở hữu cá nhân, thực tiễn giải quyết các tranh chấp và những vướng mắc đặt ra. Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về sở hữu cá nhân và bảo vệ quyền sở hữu của cá nhân.
    4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án
    Quyền sở hữu của cá nhân và phương thức bảo vệ là vấn đề rất rộng và phức tạp, v́ vậy, trong khuôn khổ một luận án tiến sĩ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lư luận và thực tiễn cơ bản xung quanh quyền sở hữu của cá nhân công dân Việt Nam được quy định chủ yếu trong BLDS; từ đó tŕnh bày hai phương thức bảo vệ của Nhà nước đối với quyền sở hữu của cá nhân và các phương thức khởi kiện dân sự do bản thân chủ sở hữu chủ động thực hiện.
    5. Cơ sở lư luận và phương pháp nghiên cứu
    Luận án được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để giải quyết các vấn đề luận án đặt ra. Trong quá tŕnh nghiên cứu, luận án bám sát các quan điểm cơ bản của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới để luận giải những vấn đề lư luận và thực tiễn được luận án đề cập đến.
    Luận án c̣n sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh và phân tích.
    6. Cái mới của luận án
    Luận án là công tŕnh khoa học cấp tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về quyền sở hữu của cá nhân và phương thức bảo vệ nó. Luận án có những điểm mới sau:
    - Tŕnh bày một cách hệ thống lư luận về quyền sở hữu của cá nhân, sự tồn tại tất yếu khách quan của h́nh thức sở hữu này trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
    - Phân tích các biến thể khác nhau của sở hữu cá nhân, phạm vi khách thể của sở hữu cá nhân và việc bảo đảm thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu trong sự vận động của tài sản trong đời sống kinh tế - xă hội.
    - Phân tích một cách hệ thống sự bảo hộ của Nhà nước thể hiện trong các phương thức bảo vệ quyền sở hữu của cá nhânvà các phương thức tự bảo vệ từ phía các đương sự.
    - Nêu khái quát thực trạng pháp luật về sở hữu cá nhân, thông qua thực tiễn giải quyết các tranh chấp về sở hữu cá nhân tại các Ṭa án, luận án nêu lên những vướng mắc cần tháo gỡ trong quá tŕnh giải quyết các tranh chấp này. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về sở hữu cá nhân và bảo vệ quyền sở hữu của cá nhân.
    7. Ư nghĩa lư luận và thực tiễn của luận án
    Những kết quả nghiên cứu của luận án là những bổ sung vào lư luận về quyền sở hữu nói chung và quyền sở hữu của cá nhân nói riêng, khẳng định tính tất yếu khách quan và giá trị kinh tế của sở hữu cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân trong giai đoạn quá độ ở nước ta.
    Những đề xuất kiến nghị trong luận án có thể đóng góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện và đổi mới pháp luật, xây dựng các thiết chế cần thiết cho việc bảo vệ quyền sở hữu của cá nhân.
    Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy lư luận về quyền sở hữu nói chung và sở hữu của cá nhân nói riêng.
    năi riªng.
    8. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm có 4 chương với 10 mục.

    Chương 1
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ LƯ LUẬN VỀ QUYỀN SỞ HỮU

    1.1. KHÁI NIỆM SỞ HỮU VÀ QUYỀN SỞ HỮU
    1.1.1. Sở hữu với tư cách là một phạm trù kinh tế
    Sở hữu nói chung và sở hữu về tư liệu sản xuất nói riêng là một trong những vấn đề quan trọng có tính thời sự đối với bất cứ quốc gia nào. Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin cũng như nhiều nhà triết học, kinh tế học trong các tác phẩm của ḿnh cũng đă giành sự quan tâm lớn tới vấn đề sở hữu. Tuy có khác nhau về cách tiếp cận nghiên cứu vấn đề sở hữu, song phần lớn các nhà khoa học khi đề cập tới vấn đề sở hữu, đều khẳng định sở hữu là h́nh thức nhất định được h́nh thành trong lịch sử về sự chiếm hữu của cải vật chất của xă hội.
    Để hiểu bản chất sở hữu, trước tiên phải t́m hiểu khái niệm chiếm hữu là ǵ?
    Để sinh sống và tồn tại, để tiến hành sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ḿnh, con người luôn t́m cách chinh phục tự nhiên, chiếm hữu những cái có sẵn trong tự nhiên. Đó là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên mà ở thời nào cũng có. Ngay từ thời kỳ nguyên thủy con người đă phải chiếm hữu tự nhiên, chiếm hữu những vùng đất để sinh sống. Cuộc sống của người nguyên thủy hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên, vào sự săn bắt và hái lượm bằng những công cụ lao động giản đơn. Sau này, đến các xă hội tiếp theo như xă hội nô lệ, xă hội phong kiến, xă hội tư bản và xă hội xă hội chủ nghĩa, con người vẫn tồn tại dùa trên cơ sở chiếm hữu tự nhiên và chiếm hữu của cải vật chất của xă hội. Do vậy, chiếm hữu trước hết là chiếm hữu tự nhiên luôn luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của con người. Có thể nói, chiếm hữu là điều kiện khởi đầu của sở hữu.
     
Đang tải...