Luận Văn Cơ cấu sở hữu và cơ chế kinh tế - Những vấn đề lý luận pháp lý và thực tiễn ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cơ cấu sở hữu và cơ chế kinh tế - Những vấn đề lý luận pháp lý và thực tiễn ở Việt Nam
    [FONT=Arial, sans-serif]Vấn đề sở hữu, đặc biệt là sở hữu về tư liệu sản xuất là một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất của bất kỳ Nhà nước nào trên thế giới, nó là "vấn đề hàng đầu, "vấn đề cơ bản" trong các cuộc cách mạng của giai cấp vô sản, là một trong những vấn đề cơ bản của hệ thống quan hệ sản xuất trong các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau. Vì vậy, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã rất đúng khi khẳng định rằng một cuộc cách mạng dẫu có được tuyên bố hàng trăm lần đi chăng nữa "cũng hoàn toàn chẳng có ý nghĩa gì đối với sự phát triển thực tế, đối với việc xây dựng một trật tự xã hội mới, nếu nó không trực tiếp động chạm tới chế độ sở hữu".
    Quan hệ sở hữu là một quan hệ xã hội, là quan hệ giữa người với người, là một thể thống nhất mang tính lịch sử và tương ứng với một giai đoạn nhất định của lực lượng sản xuất. Con người không thể tự do lựa chọn các quan hệ sở hữu một cách chủ quan duy ý chí. Việc xác định các hình thức sở hữu trong chủ nghĩa xã hội (CNXH), nhất là trong giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa tư bản (CNTB) lên CNXH cần phải tính đến những sự thay đổi về trình độ của lực lượng sản xuất, của sự phân công lao động và đến lợi ích của người lao động nhằm tạo ra động lực cho quá trình phát triển sản xuất, phát triển xã hội.
    ở nước ta, sở hữu đang là một vấn đề nhạy cảm trong công cuộc đổi mới toàn diện, đang là nguyện vọng và lợi ích của các tầng lớp nhân dân. Thực tiễn của công cuộc đổi mới, đặc biệt là trong đổi mới về kinh tế đã chứng minh tính đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về nhận thức và xử lý đối với các vấn đề sở hữu. Việc xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN đang đòi hỏi phải có sự xem xét và giải quyết một cách đúng đắn những vấn đề sở hữu. Hơn nữa, nền kinh tế mà chúng ta đang xay dựng đòi hỏi phải có những chủ sở hữu thật sự và cụ thể; những chủ sở hữu đó không chỉ là Nhà nước, tập thể mà còn là cá nhân công dân. Đặc biệt là theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị Trung ương VI (lần 1) khóa VIII, để thực hiện việc giải phóng và phát huy mọi lực lượng, mọi tiềm năng, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người, mọi gia đình, mọi doanh nhân kinh doanh có hiệu quả, tạo môi trường và điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Đồng thời chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là phát triển nền kinh tế thị trường, đặt con người vào vị trí trung tâm, phát huy sức mạnh của từng cá nhân con người và cũng tất cả vì con người. Do đó, cần phải chú trọng nghiên cứu xây dựng một hệ thống pháp luật, bảo đảm được sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với sự phát triển và thỏa mãn những yêu cầu về mặt xã hội giữa cá nhân và cộng đồng.
    Kết cấu đề tài là:
    Chương 1:Một số vấn đề lý luận về quyền sở hữu
    Chương 2:Quyền sở hữu của cá nhân
    Chương 3" class="mceSmilieSprite mceSmilie7" alt=":p" title="Stick Out Tongue :p">hương thức bảo vệ quyền sở hữu cá nhân
    Chương 4:Thực trạng pháp luật và phương hướng
     
Đang tải...