Tiểu Luận Cơ cấu sở hữu trong thời kì quá độ ở nước ta

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cơ cấu sở hữu trong thời kì quá độ ở nước ta

    LỜI NÓI ĐẦU
    Sở hữu là một phạm trù kinh tế xuất phát và cơ bản của kinh tế chính trị. Nó như là một tổng thể các quan hệ kinh tế và theo đó là tổng thể các quyền sử dụng, chi phối, quản lý . gắn với một chế độ xã hội nhất định.
    Chế độ sở hữu chiếm giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự vận động và phát triển của xã hội loài người, là yếu tố chi phối các yếu tố khác của đời sống xã hội. Bản thân chế độ sở hữu cũng là yếu tố động, luôn luôn biến đổi, luôn luôn có sự cải tiến. Khi chế độ sở hữu thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi mọi yếu tố khác trong cấu trúc xã hội và thay đổi toàn bộ chế độ xã hội.
    đồng, hình thái đầu tiên của quan hệ sản xuất cộng sản nguyên thuỷ, đến hình tháI chiếm hữu tự nhiên mang tính cá nhân, đối lập với cộng đồng và dẫn đến sự tách biệt về sở hữu. Đó là một quá trình diễn ra trong sự tác động trực tiếp của phân công lao động xã hội. Sự phân công đã làm cho một số thành viên trong cộng đồng được tách ra để tham gia hoạt động trong lĩnh vực sản xuất mới được mở rộng, làm thúc đẩy nên sự hình thành các hình thức trao đổi khác nhau . Nhưng cũng chính sự phân công với tư cách là sự tách rời của một số tế bào ra khỏi cơ thể kinh tế đã được hình thành này đã dẫn đến sự suy giảm về năng lực sản xuất của chính cơ thể ấy. Hệ quả là xuất hiện` một “ chế độ sở hữu tách riêng “ năng động bên cạnh chế độ sở hữu cộng đồng bảo thủ, đang mất dần sức sống. Sự đối lập trong quan hệ giữa người với người về sự chiếm hữu tự nhiên.
    Sở hữu là hình thức nhất định được hình thành trong lịch sử về chiếm hữu của cảI vật chất của xã hội. Để sinh sống và tồn tại, để sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng con người phải chiếm hữu chinh phục tự nhiên. Do vậy chiếm hữu biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, là hành vi gắn liền với sự tồn tại và phát triển của con người, là phạm trù vĩnh viễn trong tất cả các giai đoạn khác nhau của lịch sử nhân loại
    Ở nước ta, Đại hội Đảng lần thứ VI đã chỉ rõ sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế, Đảng và nhà nước ta thực hiện chính sách phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên sự đa dạng của các hình thức sở hữu theo định hướng xã hội chủ nghĩa, coi sở hữu vừa là mục tiêu vừa là phương tiện vì sở hữu nói riêng và quan hệ sản xuất nói chung không chỉ là phương tiện như mọi phương tiện thông thường có thể thay thế, mà là một bộ phận cấu thành của xã hội nhất định. Chủ nghĩa xã hội có những đặc trưng riêng về sở hữu, những quan hệ sản xuất và phân phối nảy sinh từ chế độ sở hữu đó.
    Nghiên cứu vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường có ý nghĩa quan trọng và cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung và đặc biệt đối với thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
    Vấn đề nghiên cứu rất sâu và phức tạp. Nó đòi hỏi, một kiến thức sâu và rộng về kinh tế. Bản thân em là một sinh viên do kiến thức hiểu biết còn hạn chế, trong phạm vi bài viết này em chỉ đưa ra một phần nào đó của vấn đề nhưng em rất muốn bài viết của mình có ý nghĩa trong lý luận về chế độ sở hữu .
    Bài viết của em còn nhiều hạn chế rất mong sự đóng góp của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn sự đóng góp này.

    Chương I: Lý luận về phạm trù sở hữu 3
    I. Khái niệm về phạm trù sở hữu và các khái niệm khác có liên quan 3
    1. Chiếm hữu 3
    2. Sở hữu 4
    II. Sự hình thành, phát triển và biến đổi của sở hữu về tư liệu sản xuất 5
    1. Sự hình thành, phát triển và biến đổi của sơ hữu về tư liệu sản xuất là quá trình lịch sử tự nhiên 5
    2. Các hình thức sở hữu trong lịch sử 6
    III. Sự tách rời quyền sở hữu với quyền sử dụng và quyền quản lý
    8
    Chương II: Cơ cấu sở hữu trong thời kì quá độ ở nước ta 9
    I. Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập chung 9
    II. Cơ cấu sở hữu trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa 11
    1. Sở hữu nhà nước 11
    2. Sở hữu tập thể 12
    3. Sở hữu cá thể 13
    4. Sở hữu tư nhân tư bản 14
    5. Sở hữu hỗn hợp 15
    III. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa 16
    1. Mối quan hệ giữa vấn đề sở hữu và các hình thức kinh tế 17
    1. Các thành phần kinh tế
    18
    Chương III: Đa dạng hoá các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa 20\
    I. Đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa với các thành phần kinh tế 21
    II. Sự tiếp cận chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa 21
    III. Đa dạng hoá các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam 21
    1. Kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa 21
    2. Đa dạng hoá các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất trong quá trình xây dựng
    nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam
    23
    Kết luận 25
    Tài liệu tham khảo 28
     
Đang tải...