Tiến Sĩ Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành dược phẩm ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/8/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU .1
    Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN
    CỦA DOANH NGHIỆP .9
    1.1. TỔNG QUAN VỀ VỐN VÀ NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 9
    1.1.1. Vốn của doanh nghiệp 9
    1.1.1.1. Khái niệm vốn của doanh nghiệp .9
    1.1.1.2. Phân loại vốn của doanh nghiệp .10
    1.1.2. Nguồn vốn của doanh nghiệp 11
    1.1.2.1. Khái niệm nguồn vốn của doanh nghiệp 11
    1.1.2.2. Phân loại nguồn vốn của doanh nghiệp 11
    1.1.2.3. Mô hình tổ chức nguồn vốn của doanh nghiệp 14
    1.2. CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP .15
    1.2.1. Khái niệm, chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp 15
    1.2.1.1. Khái niệm cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp 15
    1.2.1.2. Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp 16
    1.2.2. Nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp 18
    1.2.2.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp .19
    1.2.2.2. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 23
    1.2.3. Một số lý thuyết cơ bản về cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp 26
    1.2.3.1. Lý thuyết cơ cấu nguồn vốn tối ưu (optimal capital structure) 27
    1.2.3.2. Lý thuyết Modigliani và Miller (M&M) .29
    1.2.3.3. Lý thuyết đánh đổi về cơ cấu nguồn vốn (Trade of theory) .33
    1.2.3.4. Lý thuyết trật tự phân hạng (pecking order theory) 35
    1.2.3.5. Lý thuyết thời điểm thị trường (market timing theory) 38
    1.2.4. Nguyên tắc hoạch định cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp .40
    1.2.4.1. Nguyên tắc đảm bảo tính tương thích 40
    1.2.4.2. Nguyên tắc cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro .40
    1.2.4.3. Nguyên tắc đảm bảo quyền kiểm soát doanh nghiệp 41
    ii1.2.4.4. Nguyên tắc tài trợ linh hoạt 41
    1.2.4.5. Nguyên tắc tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn 41
    1.2.5. Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến hoạt động của doanh nghiệp 42
    1.2.5.1. Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
    của doanh nghiệp .42
    1.2.5.2. Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến rủi ro tài chính của
    doanh nghiệp 45
    1.2.5.3. Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến chi phí sử dụng vốn của
    doanh nghiệp .50
    1.2.5.4. Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến dòng tiền của doanh nghiệp52
    1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ HOẠCH ĐỊNH CƠ CẤU NGUỒN
    VỐN 53
    Chương 2. THỰC TRẠNG CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÁC DOANH
    NGHIỆP NIÊM YẾT TRONG NGÀNH DƯỢC PHẨM Ở VIỆT NAM 61
    2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRONG NGÀNH
    DƯỢC PHẨM 61
    2.1.1. Khái quát quá trình phát triển của các doanh nghiệp trong ngành dược
    phẩm .61
    2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành dược
    phẩm .62
    2.1.3. Tổng quan về mẫu nghiên cứu 70
    2.2. THỰC TRẠNG CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
    NIÊM YẾT TRONG NGÀNH DƯỢC PHẨM Ở VIỆT NAM 72
    2.2.1. Khái quát tình hình tài chính của các DNNY trong ngành dược phẩm 72
    2.2.1.1. Khái quát quy mô vốn của các DNNY ngành dược 73
    2.2.1.2. Kết quả kinh doanh của các DNNY ngành dược 75
    2.2.1.3. Một số chỉ tiêu tài chính của các DNNY ngành dược .78
    2.2.2. Thực trạng cơ cấu nguồn vốn của các DNNY trong ngành dược phẩm 83
    2.2.2.1. Cơ cấu nguồn vốn theo quan hệ sở hữu vốn 84
    iii2.2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian huy động vốn .93
    2.2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn theo phạm vi huy động vốn 95
    2.3. TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU NGUỒN VỐN TỚI HOẠT ĐỘNG CỦA
    DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRONG NGÀNH DƯỢC PHẨM 102
    2.3.1. Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến ROE của doanh nghiệp .102
    2.3.2. Tác động của cơ cấu nguồn vốn tới rủi ro tài chính của doanh nghiệp 112
    2.3.2.1. Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng đến cân bằng tài chính .112
    2.3.2.2. Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng đến tính tự chủ về tài chính .113
    2.3.2.3. Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng đến khả năng thanh toán 114
    2.3.3. Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến chi phí sử dụng vốn của
    doanh nghiệp .116
    2.3.4. Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến dòng tiền của doanh nghiệp .116
    2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
    NIÊM YẾT TRONG NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM 122
    2.4.1. Những kết quả đạt được 122
    2.4.1.1. Cơ cấu nguồn vốn ổn định 122
    2.4.1.2. Khả năng thanh toán cao, tự chủ về tài chính 122
    2.4.1.3. Cơ cấu nguồn vốn an toàn 123
    2.4.1.4. Khả năng huy động vốn dễ dàng .124
    2.4.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân 125
    2.4.2.1. Những hạn chế tồn tại 125
    2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế 127
    Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA
    CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRONG NGÀNH DƯỢC PHẨM Ở
    VIỆT NAM .130
    3.1. BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
    NGÀNH DƯỢC PHẨM TRONG NHỮNG NĂM TỚI 130
    3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế .130
    3.1.1.1. Tổng quan về xu hướng phát triển ngành dược trên thế giới 130
    iv3.1.1.2. Bối cảnh kinh tế xã hội trong nước 132
    3.1.2. Định hướng phát triển ngành dược phẩm trong những năm tới 135
    3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÁC DOANH
    NGHIỆP NIÊM YẾT TRONG NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM 138
    3.2.1. Doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn 138
    3.2.2. Doanh nghiệp hoạch định cơ cấu nguồn vốn mục tiêu .141
    3.2.3. Doanh nghiệp đa dạng hoá nguồn vốn huy động .143
    3.2.4. Doanh nghiệp nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp .147
    3.2.5. Doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính 148
    3.2.6. Doanh nghiệp quản trị hiệu quả dòng tiền .151
    3.2.7. Doanh nghiệp thực hiện phòng ngừa rủi ro 154
    3.2.8. Doanh nghiệp công khai thông tin tài chính - kế toán .156
    3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP .157
    3.3.1. Nhà Nước hoàn thiện hệ thống pháp lý 157
    3.3.2. Nhà nước thúc đẩy thị trường vốn phát triển 160
    3.3.3. Nhà nước tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam 161
    3.3.4. Nhà nước xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm và phát triển các chương
    trình bảo lãnh tín dụng cho DN 165
    3.3.5. Nhà nước đẩy mạnh tái cấu trúc DNNN .166
    KẾT LUẬN 168
    NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
    ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .170
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .171
    vDANH MỤC BẢNG
    Bảng 1.1: Cơ cấu nguồn vốn của một số doanh nghiệp dược phẩm lớn trên
    thế giới 55
    Bảng 2.1: Các doanh nghiệp niêm yết trong ngành dược phẩm ở Việt Nam 71
    Bảng 2.2: Quy mô vốn của các DNNY ngành dược .73
    Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của các DNNY ngành dược 75
    Bảng 2.4: Doanh thu thuần của các DNNY ngành dược .76
    Bảng 2.5: Lợi nhuận sau thuế của các DNNY ngành dược .77
    Bảng 2.6: Tỷ trọng TS ngắn hạn trong tổng TS của các DNNY ngành dược .78
    Bảng 2.7: Tỷ suất đầu tư TSNH của các nhóm DN theo HĐSX chính 79
    Bảng 2.8: Tỷ trọng đầu tư cho hoạt động kinh doanh chính của các DNNY
    ngành dược .80
    Bảng 2.9: Hệ số vốn CSH của các DNNY ngành dược 81
    Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu trung bình phản ánh hiệu quả hoạt động của các
    DNNY ngành dược .82
    Bảng 2.11: Hệ số nợ dài hạn của các DNNY ngành dược .85
    Bảng 2.12: Cơ cấu nguồn vốn theo nhóm doanh nghiệp .86
    Bảng 2.13: Chi tiết vốn chủ sở hữu của các DNNY ngành dược .88
    Bảng 2.14: Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên của các DNNY ngành dược 94
    Bảng 2.15: Tỷ lệ lợi nhuận chưa phân phối của các DNNY ngành dược .95
    Bảng 2.16: Tỷ lệ chi trả cổ tức của các DNNY ngành dược 96
    Bảng 2.17: Biến động nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu mới của các DNNY
    ngành dược .100
    Bảng 2.18: Hệ số nợ trung bình và ROE của các DNNY ngành dược .103
    Bảng 2.19: BEP của các DNNY ngành dược 105
    Bảng 2.20: ROE của các DNNY ngành dược .106
    Bảng 2.21: DFL của các DNNY ngành dược theo nhóm 107
    Bảng 2.22: Mức độ tác động của CCNV tới ROE của các DN có BEP
    thuộc nhóm 1 .108
    Bảng 2.23: Mức độ tác động của CCNV tới ROE của các DN có BEP
    thuộc nhóm 2 109
    viBảng 2.24: Cơ cấu nguồn vốn và ROE của các DNNY ngành dược năm 2013. 111
    Bảng 2.25: NWC của các DNNY ngành dược 112
    Bảng 2.26: Hệ số đảm bảo nợ của các DNNY ngành dược .113
    Bảng 2.27: Hệ số khả năng thanh toán của các DNNY ngành dược 114
    Bảng 2.28: Khả năng thanh toán nhanh theo nhóm doanh nghiệp .115
    Bảng 2.29: Dòng tiền thuần các hoạt động của VMD, SPM, PPP 117
    Bảng 2.30: Chi tiết lưu chuyển tiền của VMD .118
    Bảng 2.31: Chi tiết lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính .120
    Bảng 2.32: Chi tiết dòng tiền của PPP .121

    DANH MỤC SƠ ĐỒ
    Sơ đồ 1.1: Đồ thị biểu diễn chi phí sử dụng vốn .28
    Sơ đồ 1.2 : Đồ thị thể hiện chi phí sử dụng vốn bình quân của DN .32
    trong trường hợp có vay nợ và có thuế TNDN .32
    Sơ đồ 1.3: Sơ đồ cơ cấu vốn tối ưu trong lý thuyết đánh đổi .34
    Sơ đồ 2.1: Cơ cấu doanh thu thuốc theo bệnh năm 2013 66
    Sơ đồ 2.2: Xu hướng biến động vốn của các DNNY ngành dược .74
    Sơ đồ 2.3: Hệ số nợ của các DNNY ngành dược 84
    Sơ đồ 2.4: Các kênh huy động vốn bằng nợ vay ngắn hạn 90
    của các DNNY ngành dược .90
    Sơ đồ 2.5: Các kênh huy động vốn bằng nợ vay dài hạn của các DNNY
    ngành dược 91
    Sơ đồ 2.6: Cơ cấu nguồn vốn theo phạm vi huy động vốn 98
    Sơ đồ 2.7: BEP trung bình của các DNNY ngành dược và lãi suất cho vay bình
    quân của các ngân hàng .104
    Sơ đồ 2.8: EBIT, BEP, ROE và DFL của VMD 110
    Sơ đồ 3.1: Tăng trưởng tổng tiền sử dụng thuốc và mức chi tiêu bình quân .137
    đầu người cho dược phẩm .137

    viiDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    DN : Doanh nghiệp
    DNNY : Doanh nghiệp niêm yết
    DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước
    CSH : Chủ sở hữu
    CTCP : Công ty cổ phần
    HDQT : Hội đồng quản trị
    KTTT : Kinh tế thị trường
    NHTM : Ngân hàng thương mại
    NN : Nhà nước
    NSNN : Ngân sách Nhà nước
    SXKD : Sản xuất kinh doanh
    TSCD : Tài sản cố định
    TSLD : Tài sản lưu động
    TTCK : Thị trường chứng khoán
    TTTC : Thị trường tài chính
    VCSH : Vốn chủ sở hữu
    VKD : Vốn kinh doanh
    VCD : Vốn cố định
    VLD : Vốn lưu động
    viiiMỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Vấn đề quan trọng đầu tiên đối với bất kỳ quốc gia nào trong bất kỳ giai
    đoạn phát triển nào chính là sức khỏe của người dân. Mục tiêu chăm sóc sức
    khoẻ con người được thể hiện xuyên suốt trong đường lối xây dựng và phát triển
    đất nước của Đảng và Nhà nước ta, điều này được khẳng định một cách rõ ràng
    trong Nghị quyết TW4 của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII "Con
    người là nguồn tài nguyên qúi báu nhất của xã hội, con người quyết định sự
    phát triển của đất nước, trong đó sức khoẻ là vốn qúy nhất của mỗi con người và
    của toàn xã hội". Điều đó cho thấy nhiệm vụ to lớn của ngành y tế trong sự
    nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân.
    Ngành dược phẩm với vai trò là hậu cần cho ngành y tế, có nhiệm vụ cung
    ứng đầy đủ và kịp thời sản phẩm thuốc có chất lượng cao, đảm bảo việc phòng
    chữa bệnh cho nhân dân hiệu quả. Hơn nữa, ngày nay tình trạng dịch bệnh gia
    tăng do ô nhiễm môi trường, do con người thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất
    độc hại, nhiều chứng bệnh mới xuất hiện . việc nghiên cứu và sản xuất dược
    phẩm mới trở nên rất cấp thiết, vì vậy vai trò của ngành dược càng trở nên quan
    trọng. Muốn ngành dược phát triển không thể không quan tâm tới các doanh
    nghiệp hoạt động trong ngành dược, mục tiêu phát triển doanh nghiệp dược trong
    thời gian tới là một trong những mục tiêu trọng điểm của Nhà nước ta.
    Các doanh nghiệp ngành dược muốn phát triển, bên cạnh việc xác định chiến
    lược kinh doanh đúng đắn, quản trị tốt nguồn nhân lực chất lượng cao . thì doanh
    nghiệp cần tổ chức tốt hoạt động tài chính, mà trong đó xây dựng cơ cấu nguồn vốn
    tối ưu là một nội dung rất quan trọng. Cơ cấu nguồn vốn có ảnh hưởng trực tiếp tới
    chi phí sử dụng vốn, rủi ro tài chính, thu nhập trên vốn chủ sở hữu, dòng tiền, giá trị
    doanh nghiệp và lợi ích của các chủ thể có liên quan . nên việc nghiên cứu, xác lập
    cơ cấu nguồn vốn tối ưu là một trong các nhiệm vụ có tính cấp thiết được đặt ra
    không những đối với bản thân các nhà quản trị doanh nghiệp, mà còn đối với các
    nhà nghiên cứu về lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
    Tuy nhiên, việc huy động vốn hiện nay của các doanh nghiệp gặp nhiều
    khó khăn như: quy mô tài chính nhỏ, các nguồn tài trợ vốn khan hiếm, chủ yếu
    tập trung ở hai kênh truyền thống đó là vốn chủ sở hữu và vay ngân hàng. Doanh
    1nghiệp chưa khai thác đa dạng các nguồn vốn để đáp ứng hoạt động đầu tư kinh
    doanh, nên hiệu quả của doanh nghiệp chưa cao. Tình hình thực tế cho thấy cơ
    cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp dược chưa hợp lý và cần được hoàn thiện.
    Khi doanh nghiệp có cơ cấu nguồn vốn hợp lý sẽ đảm bảo hài hoà giữa lợi nhuận
    đạt được và an toàn tài chính, góp phần đạt mục tiêu tối đa hoá giá trị cho chủ sở
    hữu, đồng thời thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển. Vì vậy xây dựng cơ cấu
    nguồn vốn tối ưu là yêu cầu tất yếu và tiên quyết đối với các doanh nghiệp dược
    trong giai đoạn phát triển hiện nay.
    Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Cơ cấu
    nguồn vốn của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành dược phẩm ở Việt Nam”.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Mục đích của đề tài là nghiên cứu sâu hơn nữa các vấn đề về cơ cấu nguồn
    vốn, hướng tới hoạch định cơ cấu nguồn vốn mục tiêu cho các doanh nghiệp
    niêm yết trong ngành dược phẩm ở Việt Nam, sao cho phù hợp với đặc điểm của
    ngành trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể như sau:
    - Thứ nhất, hệ thống hoá những vấn đề lý luận về cơ cấu nguồn vốn, các lý
    thuyết về cơ cấu nguồn vốn . để làm cơ sở cho việc hoạch định cơ cấu nguồn
    vốn mục tiêu. Làm rõ tác động của cơ cấu nguồn vốn tới chi phí sử dụng vốn, rủi
    ro tài chính và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
    - Thứ hai, đánh giá thực trạng cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp
    niêm yết trong ngành dược, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu
    nguồn vốn cũng như tác động ngược lại của cơ cấu nguồn vốn tới hoạt động
    của doanh nghiệp, qua đó thấy được những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân
    của những hạn chế của cơ cấu nguồn vốn trong các mẫu quan sát.
    - Thứ ba, trên cơ sở thực trạng về cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp
    niêm yết trong ngành dược phẩm ở Việt Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp
    góp phần hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn, đảm bảo tính cân đối giữa các nguồn
    vốn, phù hợp với đặc điểm riêng của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định.
    Đồng thời đề xuất với Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp thực
    hiện các giải pháp đó hiệu quả.
    23. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn
    liên quan đến cơ cấu nguồn vốn, tác động của cơ cấu nguồn vốn tới hoạt động
    của doanh nghiệp, những căn cứ để xây dựng cơ cấu nguồn vốn tối ưu cho các
    doanh nghiệp niêm yết trong ngành dược phẩm ở Việt Nam.
    - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thực trạng cơ cấu nguồn vốn của 13
    doanh nghiệp hoạt động trong ngành dược niêm yết 5 năm liên tiếp từ năm 2009
    đến năm 2013 trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam, và các giải pháp chủ yếu
    để hoạch định cơ cấu nguồn vốn tối ưu cho các doanh nghiệp niêm yết trong
    ngành dược.
    4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
    Đề tài nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp sau đây: Phương pháp
    phân tích và tổng hợp lý thuyết để tìm hiểu về đối tượng và liên kết thông tin đã
    được phân tích nhằm tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ hơn; Phương
    pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết để sắp xếp tri thức thành một hệ thống
    dựa trên các căn cứ nhất định; Phương pháp mô hình hóa để tái hiện lại đối
    tượng theo cơ cấu, chức năng qua mô hình; Phương pháp điều tra để phát hiện
    đặc điểm và quy luật hoạt động của đối tượng; Phương pháp phân tích tổng kết
    kinh nghiệm để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học; Phương pháp
    chuyên gia để xem xét bản chất của đối tượng, tìm ra những giải pháp tối ưu;
    Phương pháp phân tích Dupont trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng
    để so sánh, đối chiếu và thấy rõ mối quan hệ giữa các nhân tố cần phân tích
    nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    - Về mặt khoa học, đề tài tập trung nghiên cứu một cách toàn diện và có
    hệ thống những vấn đề lý luận về cơ cấu nguồn vốn, bao gồm: các lý thuyết về
    cơ cấu nguồn vốn; các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn; tác động của
    cơ cấu nguồn vốn tới hoạt động của doanh nghiệp.
    3- Về mặt thực tiễn, đề tài đánh giá thực trạng cơ cấu nguồn vốn ảnh
    hưởng như nào đến hoạt động của doanh nghiệp, chỉ ra ưu điểm cũng như những
    hạn chế của cơ cấu nguồn vốn hiện tại, từ đó vận dụng lý luận và thực tế để đưa
    ra các giải pháp xây dựng cơ cấu nguồn vốn tối ưu cho các doanh nghiệp, sao
    cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả cao nhất.
    6. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Cơ cấu nguồn vốn là một vấn đề thu hút được sự quan tâm lớn của các
    nhà khoa học, cho tới thời điểm hiện nay đã có rất nhiều các công trình nghiên
    cứu cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Tuy các lý thuyết về cơ cấu nguồn vốn có độ
    sai lệch cao, xét về mặt định tính, các lý thuyết không cung cấp nhiều các chỉ
    dẫn thực hành cụ thể, điều này làm hạn chế khả năng vận dụng kết quả nghiên
    cứu lý thuyết vào các quyết định của doanh nghiệp, nhưng những nghiên cứu
    này đã đóng góp to lớn vào sự phát triển của doanh nghiệp.
    Trên thế giới và ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu được công
    bố, sau đây là một số nghiên cứu tiêu biểu về cơ cấu nguồn vốn.
    - Một số công trình nghiên cứu về cơ cấu nguồn vốn trên thế giới
    Nghiên cứu của Myers (1984) cho rằng, nếu cơ cấu nguồn vốn của một
    doanh nghiệp có hệ số nợ cao (đòn bẩy tài chính cao) thì các cổ đông có khuynh
    hướng không đầu tư nhiều vào dự án của doanh nghiệp, vì lợi nhuận từ các
    khoản đầu tư này sẽ có lợi cho các chủ nợ hơn là các cổ đông. Như vậy các
    doanh nghiệp tăng trưởng cao với nhiều dự án sinh lời thường dựa vào vốn chủ
    nhiều hơn là đi vay, hay nói một cách khác, cơ hội tăng trưởng trong tương lai tỷ
    lệ nghịch với đòn bẩy tài chính.
    Nghiên cứu của Titman và Wessels (1988) cho rằng, những doanh nghiệp
    có lợi nhuận cao thường duy trì tỷ lệ nợ thấp, hay nói cách khác đòn bẩy tài
    chính có mối quan hệ ngược chiều với lợi nhuận. Tuy nhiên mô hình lý thuyết
    dựa trên thuế lại cho rằng các doanh nghiệp đang hoạt động có lợi nhuận cao hơn
    lãi suất thì nên sử dụng vốn vay nhiều hơn, vì khi các yếu tố khác không thay đổi
    thì doanh nghiệp tận dụng được tấm lá chắn thuế.
    4Nghiên cứu của Rajan và Zingales (1995) cho rằng, tỷ trọng TSCĐ hữu hình
    trên tổng TS càng lớn thì các doanh nghiệp càng sử dụng nhiều nợ trong cơ cấu
    nguồn vốn của mình, kết luận này trùng với nghiên cứu củaWiwattnakantang
    (1999) ở Thái Lan và Chen (2004) ở Trung Quốc. Mặt khác Rajan và Zingales còn
    đưa ra một nghiên cứu rất điển hình về cơ cấu nguồn vốn của DN là giá trị sổ sách
    cổ phiếu có mối quan hệ ngược chiều rất chặt chẽ với đòn bẩy tài chính. Giống như
    Rajan và Zingales, Bacrclay, Smith và Watts (1955) cũng đã phát hiện ra rằng tỷ lệ
    nợ có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ giá thị trường và giá sổ sách.
    Nghiên cứu của Huang và Song (2002) và Chen (2004) cũng cùng quan
    điểm với Titman và Wessels (1988), Rajan và Zingales (1995) là quy mô của
    doanh nghiệp có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nợ vay. Bởi vì các doanh nghiệp lớn
    thường có rủi ro phá sản thấp và có chi phí phá sản thấp. Mặt khác các doanh
    nghiệp lớn có chi phí nợ vay thấp, chi phí kiểm soát thấp, dòng tiền ít biến động,
    dễ dàng tiếp cận thị trường tín dụng . như vậy các doanh nghiệp này sử dụng
    nhiều nợ vay hơn để có lợi nhiều hơn từ tấm lá chắn thuế.
    Nghiên cứu của Beven và Danbolt (2002) cho rằng, quy mô của doanh
    nghiệp có quan hệ tỷ lệ nghịch với nợ ngắn hạn và tỷ lệ thuận với nợ dài hạn.
    Nghiên cứu của Francis Cai và Arvin Ghosh (2003) cho rằng, các doanh
    nghiệp có các chỉ tiêu tài chính cao hơn so với các doanh nghiệp khác trong cùng
    ngành sẽ tiến tới cơ cấu nguồn vốn tối ưu nhanh hơn. Điều đó cũng có nghĩa là,
    những doanh nghiệp ở dưới mức trung bình ngành họ ít quan tâm hơn đến việc
    sử dụng nợ trong cơ cấu nguồn vốn.
    - Một số công trình nghiên cứu về cơ cấu nguồn vốn ở Việt Nam
    Luận án của tác giả Trần Thị Thanh Tú (2006) “Đổi mới cơ cấu vốn của
    các doanh nghiệp nhà nước hiện nay". Tác giả đã hệ thống hoá những vấn đề
    lý luận về cơ cấu nguồn vốn, đánh giá thực trạng cơ cấu nguồn vốn của mẫu
    chọn gồm 375 doanh nghiệp nhà nước, sử dụng mô hình kinh tế lượng để xây
    dựng cơ cấu nguồn vốn cho 1 đại diện tiêu biểu là Tổng công ty xây dựng
    công trình giao thông 1, sử dụng dự báo tài chính, phân tích viễn cảnh và tiếp
    cận theo mô hình đánh đổi.
    5Đề tài có nhược điểm là tác giả sử dụng cơ sở dữ liệu của một năm để dự báo
    tài chính nên chưa phải là hoạch định cơ cấu nguồn vốn dài hạn; việc ước lượng chi
    phí sử dụng vốn dựa theo giá trị sổ sách không phải giá trị thị trường.
    Luận án của tác giả Đoàn Hương Quỳnh (2009) “Giải pháp tái cơ cấu
    nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam”. Tác
    giả đã nghiên cứu 104 doanh nghiệp nhà nước trong khoảng thời gian nghiên cứu
    2005 - 2007, tác giả làm sáng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như cơ cấu
    nguồn vốn của các DNNN, đặc biệt thông qua số liệu phân tích và mô hình kinh tế
    lượng tác giả đã chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn. Tác giả
    đề xuất được các giải pháp mang tính khả thi để thực hiện tái cơ cấu nguồn vốn
    cho các doanh nghiệp nhà nước.
    Luận án của tác giả Trần Hùng Sơn (2008) "Các nhân tố tác động đến cơ
    cấu nguồn vốn của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, tác
    giả sử dụng số liệu của 45 công ty phi tài chính đang niêm yết trên sàn giao dịch
    chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài đã chỉ rõ các nhân tố có ảnh hưởng
    tới cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Lý thuyết chỉ ra những chiều hướng tác
    động khác nhau và kết quả thực nghiệm thu được nhiều thành công. Tuy nhiên,
    kết quả nghiên cứu còn hạn chế do chưa có sự đồng nhất trong phạm vi và cách
    thức ước lượng các biến hồi quy.
    Bài nghiên cứu “Cấu trúc vốn động trong thực tiễn các doanh nghiệp Việt
    Nam” do nhóm tác giả là các giảng viên của trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ
    Chí Minh, khoa Tài chính doanh nghiệp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.
    Nguyễn Thị Uyên Uyên, năm 2013. Trong đề tài, nhóm nghiên cứu chọn mẫu là
    51 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE và HNX, trong khoảng thời gian
    2006 - 2011. Kết quả nghiên cứu về tác động của các nhân tố ROA, M/B, quy mô
    vốn, tỷ lệ tài sản hữu hình/tổng tài sản tới hệ thống đòn bẩy của doanh nghiệp.
    Hạn chế của công trình là việc sử dụng mẫu chọn làm đại diện, số liệu thiếu tính
    đồng bộ và nhất quán, kết quả tính toán chủ yếu dựa theo giá trị sổ sách chứ chưa
    đánh giá kết hợp với các yếu tố khác trên thị trường.
    6Đề tài “Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến khả năng sinh lời của các
    công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam”, nhóm tác giả
    là giảng viên Học viện Tài chính, khoa Tài chính doanh nghiệp do PGS.TS Vũ
    Công Ty chủ nhiệm, đề tài được bảo vệ cấp học viện năm 2010.
    Qua việc nghiên cứu các công trình liên quan tới cơ cấu nguồn vốn của
    doanh nghiệp, ngoài các kết quả về lý luận và thực tiễn mà các nghiên cứu trước
    đây đã đạt được, tác giả nhận thấy chưa có công trình nào nghiên cứu về cơ cấu
    nguồn vốn của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành dược phẩm, từ đó đưa ra các
    giải pháp hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn của các DNNY ngành dược phẩm. Chính vì
    vậy tác giả đã lựa chọn đề tài "Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp niêm yết
    trong ngành dược phẩm ở Việt Nam" để nghiên cứu cho luận án của mình.
    7. Định hướng nghiên cứu và phát triển của luận án
    Luận án đi sâu nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn cho ngành hẹp là ngành dược
    phẩm ở Việt Nam để làm rõ các câu hỏi nghiên cứu như:
    - Có tồn tại một cơ cấu nguồn vốn tối ưu cho các doanh nghiệp niêm yết
    trong ngành dược ở Việt Nam không.
    - Với các doanh nghiệp niêm yết trong ngành dược ở Việt Nam các nhân tố
    như: quy mô tài sản, cơ cấu tài sản, khả năng sinh lời, chi phí sử dụng vốn, tốc độ
    tăng trưởng có tác động như thế nào tới cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.
    - Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng như thế nào tới khả năng sinh lời, chi phí sử
    dụng vốn và dòng tiền của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành dược.
    Trên cơ sở đó tác giả đề xuất các giải pháp giúp doanh nghiệp niêm yết
    trong ngành dược điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn hàng năm theo mục tiêu đã định
    một cách linh hoạt, nhằm đạt được kết quả sản xuất kinh doanh cao nhất.
    Từ nghiên cứu cho các doanh nghiệp niêm yết trong ngành dược phẩm nói
    riêng, tác giả mong những nghiên cứu sau có thể mở rộng cho các doanh nghiệp ở
    Việt Nam nói chung, bổ sung mẫu và số liệu nhằm xây dựng cơ cấu nguồn vốn
    hợp lý cho các doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới.
    78. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án bao gồm 3
    chương:
    - Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về cơ cấu nguồn vốn của
    doanh nghiệp.
    - Chương 2: Thực trạng cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp niêm yết
    trong ngành dược phẩm ở Việt Nam.
    - Chương 3: Giải pháp hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
    niêm yết trong ngành dược phẩm ở Việt Nam.
     
Đang tải...