Tiểu Luận Cơ cấu ngành công nghiệp theo lãnh thổ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vùng 2
    1.Là 1 trong 2 vùng công nghiệp trọng điểm gồm:10 tỉnh đồng bằng sông hồng ( Vĩnh Phúc,Hà Nội,Bắc Ninh,Hà Nam,Hưng Yên,Hải Dương,Hải Phòng,Thái Bình,Nam Định,Ninh Bình) Quảng Ninh và 3 tỉnh Bắc Trung Bộ ( Thanh Hoá,Nghệ An, Hà Tĩnh)
    2 Các thế mạnh để phát triển công nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng.
    - Tài nguyên khoáng sản trong vùng khá dồi dào, trong đó có giá trị hơn cả là đá vôi,xi măng chiếm trên 22% trữ lượng cả nước (chủ yếu ở Hải Phòng, Quảng Ninh,Hải Dương),sét cao lanh chiếm hơn 41% (Sóc Sơn) than chiếm 98% (chủ yếu ở Quảng Ninh), đất sét,cát thủy tinh -> phát triển ngành luyện kim, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng Rồi than bùn (Hà Nội,Bắc Ninh)->phát triển công nghiệp hóa chất như phân bón,
    - Tài nguyên nước: trong vùng phong phú nhờ hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, đảm bảo cung cấp đủ nước cho hoạt động sản xuất công nghiệp.
    - Có nền tảng là ngành nông nghiệp và thủy hải sản phát triển ->công nghiệp chế biến.
    - Nguồn lao động: là vùng tập trung dân cư vào loại bậc nhất ở nước ta,vùng có nguồn lao động dồi dào và trình độ tay nghề cao, đảm bảo cung cấp nguồn nhân công cho các nhà máy, các xí nghiệp số lao động có trình độ cao đẳng đại học và trên đại học chiếm 32% .
    - Thị trường: với dân số 27,8 triệu người, chiếm 32,33 % dân số cả nước, là vùng có thị trường phong phú và đa dạng-> đặc biệt thuận lợi phát triển các nghành công nghiệp chế biến lương thực- thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như dệt,da,may mặc .
    - Cơ sở hạ tầng: vào loại tốt nhất so với các vùng khác trong cả nước, hàng loạt tuyến giao thông huyết mạch như:1, 2, 3, 5, 6, 10 .được nâng cấp và hoàn thiện. Mạng lưới đường sắt, đường thủy, đường hành không phát triển mạnh, tạo điều kiện cho việc buôn bán, thông thương cũng như vận chuyển nguyên, nhiên vật liệu. Khả năng cung cấp điện nước cho sản xuất nói chung và hoạt động sản xuất công nghiệp nói riêng được đảm bảo.
    - Cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển khá hoàn thiện và đồng bộ, có nhiêu nhà máy, xí nghiệp có năng lực đáng kể, với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hình thành nên các khu công nghiệp, các trung tâm công nghiệp lớn.
    - Vị trí địa lí: ĐBSH có một vị trí đặc biệt thuận lợi, có Hà Nội là thủ đô của cả nước cùng với mạng lưới nhiều đô thi lớn và hiện đại.
    - Đường lối, chính sách: Cơ cấu kinh tế của vùng đang phát triển theo định hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của các nghành công nghiệp.
    + Vùng cũng có nhiều chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài vào các ngành công nghiệp, tăng cường hợp tác, giao lưu, nhờ đó khai thác có hiệu quả các thế mạnh của vùng để phát triển công nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...