Luận Văn Cơ cấu lại nền kinh tế, quy hoạch sản xuất hướng về xuất khẩu, khai thác triệt để các lợi thế của mì

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    tiên tiếp thị và quảng cáo qua mạng thông tin hiện đại như: Internet, thương mại điện tử, hình thành các kênh phân phối của mình.
    - Chiến lược đổi mới công nghệ: xây dựng kế hoạch để từng bước đổi mới dây chuyền để tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hoá, trước tiên lựa chọn các khâu quan trọng trong dây chuyền sản xuất có ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản phẩm.
    - Chiến lược con người: nâng cao trình độ, năng lực kinh doanh, điều hành, quản lý doanh nghiệp, trình độ tay nghề của người lao động, trình độ kĩ thuật, đặc biệt là đội ngũ cán bộ ngoại thương, chú trọng đến những cải tiến, sáng kiến của người lao động ở các khâu khác nhau trong hoạt động của doanh nghiệp.
    - Chiến lược xây dựng và quảng cáo thương hiệu sản phẩm: người tiêu dùng Châu Âu hầu như ít biết về các thương hiệu Việt Nam, do đó các doanh nghiệp phải có một quá trình tiếp thị, quảng cáo lâu dài và tốn kém. Thương hiệu, uy tín giúp doanh nghiệp củng cố vị trí của mình trên thị trường.
    - Chiến lược văn hoá doanh nghiệp: doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường trước hết phải có một doanh nghiệp thực sự vững mạnh, trong đó việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp là điều hết sức quan trọng, bao gồm: chế độ lương bổng, chế độ làm việc ổn định, quan hệ tốt giữa các thành viên, tinh thần đồng đội, quy định rõ ràng về thưởng, phạt, tạo môi trường cạnh tranh trong doanh nghiệp.
    - Chiến lược vốn: Vốn là nhu cầu cấp thiết nhất đối với doanh nghiệp Nhà nước, để thâm nhập thị trường quốc tế thì trước hết doanh nghiệp phải có tiềm lực về kinh tế. Doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược huy động vốn cho mình, tức là doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một phương án kinh doanh khả thi từ đó mới có thể huy động được vốn ngân hàng. Bên cạnh đó có thể huy động qua thị trường chứng khoán bằng phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
    3.2.2. Giải pháp về phía Nhà nước
    Xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế, thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu
    Trong những năm hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật về thương mại đã có nhiều chuyển biến tích cực, song do sự phát triển của kinh tế và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, Việt Nam cần phải có những thay đổi và bổ sung mới vào pháp luật thương mại để phù hợp hơn nữa với tập quán và thông lệ quốc tế, như: mở rộng phạm vi điều chỉnh cho phù hợp với các quy định của WTO; cần quy định chặt chẽ và cụ thể hơn về mọi hoạt động thương mại và liên quan đến thương mại cho phù hợp với xu hướng mở cửa thị trường và xu hướng hội nhập để khuyến khích sản xuất và xuất khẩu.
    Hiệp định Hợp tác Việt Nam - EU đã kí chỉ quy định chung chung về thương mại hàng hoá. Sau khi Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, cả hai bên thấy cần phải có một Hiệp định chi tiết hơn không những về lĩnh vực thương mại hàng hoá mà còn về sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ và đầu tư. Có nghĩa là hai bên cần phải kí Hiệp định Thương mại Việt Nam - EU, tương tự như Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, và nên xét tới khả năng kí Hiệp định thương mại tổng quát với EU bao gồm cả việc gia nhập WTO.
    Cơ cấu lại nền kinh tế, quy hoạch sản xuất hướng về xuất khẩu, khai thác triệt để các lợi thế của mình, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm thua thiệt
    Cơ cấu lại nền kinh tế, quy hoạch sản xuất hướng về xuất khẩu bao gồm quy hoạch lại nền công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ thao hướng hiện đại, có nghĩa là ở hầu hết các nước có nền kinh tế đạt trình độ cao, dịch vụ phải chiếm một tỷ trọng lớn (trên 60%), công nghiệp (20 - 30%), nông nghiệp (dưới 10%) trong tổng giá trị quốc nội GDP.
    Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam, chủ yếu là nông sản, hải sản và một số sản phẩm tiêu dùng: cà phê, gạo, hạt tiêu, hạt điều, da giày, dệt may. Các sản phẩm này với lợi thế lao động rẻ là chủ yếu thì nay lại đang mất dần do tăng lương. Trong thời gian tới Nhà nước phải có hướng thay đổi mặt hàng, từ những mặt hàng truyền thống sang những mặt hàng có hàm lượng trí tuệ cao, các mặt hàng có tiềm năng và mang tính đặc thù cao tồn tại ở cả lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ hải sản.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...