Tiến Sĩ Cơ cấu kinh tế, xã hội và văn hóa xã Hoằng Lộc (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) thời kì trung đại

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 21/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    1
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4
    5. Đóng góp của Luận án 7
    6. Kết cấu Luận án 7

    Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề 8
    1.1. Những nghiên cứu về làng xã trên toàn quốc 8
    1.1.1. Các công trình của tác giả nước ngoài 8
    1.1.2. Các công trình của các tác giả trong nước 9
    1.2. Nghiên cứu về Thanh Hóa và Hoằng Hóa 14
    1.2.1. Các công trình của tác giả nước ngoài 14
    1.2.2. Các công trình của tác giả trong nước 15
    1.3. Một vài nhận xét về tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến luận án 18
    Tiểu kết chương 1 20

    Chương 2: Cơ cấu kinh tế 21
    2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và địa giới hành chính Hoằng Lộc 21
    2.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên 21
    2.1.2.Sự ra đời làng cổ và những thay đổi địa giới hành chính 24
    2.2. Nông nghiệp 30
    2.2.1. Tình hình ruộng đất 30
    2.2.2.Sản xuất nông nghiệp 38
    2.3. Thủ công nghiệp 41
    2.4. Thương nghiệp 48
    2.4.1.Chợ Quăng 48
    2.4.2.Chợ Điếm 54
    2.5. Nghề dạy học 56
    Tiểu kết chương 2 61

    Chương 3: Tổ chức xã hội 62
    3.1. Tổ chức quản lí làng xã 62
    3.1.1. Bộ máy quản lí làng xã 62
    3.1.2. Tính tự quản của làng xã qua hương ước 69
    3.2. Kết cấu dân cư 74
    3.3. Các hình thức tổ chức và tập hợp dân cư của làng xã 75
    3.3.1. Xóm 75
    3.3.2. Giáp 76
    3.3.3. Hội 80
    3.4. Gia đình, dòng họ 87
    3.4.1. Gia đình 87
    3.4.2. Dòng họ 90
    Tiểu kết chương 3 97

    Chương 4: Đời sống văn hóa 98
    4.1. Khái quát cảnh quan, kiến trúc làng xã 98
    4.2. Tôn giáo, tín ngưỡng 102
    4.2.1. Bảng Môn Đình với tín ngưỡng thờ thần Thành hoàng 102
    4.2.2. Chùa làng - nơi diễn ra các sinh hoạt Phật giáo 112
    4.2.3. Một số nơi thờ tự khác 116
    4.3. Giáo dục khoa cử Nho học 119
    4.3.1. Văn chỉ ở đất Hoằng Lộc 120
    4.3.2. Thành tựu khoa cử Nho học ở Hoằng Lộc 122
    4.3.3. Đóng góp của Nho sĩ Hoằng Lộc đối với tiến trình lịch sử dân tộc 128
    4.3.4. Thái độ của các Nho sĩ Hoằng Lộc với các triều đại quân chủ Việt Nam 133
    4.4. Văn học viết và văn học dân gian 139
    4.4.1. Văn học viết 139
    4.4.2. Văn học dân gian 144
    4.5. Lễ hội 146
    Tiểu kết chương 4 150
    KẾT LUẬN 152

    MỞ ĐẦU
    1.Lý do chọn đề tài

    Dưới thời quân chủ, có hai sự kiện thường làm xôn xao cả làng xã, thứ nhất: có người thi đậu, được cả làng rước về vinh qui bái tổ. Thứ hai, có quan về làng: khi đi trong đường làng, dường như người ta ai cũng muốn ra để được trông thấy ông quan. Cái trầm mặc, bình lặng hàng ngày của làng quê truyền thống Việt Nam bị xáo động. Và hầu như, với tất cả những ai đang sống trong làng, những người đỗ đạt thành danh đã đi khỏi làng, cũng đều mong muốn được hưởng cái giây phút trở thành nhân vật chính trong hai sự kiện ấy. Bởi lẽ, quyền được làm người một làng là quyền thiêng liêng, không thể tước đoạt của mỗi người, cho dù đó là ông quan nhất phẩm, hay người dân cày nghèo quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Người dân Việt Nam trước hết là người của làng, thành viên của làng, sau đó mới là dân của nước. Điều đó để thấy rằng, làng xã đóng vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi người Việt Nam như thế nào.
    Không chỉ vậy, trong suốt chiều dài lịch sử dựng và giữ nước, làng xã là nơi cố kết sức mạnh cộng đồng, nơi hình thành, nuôi dưỡng tình yêu quê hương, lòng tự hào và tự tôn dân tộc. Bản sắc và bản lĩnh Việt Nam có cội nguồn từ trong văn hoá làng, hay nói cách khác làng xã là cơ sở nền tảng của văn hoá, văn minh Việt Nam. Chính bởi vậy, những nghiên cứu về làng xã không chỉ nhằm làm sáng tỏ lịch sử hình thành, phát triển của làng Việt mà thông qua đó góp phần nhận diện rõ hơn về lịch sử đất nước, về tâm lí, cốt cách con người Việt Nam.
    Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về làng xã trên những lĩnh vực khác nhau như: Lịch sử, Dân tộc học, Văn hoá học, Xã hội học Những vấn đề lí luận chung về làng xã đã được nhìn nhận đa chiều. Một số làng đã được chọn nghiên cứu, góp phần làm sáng rõ hơn bức tranh toàn cảnh làng xã Việt Nam. Mặc dầu, như chữ dùng của nhà dân tộc học Từ Chi, làng Việt Nam là “cấu kiện đúc sẵn”, vì gồm những yếu tố ghép lại với nhau mà làng nào cũng giống làng nào, ví như: cổng làng, cây đa, quán nước đầu làng, đình làng, luỹ tre làng, chùa làng ; thế nhưng, bên cạnh cái chung, mỗi làng đều có những nét riêng, vì làng xã là một thực thể, tự bản thân luôn biến đổi trong từng môi trường, điều kiện và bối cảnh khác nhau.
    Sở dĩ, xã Hoằng Lộc (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) được lựa chọn để nghiên cứu vì những lí do sau đây:
    Thứ nhất, từ lâu các làng xã thuộc châu thổ sông Hồng đã được nghiên cứu khá kỹ, còn các làng xã thuộc châu thổ sông Mã, dường như chưa nhận được sự quan tâm thích đáng của giới sử học nước nhà.
    Thứ hai, xã Hoằng Lộc là một trong những xã hình thành từ lâu đời, mang những sắc thái tiêu biểu của xứ Thanh.
    Thứ ba, tác giả là một người con được sinh ra và lớn lên ở quê hương Thanh Hóa, nên mong muốn tìm hiểu một làng xã quê hương, vừa như một sự tri ân, vừa để hiểu chính mình
    Nghiên cứu về xã Hoằng Lộc (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) là một nghiên cứu trường hợp. Với nghiên cứu này, tôi mong muốn hiểu rõ hơn về cơ cấu kinh tế, xã hội và văn hóa của Hoằng Lộc dưới thời trung đại. Trên cơ sở đó, tác giả hi vọng xây dựng nguồn tư liệu góp phần vào việc tìm hiểu sự ra đời và phát triển cũng như nhận diện về đặc trưng, tính cách của làng xã vùng châu thổ sông Mã.
    Sau khi hoàn thành, với những lập luận khoa học, dựa trên những nguồn tư liệu cụ thể và chính xác, công trình là nguồn tài liệu khá toàn diện và đáng tin cậy giúp cho nhân dân Thanh Hóa nói chung, nhân dân xã Hoằng Lộc nói riêng hiểu thêm một phần về lịch sử quê hương mình. Đó còn là cơ sở khoa học giúp những nhà quản lí ở cấp địa phương (xã Hoằng Lộc và huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa), làm tư liệu tham khảo trong quá trình lãnh đạo tổ chức phát triển địa phương, đặc biệt là vấn đề bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống cao đẹp của cộng đồng làng xã. Vì vậy, nghiên cứu về làng xã Hoằng Lộc dưới thời trung đại là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
    Với những lí do trên, tôi đã lựa chọn vấn đề: Cơ cấu kinh tế, xã hội và văn hóa xã Hoằng Lộc (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) thời kì trung đại để làm đề tài Luận án Tiến sĩ của mình.

    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    - Tìm hiểu và làm rõ cơ cấu kinh tế xã Hoằng Lộc (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) thời kì trung đại trên các lĩnh vực: nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, nghề dạy học. Qua đó, cho thấy kinh tế xã Hoằng Lộc có sự kết hợp khá hài hòa giữa nông - công và thương và nghề dạy học.
    - Tìm hiểu tổ chức xã hội xã Hoằng Lộc dưới thời trung đại, với các “cấu kiện đúc sẵn” và các kết cấu đặc trưng riêng của Hoằng Lộc.
    - Tìm hiểu đời sống văn hóa xã Hoằng Lộc thời kì trung đại, qua đó cho thấy nét đặc trưng của một làng quê xứ Thanh hiếu học và khoa bảng.
     
Đang tải...