Tiểu Luận Cơ cấu Kinh Tế nhiều thành phần

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cơ cấu Kinh Tế nhiều thành phần


    PHẦN MỞ ĐẦU
    Thời kỳ quá độ là thời kỳ mô hình kinh tế tập trung quan niêu, bao cấp bộc lộ một cách toàn diện mặt tiêu cực của nó mà hậu quả tập trung là cuộc cách mạng kinh tế-xã hội sâu sắc vào cuối những năm 1970 đầu những năm 1980.
    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ năm của Đảng cộng sản Việt Nam đã đánh giá tình hình đất nước, đặc iệt là trong lĩnh vực kinh tế ,luôn luôn ở tình trạng trì trệ , chậm phát triển, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, tình hình trì trệ ấy có nguyên nhân khách quan khách quan như nền kinh tế đang gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề của chiến tranh lâu dài, viện trợ từ bên ngoài giảm so với thời kỳ trong chiến tranh nhưng nguyên nhân chủ yếu làm trầm trọng thêm tình hình khó khăn về kinh tế và xã hội vẫn là mô hình kinh tế không phù hợp với quy luật kinh tế khách quan. Chính những khó khăn của đất nước buộc Đảng ta phải suy nghĩ, phân tích tình hình nguyên nhân , tìm tòi các giải pháp , trong đó Đảng ta đã khẳng định sự cần thiết của nền kinh tế nhiều thành phần, đây là mô hình kinh tế được xây dựng trên cơ sở tổng kết thực tiễn xây dựng CNXH ở nước ta, vận dụng một cách sáng tạo những quan điểm của Lênin về “chính sách kinh tế mới” vào điều kiện lịch sử ở nước ta và thế giới ngày nay, đặc biệt là từ khi Liên Xô và các nước XHCN ở Đông âu sụp đổ.
    Thực hiện mô hình kinh tế mới nhằm mục tiêu căn bản cấp thiết là tăng nhanh lực lượng sản xuất , từng bước cải thiện đời sống nhân dân, tạo cơ sở vật chất và xã hội cho việc từng bước hoá nền sản xã hội.
    Chính trong sự cấp thiết về tầm quan trọng của vấn đề “cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta” mà em đã chọn đề tài “Phân tích cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta mà đại hội Đảng IX đã nêu và ích lợi của việc sử dụng nó vào việc phát triển KT-XH ở trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam”.
    Em hi vọng bài viết của em sẽ nhận được sự đánh giá và góp ý của thầy để đề án được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
    NỘI DUNG

    I. Cơ sở khách quan của việc tồn tại kinh tế nhiều thành phần và các thành phần kinh tế tồn tại ở nước ta mà đại hội Đảng IX đã nêu trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.

    I.1 Quan điểm của Lênin:
    Kế thừa những luận điểm của C.Mac và Ph.Ănghen, VI.Lênin đưa ra nhiều luận điểm quan trọng về đặc điểm của thời kỳ quá độ. Có thể nêu thành bốn đặc điểm chung như sau:
    Thứ nhất, thời kỳ quá độ là thời kỳ xét trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội , dều do thành phần không thuần nhất cấu tạo nên. Đó là thời kỳ có sự đan xen , thâm nhập vào nhau giữa CNTB va CNXH, đúng như VI.Lênin đã viết “Ngày nay, chúng ta không thể không đặt vấn đề CNTB nhà nước và CNXH, vấn đề chúng ta cần có thái độ như thế nào trong thời kỳ quá độ; trong thời kỳ này . một mẩu nhỏ CNTB và một mẩu nhỏ CNXH tồn tại cạnh nhau”.
    Thứ hai, đó là thời kỳ, sự phát triển của cái cũ , của những trật tự cũ đôi khi lấn át những mầm mống của cái mới. Lênin cho rằng, những mảnh vụn của trật tự cũ đôi khi chất đống lại một cách nhanh chóng, trong khi đó những mầm mống của cái mới đôi khi lại phát triển chậm chạp và không phải bao giờ cũng thấy rõ ngay được.
    Thứ ba, đó là thời kỳ xét về mọi phương diện, đều có sự phát triển của tính tự phát tiểu tư sản , là thời kỳ chứa đựng mâu thuẫn không thể dung hoà được giữa tính kỷ luật nghiêm ngặt của giai cấp vô sản và tính vô chính phủ, vô kỷ luật của tầng lớp tiểu tư sản.
    , .
     
Đang tải...