Chuyên Đề Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam sau khi hội nhập WTO

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Bống Hà, 14/4/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu,con đường để đưa lại sự phồn thịnh cho các quốc gia.Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra dù có chủ định hay tự phát.Việt Nam cũng vậy. Việt Nam cũng như bất kỳ nước nào khác muốn gia nhập WTO đều phải trải qua một trình tự có chăng chỉ là khác nhau về thời gian thực hiện trình tự. Thời gian dài hay ngắn thuộc vào nước xin gia nhập và các thành viên khác của WTO đàm phán với nhau ra sao, chấp nhận những nhượng bộ nhau như thế nào.
    Ngày 1/1/1995 Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO. WTO tiếp nhận đơn xin gia nhập của Việt Nam và Việt Nam trở thành quan sát viên của tổ chức này. Ngày 31/1/1995 Nhóm công tác (của WTO) về việc Việt Nam gia nhập WTO được thành lập.Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 11-1-2007 là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
    Ngay sau khi gia nhập WTO, chúng ta cũng đã bắt tay vào xây dựng Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế. Ðể thực hiện nghĩa vụ thành viên WTO, Việt Nam đã tiến hành điều chỉnh chính sách thương mại theo hướng minh bạch và thông thoáng hơn, ban hành nhiều luật và các văn bản dưới luật để thực hiện các cam kết đa phương, mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ trong nước nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua thách thức trong quá trình hội nhập.
    Câu hỏi đặt ra là khi nước ta gia nhập vào WTO thì đã có những thay đổi gì trong cơ cấu XNK?Tác động của việc gia nhập WTO tới cơ cấu này là như thế nào?





    I/Thực trạng trong cơ cấu hàng XNK của Việt Nam trước khi gia nhập WTO
    Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam còn lạc hậu:

    - Từ lâu vấn đề cần lưu ý của xuất khẩu Việt Nam là hiệu quả kinh tế và cơ cấu của mặt hàng xuất khẩu. Trên 60% giá trị kim ngạch là mặt hàng xuất khẩu ở dạng thô, giá trị gia tăng thấp. Hàng công nghiệp thì tỷ lệ gia công cao, nhất là may mặc và giày dép.
    - Trong cán cân thương mại từ năm 2006, tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu luôn cao hơn so với xuất khẩu. Năm 2007 tỷ lệ này là 39,6/21,9, với mức nhập siêu là 14,2 tỷ USD so với 5,07 tỷ USD của năm 2006. Quí I/2008, đạt mức nhập siêu 7,4 tỷ USD, bằng 56,5% so với kim ngạch xuất khẩu. Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển nhận xét: “Đây là con số rất nguy hiểm, phá vỡ ổn định kinh tế vĩ mô. Một trong những nguyên nhân khiến giá trị xuất khẩu của Việt Nam thấp là vì chúng ta chỉ làm gia công và lắp ráp”.
    - Hàng hoá của Việt Nam chưa có trên thị trường thế giới,tính cạnh tranh thấp vì chất lượng và mẫu mã giá đầu vào cao.Chi phí cho xuất khẩu lớn, nhất là thu gom hàng hoá,vận tải,tiêu cực phí ở khâu vận tải và thủ tục hải quan
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...