Thạc Sĩ Cơ cấu của quy phạm pháp luật và quy phạm pháp luật hình sự ở nước ta và các nước trên thế giới

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong khoa học pháp lý Việt Nam hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về cơ cấu của quy phạm pháp luật (QPPL) nói chung và QPPL hình sự (QPPLHS) nói riêng. Theo quan điểm truyền thống được đề cập đến trong Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật của các cơ sở đào tạo luật học, thì QPPL có thể có ba bộ phận cấu thành là: giả định, quy định và chế tài. Ngoài ra, còn có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này như: QPPL có hai bộ phận cấu thành là giả định và chỉ dẫn (1); QPPL có hai bộ phận cấu thành là quy tắc và bảo đảm (2); QPPL có ba bộ phận cấu thành là giả định, quy định và bảo đảm (3) . Vậy, QPPL nói chung và QPPLHS nói riêng có mấy bộ phận cấu thành?

    Trước tiên, Tiểu luận đưa ra quan điểm của tác giả về cơ cấu của QPPL nói chung và QPPL hình sự nói riêng.
    QPPL là quy tắc xử sự chung nên thông thường nó phải chứa đựng những nội dung: thứ nhất, dự kiến những điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong cuộc sống mà chủ thể sẽ gặp phải; đồng thời chỉ ra chủ thể là tổ chức, cá nhân nào sẽ ở vào điều kiện, hoàn cảnh đó; thứ hai, quy định cách xử sự mà Nhà nước cho phép hoặc bắt buộc hoặc cấm tổ chức, cá nhân ở vào điều kiện, hoàn cảnh đó thực hiện; thứ ba, hình thức khen thưởng mà tổ chức, cá nhân có thể được hưởng nếu thực hiện tốt các quy định của pháp luật hoặc những biện pháp xử phạt mà tổ chức, cá nhân có thể phải gánh chịu nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ những cách xử sự mà Nhà nước đưa ra.
    QPPL rất phong phú và đa dạng nên có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Căn cứ vào mức độ phổ biến của QPPL nói chung và QPPLHS nói riêng trong các văn bản QPPL, có thể chia chúng thành hai loại là QPPL thông thường (phổ biến) và QPPL xung đột (đặc biệt). Cơ cấu của hai loại QPPL này có những điểm khác biệt nhau.
    1. Quy phạm pháp luật thông thường (phổ biến)
    1.1. Giả định của quy phạm pháp luật
    1.2. Quy định của quy phạm pháp luật
    1.3. Biện pháp bảo đảm thực hiện pháp luật
    2. Quy phạm xung đột




    Tài liệu tham khảo

    (1) Xem Nguyễn Minh Đoan, Bàn thêm về cơ cấu QPPL, Tạp chí Luật học số 3/2000 và Một cách tiếp cận đối với QPPL, Tạp chí Luật học số 4/2004.
    (2) Xem Nguyễn Quốc Hoàn, Bàn về cơ cấu của QPPL, Tạp chí Luật học số 01/2000 và Vấn đề tiếp cận về cơ cấu của QPPL, Tạp chí Luật học, số 02/2004.
    (3) Xem Nguyễn Thị Hồi và Lê Vương Long (đồng chủ biên), Nội dung cơ bản của môn học Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb. Giao thông Vận tải, Hà Nội, 2008, tr. 245-246.
    (4) Xem “Nội dung cơ bản của môn học Lý luận nhà nước và pháp luật”, sđd, tr. 247.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...