Tài liệu Cơ cấu bộ máy hành chính thời Nguyễn

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Từ sớm Nguyễn ánh đã đặt quan, phong tước cho những người phò tá, sau khi lấy được toàn bộ Bắc Hà, Nguyễn ánh xưng vương, kiểm tra lại hệ thống các đơn vị hành chính cũ, đặt quan chức cai quản. Đương thưòi Gia Long giữ nguyên cách tổ chức cũ ở Đàng Ngoài vẫn là Trấn, thủ, huyện, xã. ở đàng trọng là trấn, dinh, huyện, xã. Sau đó ít lâu nhà Nguyễn nâng tổng thành 1 cấp hành chính trung gian giữa huyện và xã. Ngoài ra 11 trấn Bắc Thành (tương ứng với Bắc Bộ ngày nay) được hợp thành 1 tổng trấn, 5 trấn cực Nam hợp thành 1 tổng trấn gọi là Gia Định thành. Để nhất thể hóa các đơn vị hành chính trong nước 1831 - 1832 Minh Mạng bỏ 2 tổng trấn, chia cả nước thành 30 tỉnh và phủ thừa Thiên (trực thuộc Trung ương).

    Dưới tỉnh có phủ, huyện, châu rồi đến tổng, xã theo thống kê 1840 cả nước có 90 phủ, 20 phân ấp. Cách chia đơn vị hành chính này được giữ nguyên cho đến cuối thời nguyễn.
    1.Chính quyền trung ương
    Gia Long, Minh Mạng giữ nguyên hệ thống cơ quan cũ của các triều đại trước. Vua nắm quyền hành một cách độc đoán. Giúp việc vua giải quyết giấy tờ, văn thư và ghi chép có thi thư viên (thời Gia Long), sang thời Minh Mạng đổi là văn thư phòng và 1829 thì chuyển thành nội các. Về việc quân quốc trọng sự thì có tứ trụ đại thần (4 vị điện đại học sĩ), sau chính thức hóa thành viên cơ mật (1834)
    Ngoài ra nhà Nguyễn đặt thêm tông nhân phủ phụ trách các việc Hoàng Gia.
    Bên dưới là 6 bộ (lại, hộ, lễ, binh, hình, công) chịu trách nhiệm chỉ đạo các công việc chung của nhà nước và ngũ quân đô thống phụ trách quân đội. Bên cạnh đó, có đo sát viên (tức ngự sử đài bao gồm cả 6 khoa) phụ trách thanh tra quan lại). Hàn Lâm viện phụ trách sắc dụ, công văn, 5 tự phụ trác 1 số công tác sự vụ, phủ nội vụ phụ trách kho tàng. Quốc Tử Giám phụ trách giáo dục. Tháo Y viện phụ trách thuốc thang, chữa bệnh cùng một số ti, viện . Đáng chú ý là bộ phận trông coi Hoàng Gia khá phức tạp, bao gồm cả dân sự và quân sự.
    Để đề cao hơn nữa uy quyền của nhà vua, Gia Long đặt lệ tử bất (nhưng không ghi thành văn bản) tức không đặt tể tướng, không lập hoàng hậu, không lấy trạng nguyên trong thi cử, không phong tước vương cho người ngoài họ vua. Các chức tam thái, tam thiếu trở thành vinh hàm để gia phong cho các đại thần ở trong bộ và Viện cơ mật.
    2.Chính quyền địa phương
    1802, khi làm chủ được Bắc hà và quyết định xem Phú Xuân là quốc đô, Gia Long buộc phải tạm thời hợp 11 trấn phía Bắc thành 1 tổng trấn với tên cũ là Bắc Thành, do tổng trấn đứng đứng đầu (người đầu tiên là Nguyễn Văn Thành) ban cho sắc, ấn, 11 nội, ngoại trấn đều lệ thuộc, phần việc cất bài quan lại, xử quyết kiện tụng đều được tùy tiện mà làm rồi mới tâu. Giúp việc có 3 tào: hộ tào kiêm chức của công phòng, binh tào kiêm chức của lại phòng, hình tào kiêm chức của lễ phòng).
    1808, 5 trấn cực Nam cũng được hợp thành tổng trấn với tên Gia Định thành, quan chức tương tự như Bắc Thành (tổng trấn đầu tiên của Gia Định thành là Nguyễn Văn Nhân). Bên dưới, ban đầu ở các trấn Đàng ngoài cũ, Gia Long đặt trấn thủ đứng đầu giúp việc có 2 ty: tả thừa gồm 3 phòng lại, binh hình và hữu thừa gồm 3 phòng: Hộ, lễ, Công 1804, đối với các dinh trấn Đàng trong cũ, Gia Long bỏ các ty xá sai, lệnh sử để theo đúng hệ thống cơ quan như các trấn đàng ngoài. Ngoài ra còn 3 đạo (chưa được nâng thành trấn). Long Xuyên, Kiên Giang, Thanh Bình (Ninh Bình ngày nay) đều chỉ đặt một ty thuộc gồm cả 6 phòng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...