Tiểu Luận CNXH033 - Tiếp tục nghiên cứu nguồn lực con người và phương hướng, giải pháp phát huy nguồn lực con

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU



    1. Lí do chọn đề tài


    Nguồn lực con người không phải là một vấn đề mới. Tuy nhiên, việc nghiên cứu nguồn lực con người thì diễn ra thường xuyên trong tất cả các giai đoạn lịch sử, ở tất cả các quốc gia nếu như trong giai đoạn đó, ở quốc gia đó muốn có được sự phát triển đất nước, phát triển xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu nguồn lực con người luôn là một vấn đề có tính thời sự. Con người là vừa chủ thể của lịch sử vừa là sản phẩm của lịch sử. Vì vậy, con người là nhân tố đưa đến sự phát triển xã hội, sự phát triển đất nước, bên cạnh đó con người đó như thế nào lại bị chi phối bởi chính hoàn cảnh lịch sử ấy.

    Trong những thập kỷ cuối thế kỷ XX, nảy sinh hiện tượng là một số nước Đông Á có tốc độ phát triển kinh tế thần kỳ gây ra nhiều sự chú ý trong giới nghiên cứu và họ cố gắng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi tại sao những nước như Nhật Bản, Singgapo, Đài Loan, Hồng Kông, v.v lại có sự phát triển đó. Kết quả của những nghiên cứu cho thấy có nhiều nhân tố tạo nên như văn hóa truyền thống, trình độ dân số, kỹ thuật, công nghệ, v. v. song câu trả lời làm ngạc nhiên giới nghiên cứu là sự nhảy vọt về kinh tế ở các nước đó không phải là kỹ thuật, công nghệ mà là văn hóa truyền thống. Vì vậy, nghiên cứu nguồn lực con người hiện đại cần phải thấy được sự liên hệ với yếu tố truyền thống, con người truyền thống, gắn với điều kiện hoàn cảnh cụ thể.

    Đối với nước ta, xuất phát từ một nền sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp, nông nghiệp là chính tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh kéo dài. Việc khắc phục những tàn dư của xã hội cũ, của nền sản xuất cũ như thói quen tác phong sản xuất nông nghiệp của người nông dân, tâm lí sợ sệt trong đầu tư sản xuất - kinh doanh, cách thức làm việc tuỳ tiện không khoa học, lối sống gia trưởng còn ăn sâu vào nếp nghĩ của con người Việt Nam hiện nay đang là một sự cản trở lớn đối với sự phát huy nguồn nhân lực trong phát triển xã hội,v.v.

    Hiện nay, đất nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội và cùng với nó là phát triển một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện khoa học công nghệ trên thế giới đang phát triển như vũ bão và nền kinh tế thì trường thế giới đã phát triển đến trình độ cao. Chúng ta đã tham gia và là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Sự tham gia đó đã mở ra cơ hội cũng như thách thức lớn đối với chúng ta.

    Xuất phát từ những điều kiện đó, để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội hơn lúc nào hết việc nghiên cứu và phát huy nguồn lực con người là một điều cần thiết.


    2. Mục đích nghiên cứu

    Trong khuôn khổ một đề tài môn học chủ nghĩa xã hội khoa học, khóa luận tập trung làm sáng tỏ quan niệm về con người, nguồn lực con người và vai trò của nguồn lực con người đối với sự phát triển xã hội, qua đó tạo cơ sở cho việc nghiên cứu và làm sáng tỏ nguồn lực con người Việt Nam ở những khía cạnh như: những yếu tố tác động đến nguồn lực con người Việt Nam, thực trạng con người Việt Nam và phương hướng, giải pháp phát huy nguồn lực con người Việt Nam.



    3. Phương pháp nghiên cứu


    Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu chung là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trên cơ sở đó sử dụng các phương pháp tổng kết lí luận từ thực tiễn, kết hợp phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử; phương pháp phân tích - tổng hợp để tiếp cận đối tượng.


    4. Đề tài: Tiếp tục nghiên cứu nguồn lực con người và phương hướng, giải pháp phát huy nguồn lực con người Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...