Tiểu Luận CNXH025 - Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU​


    Sự phát triển của những mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản và sự trưởng thành của phong trào công nhân đặt ra trước mắt khoa học xã hội nhiệm vụ xây dựng lý luận khoa học cách mạng làm kim chỉ nam cho phong trào. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học vào giữa thế kỷ XIX là bước phát triển biện chứng (từ không tưởng đến khoa học), và là bước nhảy vọt, thay đổi về chất trong lịch sử phát triển tư tưởng giải phóng xã hội của loài người.

    · Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học.

    Ngay từ khi mới hình thành học thuyết của mình, các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đã nói rõ: chủ nghĩa xã hội dưới góc độ lý luận, là sự biểu hiện lập trường của giai cấp công nhân và là sự khái quát lý luận của những điều kiện giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng con người khỏi chế độ lệ làm thuê.

    Ph. Ăng-ghen viết: “Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy, đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại. Nghiên cứu những điều kiện lịch sử và do đó nghiên cứu giai cấp hiện nay đang bị áp bức và có sứ mệnh hoàn thành sự nghiệp ấy hiểu rõ được những điều kiện và bản chất của sự nghiệp của chính họ, đó là nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội khoa học biểu hiện lý luận của phong trào vô sản.

    Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học là những quy luật và tính quy luật chính trị - xã hội của cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, của công cuộc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và của quá trình cách mạng thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc dân chủ và chủ nghĩa xã hội; tóm lại là nó nghiên cứu các quy luật xã hội - chính trị của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.

    Trong quá trình nghiên cứu, người ta đưa hệ thóng quy luật và phạm trù của chủ nghĩa xã hội khoa học thành hai nhóm chính : 1, các quy luật, phạm trù về cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; 2, các quy luật phạm trù về quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiến lên chủ nghĩa cộng sản.

    Trong khuôn khổ của bài tiểu luận, em xin được trình bày những hiểu biết của mình về một số khía cạnh - sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.


    Đề tài: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...