Tiểu Luận CNXH023 - Thời đại ngày nay và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU​

    Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng nặng nề về mọi mặt. Từ sự kiện đó đã diễn ra làn sóng phản đối của các phần tử cực đoàn đòi xét lại chủ nghĩa Mác. Họ cho rằng học thuyết Mác đã lỗi thời phải thay đổi trong những điều kiện, tình hình mới cho phù hợp. Sự xuyên tạc chủ nghĩa xã hội làm cho quần chúng nhân dân còn thấy hoang mang lo sợ và ngay cả ở Việt Nam cũng có một số tư tưởng hoài nghi, dao động trước luận điểm của kẻ thù. Họ không định hướng được cho mình phải theo hệ tư tưởng nào. Tư tưởng này rất dễ bị kẻ thù lợi dụng và rất có thể sẽ trở thành tay sai của kẻ thù. Những tư tưởng này gây ảnh hưởng nghiêm trong cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Vì vậy, chúng ta muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công phải có định hướng tư tưởng và khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là đúng đắn.

    Mặt khác, trong điều kiện thế giới có nhiều thay đổi, sự đối trọng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản không còn. Chủ nghĩa xã hội lâm vào sự khủng hoảng tạm thời, trong khi chủ nghĩa tư bản chớp lấy thời cơ và thành tựu của khoa học kỹ thuật nên có những bước phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế, chính trị, quân sự. Chính sự phát triển đó đã buộc chủ nghĩa tư bản phải có những sự điều chỉnh nhất định để tránh khỏi nguy cơ diệt vong. Chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển càng thể hiện rõ bản chất bóc lột rõ hơn. Nhưng không phải ai cũng nhận thấy điều đó vì ngay cả hình thức bóc lột cũng ngày càng được che đạy tinh vi hơn. Mặc dù, hiện nay chúng không bóc lột một cách trắng trợn bằng việc kéo dài thời gian lao động nhưng dưới áp lực của máy móc làm cho người công nhân bị áp bức nặng nề hơn về mặt tinh thần trí tuệ.

    Không chỉ bóc lột về mặt tinh thần của người lao động mà chúng còn sử dụng những phương tiện truyền thông đại chúng để mị dân, che đậy cho bản chất xấu xa đó, tuyên truyền tư tưởng sâu vào trong quần chúng. Nhưng nguy hiểm hơn, giai cấp tư sản còn sử dụng chính sách làm cho trong nội bộ của giai cấp công nhân có sự phân hóa, không con giữ được khối đoàn kết như trong thời kỳ trước nữa. Tình hình đó làm cho giai cấp công nhân hiện đại không thiết tha với việc đấu tranh nữa và tự nguyện phục vụ cho giai cấp tư sản. Hiện nay, giai cấp tư sản cho công nhân bình thường có quyền tham gia quản lý, đóng góp cổ phần và xoa dịu mâu thuẫn bằng cách đưa ra một số chính sách bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp, phân hóa công nhân thành “công nhân cổ trắng” và “công nhân cổ xanh” những thủ đoạn của giai cấp tư sản càng ngày càng tinh vi nên người công nhân bị bóc lột mà không biết mình bị bóc lột. Bên cạnh đó, chúng còn đưa ra khẩu hiệu tuyên truyền là chủ nghĩa Mác-Lênin lỗi thờikhông còn giá trị nữa bởi vì công nhân cũng có quyền lợi và do đó không còn sự đối lập giữa các giai cấp khác nhau nữa. Chúng ta phải xác định như thế nào cho con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

    Những tư tưởng sai lầm này không chỉ xuất hiện ở phương Tây mà còn ngay ở các nước xã hội chủ nghĩa biểu hiện ở một số người Mácxít, thậm chí không còn đứng vững trên lập trươhgf tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Điều kiện thế giới phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến Việt Nam. Lợi dụng cơ hội đó các thế lực phản động đứng lên chống đối lại đường lối chính sách của Đảng. Bọn chúng sử dụng âm mưu “diễn biến hòa bình” đánh những đòn “mềm”, “ngầm” và “sâu” vào chủ nghĩa xã hội với mục đích làm cho chủ nghĩa xã hội tan rã từ bên trong. Chúng tuyên truyền phủ nhận sự đúng đắn của học thuyết Mác.

    Xuất phát từ những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài “Thời đại ngày nay và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...