Luận Văn CNH ở các nước Asean & khả năng vận dụng vào Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CNH ở các nước Asean & khả năng vận dụng vào VN




    Xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, sau khi chịu sự tàn phá nặng nền bởi hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, Việt Nam đã thực hiện công cuộc đổi mới: chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, mở cửa được hơn mười năm. Trong thời gian đó, nền kinh tế bắt đầu khởi sắc, đạt được một số thành tựu quan trọng. Từ bước khởi đầu như vậy, chúng ta chuyển sang một thời kỳ phát triển mới: thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kinh nghiệm trong hơn mười năm đó đã chỉ ra rằng những nỗ lực của bản thân là điều quyết định sự thành công của chúng ta. Nhưng để góp phần rút ngắn quá trình CNH, khắc phục tình trạng tụt hậu nhằm tiến kịp các nước đi trước, chúng ta cần tham khảo kinh nghiệm của các nước đã thực hiện CNH, nhất là những nước đang phát triển ở trong khu vực Asean - những nước có điều kiện kinh tế, xã hội và địa lý mang nhiều nét tương đồng với chúng ta - đã thực hiện khá thành công sự nghiệp CNH trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.
    Chính từ sự cần thiết đó, CNH ở các nước Asean và khả năng vận dụng vào Việt Nam là một đề tài hay và thực sự hấp dẫn. Có thể nói, CNH là một cụm từ khá phổ biến mà bất kỳ ai cũng đã từng bắt gặp một vài lần. Song, để có cái nhìn sâu sắc về nó thì không phải là vấn đề đơn giản. Không chỉ là sự tìm hiểu về CNH, đề án còn đòi hỏi có sự hiểu biết rộng lớn đối với quá trình CNH ở các nước Asean: những chính sách, biện pháp mà các nước đã tiến hành để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với nước ta. Và đặc biệt quan trọng, từ những gì đã nghiên cứu kết hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, chúng ta cần phải đưa giải pháp thích hợp và có hiệu quả cao nhằm thúc đẩy quá trình CNH-HĐH tại Việt Nam trong thời gian tới. Do đó, CNH ở các nước Asean và khả năng vận dụng vào Việt Nam là một đề tài dễ mà cũng rất khó. Em đã không ngần ngại khi quyết định chọn nó cho đề án kinh tế chính trị cũng chính bởi tính hấp dẫn cùng với nhiều khó khăn thử thách nội hàm trong đó. Và có lẽ, điều cao cả nhất mà ai cũng muốn đạt tới là tiếp thu được một lượng kiến thức nhất định của nhân loại và góp phần nhỏ bé của mình cho quá trình CNH-HĐH của đất nước.
    Nội dung của đề án được sắp xếp thành 4 phần gồm có ba nội dung cơ bản:
    ả Phần I và II sẽ giúp cho độc giả nắm sơ lược khái niệm CNH, tính tất yếu cần phải tiến hành CNH ở Việt Nam cũng như tác dụng của nó đối với kinh tế, xã hội và chính trị của quốc gia.
    ả Phần III được chia làm hai phần nhỏ. Đây chính là phần quan trọng nhất bởi trong phần này, chúng ta sẽ điểm qua tình hình ở một số nước Asean điển hình cùng với những biến đổi cơ bản của nền kinh tế khu vực sau quá trình thực hiện khá thành công chiến lược CNH. Và điều cuối cùng mà phần III đề cập đến chính là bài học kinh nghiệm rút ra chính từ những chính sách, giải pháp cho chiến lược CNH ở các nước Asean.
    ả Phần IV được xây dựng dựa vào những gì đã có ở phần trên. Một số giải pháp được đúc rút từ bài học kinh nghiệm ở các nước Asean và dựa vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam hiện nay được đề cập đến góp phần đẩy nhanh quá trình CNH ở nước ta trong những năm tới.
    Bốn phần là bốn nội dung với những nhiệm vụ khác nhau xây dựng nên nội dung của bản đề án. Cùng với sự cố gắng hết mình, em mong muốn sẽ đạt được sự đánh giá cao của độc giả cùng các thầy cô.
    Dẫu biết rằng, sự nỗ lực của bản thân là yếu tố quan trọng nhất nhưng người Việt Nam có câu: học thầy không tày học bạn. Chính vì vậy, một giải pháp tốt nhất được đưa ra cần phải dựa trên cả điều kiện, hoàn cảnh cụ thể cùng với những bài học kinh nghiệm mà đàn anh đi trước để lại. Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nhiều thách thức và khó khăn. Một trong những con đường tất yếu để đưa đất nước, nhất là những nước đang phát triển thoát khỏi tình trạng lạc hậu, trở thành quốc gia văn minh chính là Công Nghiệp Hóa. Hơn 15 năm đổi mới vừa qua, công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa vô cùng quan trọng.Tuy nhiên, để sự nghiệp CNH-HĐH được triển khai mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, có hiệu quả và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, cần học hỏi từ các quốc gia đã tiến hành CNH có điều kiện và hoàn cảnh tương tự chúng ta.
    Đề tài: CNH ở các nước Asean và khả năng vận dụng vào Việt Nam nghe thật ngắn gọn song tất cả những khó khăn và phức tạp của vấn đề lại nằm chính trong sự ngắn gọn đó. Đề tài này đòi hỏi sự tìm hiểu khá sâu sắc về kinh tế của các nước nằm trong khu vực cùng với quá trình thực hiện chiến lược CNH ở đó. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu và phân tích chủ yếu đề cập đến một số nước Asean điển hình: Singapo, Thái Lan, Inđônêxia, mà chưa thể xem xét đến tất cả 11 thành viên trong khu vực. Bên cạnh đó, do thời lượng có hạn, bản đề án này chỉ cho phép điểm qua những gì góp phần quan trọng nhất cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và quá trình CNH nói riêng. Chính vì thế, nó sẽ có giới hạn và hạn chế nhất định.
    Ngoài ra, do sự giới hạn về kiến thức và khả năng, bản đề án tất yếu sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Hy vọng rằng, trong một lần khác, em sẽ quay lại đề tài này với sự giúp đỡ góp ý của các thầy cô, sự hiểu biết sâu sắc hơn với nền kinh tế thế giới của chính mình để tạo nên một công trình khoa học thực sự, góp phần đáng kể cho kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Và cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Giảng viên Bộ môn kinh tế chính trị - Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Hiếu đã giúp đỡ trong quá trình hoàn thành bản đề án.​

    Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2004
    Sinh viên
    Lê Thanh Huyền​
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...