Tài liệu CNH - HĐH và vai trò của nó trong đối với sự nghiệp xây dựng CNXHở nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CNH - HĐH và vai trò của nó trong đối với sự nghiệp xây dựng CNXHở nước ta hiện nayLỜI NÓI ĐẦU

    Ngày nay, chúng ta đang sống trong xã hội văn minh, một xã hội mà khoa học công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của con người, tất cả mọi sinh hoạt của con người được ứng dụng của khoa học kỹ thuật hiện đại. Vì vậy bất cứ một quốc gia nào trên thế giới nếu không hiện đại hoá phương thức sản xuất hiện đại cũng như không đầu tư nhiều cho cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật: Điện, đường, trường. trạm thì nước đó sẽ không thể phát triển, sẽ bị tụt lại phía sau. Vì thế cho nên trong nhiều thập kỷ gần đây hiện đại hoá đang là xu thế chung và tất yếu của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đi liền với hiện đại hoá là quá trình hiện đại hoá. Đó là quá trìnhlàm cho một xã hội chuyển biến từ truyền thống sang hiện đại, làm thay dổi bộ mặt của xã hội trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, xã hội
    Việt nam là một nước đang phát triển, có nền sản xuất nhỏ sản xuất thủ công là chủ yếu do đó dể thực hiện được mục tiêu mà Đảng đã đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đó là: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh chúng ta không còn con đường nào khác là phải Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở nước ta được đảng đặt ra từ những thập kỷ 60 của thế kỷ trước(đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III), nhưng do đất nước có chiến tranh xâm lược nên quá trình Công nghiệp hoá trong nước phát triển không đúng nghĩa của nó, sau khi đất nước được hoà bình tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII Đảng đã khẳng định: Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, vững bước đi lên CNXH là nhiệm vụ sắp tới của dân tọc ta.
    Chính vì tầm quan trọng của Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đối quá trình phát triển kinh tế xã hội đất nước lên em quyết định chọn đề tài:
    Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá và vai trò của nó trong đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay” làm tiểu luận Triết học của mình.
    Đây là một vấn đề có tính chất vĩ mô của đất nước cũng như thế giới, trong thời gian nghiên cứu mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vì trình độ có hạn nên bài viết của em còn rất nhiều hạn chế rất mong được sự góp ý của các bạn sinh viên đặc biệt là sự chỉ bảo hướng dẫn của các thầy cô giáo để bài viết có thể hoàn thiện hơn vào lần sau.
    cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thấy giáo Mai Xuân Hợi (Giáo viên hướng dẫn) thư viện trường Đại học kinh tế quốc dân cùng các bạn sinh viên trong lớp kinh tế Lao Động 46A đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này.
    Em xin chân thành cảm ơn!













    PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA
    I. Một số khái niệm cơ bản.
    1. Định nghĩa Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
    Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nhưng em xin trình bày những khái niệm chính như sau:
    - Theo tổ chức phát triển công nghiệp của liên hợp quốc UNICO thì: “Công nghiệp hoá là một quá trình phát triển kinh tế, trong lĩnh vực này làm tăng của cải nền kinh tế quốc dân được huy động đó, phát triển một cơ cấu kinh tế nhiều ngành nghề ở trong nước với kỹ thuật hiện đại. đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là có một bộ phận kinh tế luôn thay đổi sản xuất ra những tư liễu và hàng tiêu dùng, có khả năng đảm bảo cho toàn bọ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao và đạt tới sự tiến bộ về kinh tế - xã hội”.
    - Theo giao trình Kinh tế chính trị thì “Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại tạo ra năng suất lao động xã hội cao hơn”.
    Chúng ta có thể hiểu Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở nước ta tạo ra những tiền đề về vật chất kỹ thuật, về con người công nghệ, phương tiện, phương pháp - những yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất cho chủ nghĩa xã hội.
    2. Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá có sự điịnh hướng xã hội chủ nghĩa.
    - Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá của đất nước phải xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại. dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoảitên cơ sở xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả.
    II. Tính tất yếu của quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
    1. Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá là xu hướng tất yếu của mang tính qui luật của các nước đi từ sản xuất nhỏ đi lên một nền sản xuất lớn.
    Để có một xã hội văn minh hiện đại như ngày hôm nay phải có sự cố gắng rất nhiều của con người. Khi xã hội mới được khai sinh loài người chỉ sản xuất thô sơ là chủ yếu đời sống nhân dân không ổn định, cơ sở vật chất hạ tầng hầu như không có gì nhưng trải qua rất nhiều thế kỷ do có sự tác động của con người vào thế giới tự nhiên, cải biến nó để nó có thể phục vụ lại con người. Những thành tựu mà con người đạt được là vô cùng to lớn, thành công đó nhờ một phần rất lớn vào quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Ngày nay, các quốc gia đang thực hiện những chính sách phát triển kinh tế của đất nước trong đó chính sách cơ bản của các nước này là xây dựng nước mình thành một quốc gia công nghiệp phát triển.
    Việt nam là một quốc gia có dân số đông, có tốc độ tăng dân số nhanh cộng thêm nước ta lại là nước có một nền kinh tế nông nghiệp chậm phát triển (nền sản xuất nhỏ lẻ, sản xuất thủ công là chủ yếu ) Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá là quá trình mang tính tất yếu để phát triển kinh tế của đất nước nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho một nền sản xuất lớn hơn, hiện đại hơn.
    2. Tính tất yếu phải tiến hành đồng thời Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
    Trước hết phải khẳng định công nghiệp hoá phải gắn liền với hiện đại hoá bởi vì chỉ có như vậy thì mới rút ngắn được quá trình công nghiệp hoá đất nước. từ thập kỷ 70 trở lại đây cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra với qui mô lớn và toàn diện của lực lượng sản xuất trên cơ sở áp dụng thành tựu tiên tiến, đổi mới toàn bộ bộ máy sản xuất, thay thế hàng loạt thiết bị lạc hậu bằng các thiết bị hiện đại làm cho chất lượng và năng suất sản phẩm tăng lên một cách đáng kể phù hợp với nhu cầu của thị trường. Năng suất và chất lượng sản phẩm tăng nhanh đó là nhờ một phần rất lớn của sự kết hợp hợp lý giữa Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá.
    Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất hạ tầng còn nhiều yếu kém vì vậy đòi hỏi chúng ta phải đi tắt đón đầu mới theo kịp các nước phát triển.
     
Đang tải...