Luận Văn CNH - HĐH trong thời kỳ quá độ ở nước ta

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CNH - HĐH trong thời kỳ quá độ ở nước ta



    TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
    CHỦ ĐỀ: CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ Ở NƯỚC TA
    I. MỞ ĐẦU.
    Sau 10 năm đổi mới(từ 1986), Đại hội Đảng lần thứ VIII đã xác định thực trạng và tình hình đất nước một cách đầy đủ và rõ nét. Trên cơ sở đó, Đại hội đã đề ra nghị quyết đưa đất nước vào thời kỳ phát triển mới- Đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
    Vậy công nghiệp hoá hiện đại hoá là gì? Tại sao phải công nghiệp hoá hiện đại hoá ?
    Thực chất công nghiệp hoá là trang bị công nghệ ngày càng hiện đại cho nền kinh tế quốc dân và chuyển lao động từ thủ công sang lao động về máy móc, sử dụng công nghệ hiện đại.( Không chỉ diễn ra trong sản xuất mà trên mọi mặt của đời sống xã hội :Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống, quản lý xã hội )
    Hiện đại hoá với các nước công nghiệp phát triển cao là thay thế công nghệ tốn nhiều nhiên liệu, năng lượng bằng các công nghệ tốn ít năng lượng, không gây ô nhiễm môi trường.Với các nước đang phát triển hoặc kém phát triển thì hiện đại hoá tức là thay thế công nghệ cũ lạc hậu bằng công nghệ có hiệu quả sản xuất cao, chất lượng sản phẩm tốt.
    Chúng ta phải thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá vì xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tiến lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ Tư bản chủ nghĩa, tất yếu phải tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân.
    Thật vậy, chỉ có công nghiệp hoá hiện đại hoá mới có thể xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chế độ mới. Công nghiệp hoá hiện đại hoá là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước xung quanh, giữ được sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.
    Công nghiệp hoá hiện đại hoá tạo ra lực lượng sản xuất mới về chất, tạo tiền đề cho sự hình thành những mối quan hệ kinh tế, chính trị, xẫ hội. Trên cơ sở lực lượng sản xuất phát triển thì quan hệ sản xuất xẫ hội chủ nghĩa từng bước được hình thành, mở rộng và củng cố; đời sống nhân dân dần dần được cải thiện; liên minh công nông tri thức và chính quyền nhà nước sẽ được củng cố và kiện toàn; cách mạng văn hoá tư tưởng sẽ có nhiều điều kiện thực hiện; giai cấp công nhân sẽ được trưởng thành về số lượng và chất lượng. Sự giúp đỡ của công nghiệp và thành thị với nông nghiệp và nông thôn sẽ được tăng cường và có hiệu quả hơn.
    Công nghiệp hoá hiện đại hoá còn là yêu cầu khách quan của việc củng cố và tăng cường khả năng quốc phòng, quân sự, thống nhất giữa sự xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Công nghiệp hoá hiện đại hoá còn là yêu cầu khách quan cho việc mở rộng quan hệ quốc tế đối ngoại.
    II. QUAN ĐIỂM MỚI VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ.
    Công nghiệp hoá hiện đại hoá đảm bảo giành thắng lợi cho chủ nghĩa xã hội, vì thế Đảng ta coi công nghiệp hoá hiện đại hoá là mục tiêu trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội xuất phát từ nền kinh tế kém phát triển, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa và là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong sự xây dựng chủ nghĩa xẫ hội ở nước ta. Đại hội Đảng VII đã khẳng định: Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo định hướng hiện đại gắn liền với việc phát triển nền nông nghiệp toàn diện là mục tiêu nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xẫ hội và cải thiện đời sống nhân dân. Đại hội VIII khẳng định : Đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng đầu trong thời gian tới của nước ta. Công nghiệp hoá ở nước ta phát triển theo mô hình rút ngắn hiện đại( nhưng không bỏ qua, không đốt cháy giai đoạn), rút ngắn về thời gian, kết hợp các giai đoạn; gắn với hiện đại hoá: một số ngành theo kiểu tuần tự, một số ngành bỏ qua.
     
Đang tải...