Tiểu Luận Chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần và so sánh công ty tnhh 2 thành viên và công ty cổ phần

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    Mục lục:
    CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC VỀ CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN.
    CHƯƠNG II: CÁCH THỨC CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẤN
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN.
    CHƯƠNG 4: SO SÁNH CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN

    CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC VỀ CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN.
    1.1. Khái niệm chuyển nhượng cổ phần:
    Cổ phần chính là những phần chia nhỏ nhất và bằng nhau của vốn điều lệ của công ty cổ phần. Cổ phiếu của công ty cổ phần là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ để xác nhận quyền sở hữu 1 hoặc một số cổ phần của các cổ đông góp vốn trong công ty.
    Chuyển nhượng cổ phần: là hành vi làm thay đổi ( mua bán, biếu tặng, thừa kế ) số lượng cổ phần đang nắm giữ.
    1.2. Phân loại cổ phần:

    1.1. Các điều kiện chuyển nhượng:
    1.1.1. Đối với cổ phần thường:
    Theo khoản 5 Điều 81 Luật doanh nghiệp năm 2005, cổ phần thường được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp sau:
    Theo khoản 5 Điều 84, trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Sau thời hạn 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ. Nguyên nhân có qui định trên vì đây là qui định nhằm bảo vệ các nhà đầu tư, các cổ đông sáng lập ra công ty không được tự ý bỏ công ty được. Đây chính là một qui định mang tính ràng buộc nghĩa vụ vật chất của cổ đông sáng lập với người mua nhằm tránh tình trạng tuyên truyền lừa đảo.
    1.1.2. Đối với cổ phần ưu đãi:
    Qui định về chuyển nhượng cổ phần ưu đãi phụ thuộc vào điều lệ công ty và Luật doanh nghiệp 2005.
    Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: theo khoản 3 điều 87 Luật Doanh nghiệp 2005, chỉ có các Tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập mới có quyền nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết; đây là loại cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu phổ thông, số phiếu biểu quyết của một số cổ phần ưu đãi biểu quyết do điều lệ công ty qui định; cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác. Sau 3 năm kể từ ngày cấp giấy Chứng nhận đăng kí kinh doanh, cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông và được tự do chuyển nhượng như cổ phần phổ thông được phát hành trước đó. Việc cấm chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết nhằm đảm bảo cho những thành viên sáng lập có thể duy trì được ý tưởng kinh doanh ban đầu của mình, tránh cho công ty mất tính ổn định trong những năm đầu thành lập.
    Cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại và cổ phiếu ưu đãi khác không bị điều chỉnh trong Luật Doanh nghiệp 2005 nên tùy từng điều lệ của công ty qui định


    CHƯƠNG 4: SO SÁNH CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN
    4.1 . Giống nhau:
    - Cả hai loại hình công ty trách nhiêm hữu hạn và công ty cổ phần đều là công ty đối vốn, đều chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 2005.
    - Đều là sự liên kết vốn của nhiều thành viên vì mục đích kinh doanh kiếm lời. Các thành viên góp vốn trong công ty TNHH hay là cổ đông của công ty cồ phần, khi thực hiện tham gia góp vốn vào công ty thì đều vì mục đích cuối cùng của mình là được chia lợi nhuận trên phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
    - Các thành viên hưởng lãi và chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp
    - Thuận lợi trong việc kêu gọi vốn đầu tư.
    - Đều chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty
    - Đều có tư cách pháp nhân
    - Trình tự thành lập, giải thể, phá sản giống nhau
    - Cùng được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch Đầu Tư
    4.2 . Khác nhau: .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...