Sách Chuyên khảo luật kinh tế (dành cho sau đại học) -Phạm Duy Nghĩa

Thảo luận trong 'Sách Kinh Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời tựa


    Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những cơ sở nghiên cứu và đào tạo luật học có truyền thống ở Việt Nam. Từ nhiều năm nay, bên cạnh hệ cử nhân luật học, Khoa đã và đang đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ các chuyên ngành luật học.

    Để nâng cao chất lượng dạy và học lên ngang tầm khu vực và quốc tế, từng bước phát triển thành một trường đào tạo luật học chất lượng cao trong khuôn khổ Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật đã biên soạn một hệ thống phong phú các giáo trình, sách chuyên khảo và tài liệu phục vụ nghiên cứu và giảng dạy luật học. Trong hệ thống sách và các tài liệu tham khảo đó, Khoa Luật đặc biệt lưu tâm đến những lĩnh vực pháp luật cần thiết cho quá trình chuyển đổi toàn diện sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

    Khoa Luật trân trọng giới thiệu cuốn sách Chuyên khảo luật kinh tế (dành cho sau đại học) của Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa. Được viết từ kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy, với tư duy so sánh liên ngành, gợi mở và hướng dẫn người học tự nghiên cứu, hy vọng cuốn sách sẽ là một tài liệu bổ ích cho học viên các hệ đào tạo, nhất là học viên sau đại học thuộc các chuyên ngành luật học, quản trị kinh doanh, thương mại, ngoại thương và quản lý xã hội.


    Mục đích của cuốn sách


    Tôi viết cuốn sách này trước hết dành cho những người học trẻ tuổi và phụ huynh kính yêu của họ, những người luônsuốt đời tận tụỵ và hy sinh vì sự học của con em mình. Sách được viết cho học viên sau đại học và bạn đọc đã có hiểu biết ít nhiều về pháp luật kinh tế. Làm nghề dạy học, tôi hiểu những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời sinh viên phải dành để học lấy tư duy và phương pháp bổ dụng cho cuộc đời của họ mai sau. Chỉ tiếc rằng, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền giáo dục của chúng ta dường như còn rất nhiều việc phải làm mới đáp ứng được phần nào niềm mong mỏi thiết tha đó. Giáo trình dạy luật đôi khi còn thiếu bóng dáng thực tiễn; phương pháp dạy học và đánh giá học sinh nhiều khi chưa khuyến khích được sự tự học sáng tạo, mà còn nặng về kiểm tra sự thuộc bài. Bởi vậy sách này cung cấp thêm một tài liệu đọc trước khi nghe giảng, với mục đích góp phần tạo cho học viên thời gian và thói quen tranh luận trên lớp.

    Sách được viết theo lối so sánh, có trích dẫn một số thông tin từ thực tiễn pháp lý mà tôi thu lượm được qua báo chí trong nước. [Các phần này được trích dẫn nguyên tác, trình bày tách biệt, có liệt kê nguồn tư liệu và chỉ có tính minh họa]. Ngôn ngữ được dùng trong sách này cố gắng dung dị và dễ hiểu, tránh dùng thuật ngữ hàn lâm và tiếng nước ngoài. Trong một nhà nước của dân thì khoa học cũng là của dân; luật và luật học phải gần với tiếng nói, thói quen và những lo toan của người dân. Được viết cho người đi học, sách này tuy có cấu trúc phảng phất giống các giáo trình Luật kinh tế hiện hành, song nội dung từng chương được viết khá độc lập. Trong bối cảnh nhận thức về pháp luật đang rung chuyển, ngổn ngang các vấn đề pháp lý cần có lời giải đáp, không thể cầu toàn, tôi dành sức mọn bàn luận vài vấn đề cần được ưu tiên, đặc biệt là phương pháp để giải quyết những vấn đề đó. Bởi thế sách này không phải là một cẩm nang hay sách dẫn tay, mà hy vọng sẽ góp thêm một nắm củi khô để một ngày nào đó bùng lên những tranh luận khoa học nhằm cách tân pháp luật vì sự giàu mạnh của con cháu chúng ta.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...