Tài liệu Chuyển hóa chung của các chất

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHUYỂN HÓA CHUNG CỦA CÁC CHẤT


    Mục tiêu:
    1. Giải thích được bản chất của sự hô hấp tế bào.
    2. Kể được các liên kết phosphat giầu năng lượng quan trọng trong cơ thể sống.
    3. Trình bày được đượccác giai đoạn của chu trình Krebs.
    4. Tính được năng lượng giải phóng của sự hô hấp tế bào, chu trình Krebs.
    5. Nêu ra được ý nghiã của sự hô hấp tế bào, sự phosphoryl hóa và chu trình Krebs.


    I. KHÁI NIỆM VỀ CHUYỂN HÓA CÁC CHẤT
    1. Đại Cương
    Trong quá trình sống, cơ thể sống luôn luôn phải trao đổi chất với môi trường bên ngoài: đưa thức ăn từ môi trường vào cơ thể và đào thải các chất cặn bã ra môi trường. Các quá trình trao đổi tiến hành được là nhờ những phản ứng hóa học liên tục xảy ra trong cơ thể. Các phản ứng hóa học liên tục xảy ra trong cơ thể sinh vật là các phản ứng hóa sinh. Nhiều phản ứng hóa học xảy ra liên tiếp tạo nên một chuỗi phản ứng. Các phản ứng và chuỗi phản ứng hóa sinh với những mối liên quan chằng chịt, tạo nên quá trình chuyển hóa các chất có kèm theo quá trình trao đổi năng lượng: từ chất này sang chất khác, từ dạng này sang dạng khác.
    Theo đặc điểm chuyển hóa các chất và chuyển dạng năng lượng, người ta chia sinh vật ra làm hai loại lớn:
    - Sinh vật tự dưỡng (SVTD): chủ yếu là thực vật, có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ: glucid (G), lipid (L), protid (P) . từ các chất vô cơ đơn giản: CO2, H2O, N .
    CO2 + H2O + N G, L, P
    - Sinh vật di dưỡng (SVDD): gồm người và động vật, có thể tổng hợp G, L, P . đặc hiệu cho cơ thể từ G, L, P . của thức ăn. SVTD là một trong những nguồn thức ăn của SVDD. Quá trình thoái hóa G, L, P của SVDD cung cấp năng lượng cho cơ thể sử dụng, đồng thời đào thải ra môi trường CO2, H2O, urê ., SVTD lại lấy làm nguyên liệu để tổng hợp nên G, L, P tạo nên chu trình khép kín.
    Quá trình chuyển hóa các chất qua nhiều khâu trung gian và nhiều chất trung gian. Quá trình chuyển hóa trung gian đó bao gồm rất nhiều phản ứng vô cùng phức tạp. Người ta có thể chia làm hai loại quá trình: đồng hóa và dị hóa.
    2. Quá trình đồng hóa và dị hóa
    2.1. Quá trình đồng hóa
    Là quá trình biến đổi G, L, P từ nguồn gốc khác nhau (thực vật, động vật, vi sinh vật) thành G, L, P đặc hiệu của cơ thể. Bao gồm:

    - Tiêu hóa: Là quá trình thủy phân các đại phân tử: G, L, P có tính đặc hiệu của thức ăn thành các đơn vị cấu tạo không có tính đặc hiệu như monosaccarid, acid béo, acid amin . sự tiêu hóa này nhờ các enzym trong dịch tiêu hóa.
    - Hấp thụ: Sản phẩm cuối cùng của quá trình tiêu hóa được hấp thụ qua niêm mạc ruột non, vào máu để đưa đến tế bào, mô.
    - Tổng hợp: ở tế bào và mô, những chất trên được sử dụng làm nguyên liệu để tổng hợp nên G, L, P đặc hiệu của cơ thể.
    Quá trình đồng hóa cần được cung cấp năng lượng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...