Luận Văn chuyển giao công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

    Nhóm thực hiện: Nhóm DMF_A2_CD_KII_FTU
    Nguyễn Bình Minh
    Nguyễn Hoàng
    Vũ Thu Phương
    Nguyễn Thị Thu Trang
    Nguyễn Phương Thảo
    Nguyễn Thuỳ Linh
    Võ Thị Bảo Ngọc
    Nguyễn Ngọc Mai
    Nguyễn Thị Thanh Tú
    Trần Quang Huy
    Hoàng Thành Đạt

    A.Phần mở đầu
    I/ Đ ặt v ấn đ ề
    Đến thời điểm này, quá trình hội nhập kinh tế thé giới của Việt Nam diễn ra một cách mạnh mẽ. Bên cạnh nỗi lo cạnh tranh của các doanh nghiệp, nông dân nước ta cũng đang đứng trước một thách thức không nhỏ. Nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng nông sản hàng hóa là biện pháp sống còn để hội nhập, trong đó, không thể thiếu vai trò của công nghệ. Làm thế nào để đưa sản phẩm công nghệ đến tay nông dân là một thực tế gắt gao đang đặt ra.
    Theo đánh giá của các nhà khoa học, trong vòng 5 năm gần đây, công nghệ đã đóng góp khoảng 30% trong giá trị tăng trưởng của nông nghiệp ở nước ta. Trên cơ sở xây dựng mối liên kết giữa các nhà khoa học và nông dân, các cơ quan nghiên cứu đã nắm bắt được những đòi hỏi của thực tế sản xuất và nhu cầu của xã hội, nên đã có những định hướng nghiên cứu phù hợp và thu được những thành tựu nổi bật.
    Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã giao cho Bộ Khoa học – Công nghệ xây dựng chương trình chuyển giao ứng dụng KH – CN vào phục vụ nông nghiệp nông thôn ( giai đoạn 2004 – 2010 ). Mục tiêu của chương trình này là chuyển giao các mô hình đã được khẳng định như chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; giống mới, công nghệ mới; cung cấp thông tin KH – CN cho nông dân .
    Thế nhưng, những công nghệ đã được áp dụng hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu . Ở nước ta, thành quả KH – CN không ít, thậm chí có thể nói là phải “trùm mền” ở các viện, trường nhưng nông dân vẫn đói công nghệ là một nghịch lý khó chấp nhận.
    Tuy vậy, nghịch lý ấy vẫn đang tiếp tục diễn ra. Điều này khiến các nhà khoa học nóng ruột và đi tìm nguyên nhân. Có 5 yếu tố ảnh hưởng đến “đường đi” của công nghệ xuống đồng ruộng, đó là cơ sở hạ tầng, thị trường, hình thức khuyến nông, trình độ nắm bắt của nông dân và phương pháp khuyến nông chưa phù hợp. Trong đó, kiến thức nhà nông và phương pháp khuyến nông đóng vai trò quan trọng. Nông dân lúc nào cũng ngại tình trạng nhiều biết, nhiều người làm; bộ máy khuyến nông thì đang bị “ hành chính hóa”, thiếu cán bộ khoa học kỹ thuật; chính quyền địa phương thì xem nhẹ công tác này, trong khi nhà khoa học không thể đủ sức để đến tận cơ sở .
    Chưa lúc nào, yêu cầu chuyển giao công nghệ cho nông dân lại đặt ra hết sức gay gắt như lúc này. Muốn hay không, việc hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới cũng sẽ đem lại không ít bất lợi, nếu sản xuất nông nghiệp thiếu bước chuyển mình thật sự. Nông dân hiện nay rất cần kỹ thuật cao; cần được các nhà khoa học, quản lý và nhà nước chăm sóc tốt hơn nữa. Tuy nhiên, điều này không thể nói suông, mà phải cụ thể hóa bằng chính sách.
    Vì thế công nghệ muốn nhanh chóng được nông dân chấp nhận và áp dụng rộng rãi thì phải thực hiện sự vượt trội cả về khía cạnh kỹ thuật lẫn hiệu quả kinh tế, nghĩa là giá thành phải hạ và chất lượng phải cao. Thế nhưng, chuyển giao bằng cách nào và làm thế nào để nông dân đón nhận công nghệ không phải là chuyện đơn giản.
    Khi chuyển giao cho nông dân phải có phương thức phù hợp, có mục tiêu sản xuất rõ ràng, phải phù hợp với trình độ và khả năng của nông dân. Phải chuyển giao công nghệ bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng trên mô hình và máy móc, thiết bị cụ thể là chính. Trong tất cả các phương pháp chuyển giao KH – CN thì việc xây dựng các mô hình trình diễn có vai trò hết sức quan trọng. “Trăm nghe không bằng một thấy”. Thông qua hiệu quả các mô hình trình diễn, người nông dân sẽ dễ dàng tiếp thu và tin tưởng vào các tiến bộ KH – CN được giới thiệu
    Vì thế, muốn chuyển giao công nghệ thành công và bền vững phải có mạng lưới cán bộ khoa học cấp cơ sở có trình độ trung cấp trở lên tiếp nhận trước rồi hướng dẫn cụ thể cho nông dân.
    Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài hướng dẫn chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp, mong muốn khắc phục được phần nào thực trạng nền kinh tế Việt Nam và hợn thế là mong muốn phát triển nền nông nghiệp Việt Nam vươn tới một tầm cao mới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...