Luận Văn Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    7. Kết cấu của Luận văn


    Chương 1: Những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm quốc tế về
    chuyển giao công nghệ
    -5-Chương 2: Thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ ở Việt Nam
    trong thời gian qua
    Chương 3: Quan điểm định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm
    thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ ở Việt Namtrong thời gian tới




    Phần mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Bước vào thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
    tiếp tục phát triển với nhịp độ ngày càng nhanh, tạo ra những thành tựu mang
    tính đột phá, làm thay đổi nhanh chóng, sâu sắc mọimặt đời sống x1 hội loài
    người. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng lớn trong quá trình phát triển lực
    lượng sản xuất. Vì vậy, đối với những nước chậm phát triển, muốn tiến kịp
    những nước phát triển phải nhanh chóng nâng cao năng lực khoa học và trình
    độ công nghệ, nắm bắt và làm chủ các tri thức mới để rút ngắn quá trình công
    nghiệp hoá, hiện đại hoá, đi tắt vào kinh tế tri thức.
    Sau gần 20 năm đổi mới, nước ta đ1 giành được những thành tựu to lớn
    và rất quan trọng làm cho thế và lực của đất nước mạnh lên nhiều. Cùng với
    quá trình phát triển đất nước, khoa học và công nghệ nước ta đ1 có những
    bước tiến tích cực, lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ đ1 trưởng thành
    một bước và có nhiều cố gắng thích nghi với cơ chế mới, có khả năng tiếp thu,
    làm chủ được tri thức, công nghệ hiện đại trên một số ngành và lĩnh vực kinh
    tế. Tuy nhiên, đứng trước bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế,
    nền khoa học và công nghệ nước ta còn có khoảng cách khá xa so với các
    nước phát triển, chưa tạo ra được những năng lực khoa học và công nghệ cần
    thiết để thực sự trở thành nền tảng và động lực chotiến trình công nghiệp hoá,
    hiện đại hoá đất nước.
    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sảnViệt Nam đ1 xác
    định phương hướng phát triển khoa học và công nghệ của nước ta đến năm
    2010 là: “Việc đổi mới công nghệ sẽ hướng vào chuyển giao công nghệ, tiếp
    thu, làm chủ công nghệ mới; đặc biệt lựa chọn nhữngcông nghệ cơ bản, có
    -2-vai trò quyết định đối với nâng cao trình độ công nghệ của nhiều ngành, tạo
    ra bước nhảy vọt về chất lượng và hiệu quả phát triển của nền kinh tế ”.
    Chuyển giao công nghệ là một khái niệm mới xuất hiện trong mấy thập
    niên gần đây, nhưng đ1 nhanh chóng trở thành vấn đềthời sự, được nhiều nhà
    nghiên cứu quan tâm, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế trên
    toàn cầu, đặc biệt là đối với những nước đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện
    đại hoá như Việt Nam. Việc nghiên cứu, hoạch định chính sách, chiến lược
    làm như thế nào để nâng cao hiệu quả trong việc tiếp nhận và ứng dụng công
    nghệ tiên tiến nước ngoài vào sản xuất trong nước cũng như việc triển khai
    đưa công nghệ trong nước vào thực tiễn sản xuất ở từng ngành, từng lĩnh vực
    và từng khâu trong quy trình hoạt động sản xuất được coi là khâu then chốt
    bảo đảm phát triển nhanh và bền vững.
    Với những yêu cầu đặt ra cả về lý luận và thực tiễnnhư trên, việc tìm
    hiểu và nghiên cứu về vấn đề: “Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam - Thực
    trạng và giải pháp” là hết sức cần thiết và tôi chọn đó làm đề tài Luận văn tốt
    nghiệp của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Chuyển giao công nghệ là một vấn đề được nhiều nhàhoạch định chính
    sách, nhiều cơ quan và các nhà kinh tế trong nước và quốc tế quan tâm. Trong
    những năm gần đây đ1 có một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề
    chuyển giao công nghệ, cụ thể như:
    - Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Thông tin khoa học và công
    nghệ quốc gia: “Khoa học công nghệ thế giới – Xu thế và chính sáchnhững
    năm đầu thế kỷ XXI”,Hà Nội, 2003.
    - GS.TS. Vũ Đình Cự (chủ biên): “Khoa học và công nghệ hướng tới thế
    kỷ XXI - Định hướng và chính sách”,Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
    - TS. Lê Văn Hoan:“Chuyển giao công nghệ trong nền kinh tế thị
    trường vào Việt Nam”,Nxb Thống kê, Hà Nội, 1995.
    - PGS.TS. Đàm Văn Nhuệ và TS. Nguyễn Đình Quang: “Lựa chọn công
    nghệ thích hợp ở các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam”,
    Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.
    -3-- TS. Đặng Kim Nhung: “Chuyển giao công nghệ trong kinh tế thị
    trường và vận dụng vào Việt Nam”, Nxb. Nông nghiệp, 1994.
    - TS. Nguyễn Văn Phúc: “Chuyển giao công nghệ và quản lý công
    nghệ”, Nxb. Khoa học – Kỹ thuật, Hà Nội, 1998.
    - TS. Nguyễn Văn Phúc (chủ biên): “Quản lý đổi mới công nghệ”,
    Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2002.
    Ngoài ra còn có các bài viết đăng trên các báo, tạpchí.
    Các công trình nghiên cứu trên đ1 đề cập đến nhiều vấn đề lý luận và
    thực tiễn quan trọng về chuyển giao công nghệ ở Việt Nam, nhưng về cơ bản,
    các giải pháp đưa ra nhằm thúc đẩy hoạt động chuyểngiao công nghệ ở Việt
    Nam được xem xét trong khuôn khổ tiến trình phát triển khoa học và công
    nghệ hoặc trong những giải pháp tăng trưởng và pháttriển kinh tế chung của
    đất nước. Do mục đích, đối tượng, phạm vi và thời điểm nghiên cứu khác
    nhau, đặc biệt là trong quá trình toàn cầu hoá kinhtế và hội nhập của Việt
    Nam thì việc nghiên cứu vấn đề chuyển giao công nghệ cả về thực trạng lẫn
    giải pháp là rất cần thiết.
    Chuyển giao công nghệ luôn là một vấn đề mới cả về lý luận và thực
    tiễn. Đó là một ẩn số cho các quốc gia chậm phát triển tiến kịp tới sự phát
    triển kinh tế của các quốc gia phát triển khác.
    3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    Mục tiêu của Luận văn là đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt
    động chuyển giao công nghệ trong thời gian tới. Để thực hiện được mục tiêu
    này, tác giả đ1 đề ra nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
    - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn chuyển giao công nghệ;
    - Đánh giá thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ ở Việt Nam từ
    năm 1996 đến nay;
    - Trên cơ sở các phân tích trên, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm
    thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ ở Việt Namtrong thời gian tới.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    * Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động chuyển giao công nghệ ở Việt Nam
    * Phạm vi nghiên cứu:
    -4-- Về thời gian:Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động chuyển giao
    công nghệ ở Việt Nam từ năm 1996 đến nay, đây được coi là mốc thời gian
    mà nhiều chuyên gia đánh giá là mở đầu thời kỳ hoạtđộng chuyển giao công
    nghệ có hệ thống.
    - Về không gian:Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam
    - Về nội dung:Vấn đề đặt ra được đề cập từ hai góc độ: Chuyển giao
    công nghệ tiên tiến, hiện đại của nước ngoài vào Việt Nam; chuyển giao công
    nghệ ngay từ các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ của Việt Nam
    vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm phát triển kinh tế – x1 hội, nâng
    cao chất lượng cuộc sống x1 hội cho nhân dân.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Để làm rõ những nội dung cơ bản đ1 đặt ra của Luậnvăn, trong quá
    trình nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
    lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp: phương pháp kết hợp phân
    tích với tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh, phân tích dự báo trong
    quá trình nghiên cứu.
    6. Dự kiến những đóng góp mới của Luận văn
    - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về chuyển giao công nghệ.
    - Phân tích hoạt động chuyển giao công nghệ của một số nước và rút ra bài
    học kinh nghiệm cho Việt Nam.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ ở Việt
    Nam từ năm 1996 đến nay để từ đó thấy được những mặt còn tồn tại, hạn chế
    trong quá trình chuyển giao công nghệ trong thời gian qua.
    - đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao
    công nghệ ở Việt Nam trong thời gian tới.
    7. Kết cấu của Luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
    nội dung chính của Luận văn gồm 3 chương như sau:
    Chương 1: Những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệmquốc tế về
    chuyển giao công nghệ
    -5-Chương 2: Thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ ở Việt Nam
    trong thời gian qua
    Chương 3: Quan điểm định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm
    thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ ở Việt Namtrong thời gian tới
    Chương 1: Những vấn đề lý luận chung và kinh
    nghiệm quốc tế về chuyển giao công nghệ
    1.1. Lý luận chung về chuyển giao công nghệ
    1.1.1. Khái niệm
    1.1.1.1. Công nghệ
    Cùng với sự phát triển của quá trình chuyển giao công nghệ,Công nghệ
    được định nghĩa là tập hợp của tất cả các phương pháp sản xuất, cung cấp
    sản phẩm và dịch vụ cũng như những phương tiện kỹ thuật cần thiết để thực
    hiện phương pháp đó.Công nghệ được chia thành 4 yếu tố: Phần cứng; phần
    mềm; phần tổ chức; và phần con người.
    Thị trường công nghệ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi
    công nghệ. Việc mua bán công nghệ thông qua con đường đầu tư nước ngoài
    là một trong những kênh phổ biến. Để cho việc chuyển giao công nghệ được
    hiệu quả cần nắm được thuộc tính cơ bản của công nghệ đó là: công nghệ có
    tính hệ thống, tính sinh thể, tính đặc thù về mục tiêu - địa điểm và công nghệ
    có tính thông tin. Các thuộc tính này quy định và ảnh hưởng trực tiếp tới việc
    mua, bán, trao đổi và sử dụng công nghệ.
    1.1.1.2. Chuyển giao công nghệ
    a) Khái niệm
    Mặc dù đ1 có những nghiên cứu về chuyển giao côngnghệ nhưng hiện
    nay vẫn còn có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm chuyển giao công
    nghệ. Các quan niệm tuy khác biệt về nội dung cụ thể và cách tiếp cận nhưng
    có những điểm chung sau đây:
    - Thứ nhất, Hoạt động chuyển giao công nghệ có hai bên tham gia và
    có yếu tố quyết định là công nghệ mới;
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...