Tiểu Luận Chuyển giá

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: CHUYỂN GIÁ

    Tiểu luận cao học ĐH kinh tế TP.HCM. Tiểu luận bao gồm file world và pp

    MỤC LỤC

    Chương 1 Khái niệm . 1
    Chương 2 Nguyên nhân xuất hiện chuyển giá. 2
    2.1 Các yếu tố bên trong. 2
    2.2 Các yếu tố bên ngoài 2
    Chương 3 Các phương pháp chuyển giá phổ biến. 5
    3.1 Chuyển giá thông qua hình thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn. 5
    3.2 Chuyển giá bằng cách nâng khống trị giá công nghệ, thương hiệu (tài sản vô hình) 5
    3.3 Nhập khẩu nguyên vật liệu từ công ty mẹ ở nước ngoài, hoặc từ công ty đối tác trong liên doanh với giá cao 5
    3.4 Chuyển giá thông qua hình thức nâng chi phí các đơn vị hành chính và quản lý. 6
    3.5 Thực hiện chuyển giá thông qua việc điều tiết giá mua bán hàng hóa. 6
    3.6 Chuyển giá thông qua hoạt động tín dụng. 6
    3.7 Chuyển giá thông các trung tâm tái tạo hóa đơn. 7
    Chương 4 Tác động của chuyển giá. 8
    4.1 Đối với bản thân các công ty thực hiện chuyển giá. 8
    4.1.1 Tích cực: 8
    4.1.2 Tiêu cực: 8
    4.2 Đối với các quốc gia tiếp nhận dòng vốn đầu tư. 9
    4.2.1 Tích cực: 9
    4.2.2 Tiêu cực: 9
    4.3 Tác động đối với quốc gia xuất khẩu đầu tư. 11
    4.3.1 Tích cực: 11
    4.3.2 Tiêu cực: 11
    4.4 Đối với người tiêu dùng. 12
    Chương 5 Thực trạng chuyển giá và hoạt động chống chuyển giá ở Việt Nam . 13
    5.1 Thực trạng chuyển giá ở Việt Nam: 13
    5.2 Hoạt động chống chuyển giá ở Việt Nam: 18
    5.2.1 Cơ sở pháp lý: 18
    5.2.2 Tình hình chống chuyển giá ở Việt Nam 19
    5.2.2.1 Khó khăn khách quan. 20
    5.2.2.2 Bất cập trong quản lý. 21
    Chương 6 Bài học và Giải pháp chống chuyển giá. 24
    6.1 Bài học. 24
    6.1.1 Bài học chống chuyển giá của Mỹ. 24
    6.1.2 Bài học chống chuyển giá của Australia. 26
    6.1.3 Bài học chống chuyển giá ở Anh Quốc. 28
    6.1.4 Bài học chống chuyển giá của Trung Quốc. 29
    6.1.5 Bài học chống chuyển giá của Thái Lan. 30
    6.2 Giải pháp chống chuyển giá. 31
    Chương 1 Khái niệmChuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với sản phẩm (tài sản hữu hình, tài sản vô hình, dịch vụ, lãi tiền vay) được chuyển dịch giữa các bên có quan hệ liên kết không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường (giá thị trường), nhằm tối thiểu hoá tổng số thuế phải nộp của tất cả các bên liên kết trên toàn cầu.
    Chuyển giá được tiến hành theo một kế hoạch rất bài bản, tinh vi để chuyển lợi nhuận về nơi có mức thuế thấp hoặc được miễn thuế thông qua giá cả không sòng phẳng giữa các thành viên trong tập đoàn hoặc các bên liên kết của các công ty đa quốc gia. Như vậy, có thể nói rằng chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá trị mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, tài sản trong quan hệ giữa các bên liên kết. Hành vi đó có đối tượng tác động là giá cả, được thực hiện thông qua các hợp đồng kinh tế về mua bán hàng hóa, tài sản, cung cấp dịch vụ.

    Chương 2 Nguyên nhân xuất hiện chuyển giá2.1 Các yếu tố bên trongChuyển giá giúp các doanh nghiệp chia sẻ việc thua lỗ với các thành viên, nhờ vậy các khoản thuế phải nộp giảm xuống và tình hình kinh doanh trở nên sáng sủa hơn một cách giả tạo.
    Các doanh nghiệp thực hiện việc chuyển giá nhằm giảm thiểu rủi ro khi giao dịch các sản phẩm và dịch vụ có tính đặc thù cao, độc quyền và tính bảo mật cao như trong các ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, y dược, .
    Chuyển giá để tối ưu hoá lợi nhuận về công ty mẹ ở nước ngoài trong khi đó báo cáo thua lỗ tại quốc gia đang kinh doanh để khỏi đóng thuế và nhiều trường hợp được hoàn thuế.
    Chuyển giá nhằm tối thiểu hóa chi phí thuế mà doanh nghiệp phải nộp cho quốc gia mà doanh nghiệp có thành viên hoạt động sản xuất kinh doanh.
    Ngoài ra, chuyển giá còn nhằm làm đẹp báo cáo tài chính tại công ty mẹ (có thể là trong ngắn hạn) và đẩy lỗ sang công ty con.
    Chuyển giá còn là công cụ để thực hiện mục tiêu chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ dùng tiềm lực tài chính của mình và hành vi chuyển giá bất hợp pháp hạ giá thành sản phẩm, kéo dài thời gian thua lỗ củamình. Sau khi chiếm lĩnh được thị trường, doanh nghiệp sẽ từ từ nâng giá sản phẩm để bù đắp thua lỗ trong thời kỳ trước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...