Luận Văn Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/4/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. TỔNG QUAN CHUYỂN GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ Q UỐC TẾ
    1. Khái niệm “chuyển giá” (transfering pricing)
    1.1 Quan điểm 1
    Chuyển giá là thuật ngữ ám chỉ hành vi đặt giá của các công ty đa quốc gia khác với giá
    cả theo nguyên tắc thị trường nhằm thực hiện mục đích nào đó.
    Công ty đa quốc gia có thể chuyển giá nhằm tránh thuế, chiếm lĩnh thị phần, biến liên
    doanh thành công ty 100% vốn nước ngoài
    1.2 Quan điểm 2
    Là hoạt động mang tính chủ quan, cố ý của các tập đoàn đa quốc gia nhằm tối thiểu hóa
    số thuế phải nộp bằng cách ấn định giá mua bán sản phẩm, nguyên vật liệu giữa các
    công ty trong cùng một tập đoàn, không theo giá thị trường nhằm thu được lợi nhuận cao
    nhất
    1.3 Quan điểm 3
    Là một hành vi thông đồng giữa các công ty của cùng một tập đoàn để thực hiện dàn xếp
    áp đặt về mặt giá cả giữa các công ty không dựa trên giá thị trường nhằm chuyển lợi
    nhuận từ nước này sang nước khác, tránh nộp thuế đầy đủ, từ đó nâng cao hiệu quả kinh
    doanh của cả tập đoàn.
    1.4 Quan điểm 4
    Chuyển giá là việc định giá hàng hóa dịch vụ chuyển giao giữa các công ty liên kết đóng
    ở các quốc gia khác nhau nhằm tối ưu hóa lợi nhuận của tập đoàn.
    2. Đặc điểm
    Cho đến nay, tồn tại rất nhiều khái niệm về chuyển giá, tuy nhiên, dù hiểu theo
    cách nào thì để kết luận một hành vi có phải là chuyển giá hay không, thì nó phải bao
    gồm 3 đặc điểm đặc trưng sau đây:
    Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 2
    GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài
    2.1 Giá cả: giá mua bán hàng hóa, tài sản hữu hình, vô hình, các hoạt động vay, tài
    trợ đều dựa trên sự tính toán chủ quan của các nhá quản lý tập đoàn đa quốc gia, giá
    này có thể cao hơn, hoặc thấp hơn giá thị trường.
    2.2 Định giá chuyển giao: (price tranfering) là việc sử dụng các phương pháp để xác định
    giá cả của các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ trong một công ty đa quốc gia phù hợp với
    thông lệ quốc tế và được chấp nhận bởi các quốc gia nơi mà các công ty con của công ty
    đa quốc gia đang hoạt động.
    2.3 Mối quan hệ của các công ty: các công ty liên quan trong hoạt động chuyển giá này
    đều có mối quan hệ đặc biệt với nhau, như quan hệ giữa công ty mẹ - công ty con, giữa
    các công ty liên kết, . Có thể nói đây là mối quan hệ cộng sinh về quyền lợi tài chính và
    tổ chức.
    3. Phân biệt các hoạt động: giá chuyển giao - gian lận giá - chuyển giá
    Chuyển giao, hay cụ thể là chuyển giao nội bộ là những hoạt động mua bán qua lại
    giữa công ty mẹ và công ty con hoặc giữa các công ty con của MNCs với nhau. Các công
    ty con của MNCs hoạt động trên phạm vi của nhiều quốc gia khác nhau do đó các giao
    dịch nội bộ của các MNCs diễn ra rất đa dạng và phức tạp với số lượng ngày càng nhiều
    và giá trị ngày càng lớn. Các hoạt động này được thực hiện thông qua các giao dịch như:
    giao dịch chuyển giao nội bộ tài sản cố định hữu hình hay tài sản cố định vô hình; chuyển
    giao nguyên vật liệu, thành phẩm, thông qua sự dịch chuyển nguồn vốn như cho vay và đi
    vay nội bộ; qua việc tài trợ và nhận tài trợ về các nguồn lực như tài lực và nhân lực, qua
    sự cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn quản lý; qua các chi phí cho việc quảng
    cáo và chi phí nghiên cứu phát triển.
    Giá chuyển giao là giá của các loại hàng hóa hữu hình và vô hình hay giá của việc
    cung cấp dịch vụ của một công ty chuyển giao cho một công ty liên kết. Giá chuyển giao
    của các hàng hóa hữu hình và dịch vụ là các khoản thanh toán về phí dịch vụ và tiền bản quyền
    cho công ty mẹ, hay là tiền lãi trả cho công ty mẹ.

    Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 3
    GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài
    Gian lận giá là hành vi doanh nghiệp khai giá thấp hơn giá thực tế để trốn thuế
    hoặc thực bán hàng giá cao nhưng lập hoá đơn, hạch toán theo mức giá thấp hơn để trốn
    thuế giá trị gia tăng (GTGT), trốn thế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) . Tình trạng khá
    phổ biến hiện nay trong kinh doanh ô tô, xe máy là người mua phải trả theo mức giá thực
    tế cao hơn rất nhiều so với giá ghi trên hóa đơn, phần chênh lệch ngoài hóa đơn được
    nhiều người giải thích rằng sẽ dùng để rải cho nhiều khâu gian lận từ nhập khẩu, khai hải
    quan đến các khâu luân chuyển trong nội địa.
    Gian lận giá thường có phạm vi rộng hơn hành vi chuyển giá bởi vì hành vi
    chuyển giá chỉ có thể được thực hiện bởi cả 2 bên mua và bán hoặc cùng với cả bên thứ
    3. Trong khi gian lận giá có thể đồng thời được thực hiện bởi cả 2 hoặc nhiều bên trong
    giao dịch mua/bán hàng hoá, dịch vụ (cùng thông đồng giữa các bên) nhưng cũng không
    ít trường hợp gian lận giá được thực hiện ngay tại ở một bên bằng những thủ đoạn nghiệp
    vụ.
     Tóm lại, khi giá chuyển giao nội bộ cao hơn hay thấp hơn giá thị trường thì xảy
    ra hoạt động chuyển giá. Hoạt động chuyển giao là hợp pháp nếu giá chuyển giao
    phù hợp với giá thị trường, còn chuyển giá và gian lận giá đều là những hoạt động
    phạm pháp, và bị cấm.
    4. Nguyên nhân của hiện tượng chuyển giá
    Hành vi chuyển giá thông qua việc các tập đoàn,các công ty mẹ tại nước ngoài ký kết hợp
    đồng sản xuất kinh doanh, dịch vụ với các nước với đơn giá cao, sau đó giao lại cho các
    công ty con tại Việt Nam với giá rất thấp và ngược lại một phần là do các nguyên nhân
    sau đây:
    4.1 Động cơ tối đa hoá lợi nhuận: DN nói chung, các tập đoàn đa quốc gia nói riêng,
    không bao giờ từ bỏ các cơ hội, các biện pháp nhằm tối đa hoá lợi nhuận, kể cả các hành
    vi chuyển giá, gian lận giá, gian lận thương mại, Chuyển giá thông qua các giao dịch
    hàng hoá, dịch vụ, vốn đầu tư qua biên giới sẽ khó bị phát hiện hơn so với các gian lận

    Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 4
    GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài
    khác và kể cả trong trường hợp bị phát hiện thì việc xử lý cũng không hề đơn giản bởi
    chính phủ của mỗi nước thường có thiên hướng bảo vệ DN của mình vì lợi ích quốc gia.
    4.2 Quyền tự do định đoạt trong kinh doanh thương mại và đầu tư: đã tạo cơ hội cho các
    DN được quyền quyết định giá trong các giao dịch. Do đó, trong quan hệ với các bên liên
    kết, các DN được toàn quyền định mua, bán, trao đổi những hàng hoá hoặc dịch vụ theo
    mức giá họ mong muốn và được thể hiện trong các văn kiện, hợp đồng được luật pháp
    quốc tế bảo hộ.
    4.3 Mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa các nhóm liên kết: vừa thuận lợi trong điều
    hành trong phạm vi rộng lớn, vừa có được lợi ích kinh tế nhiều hơn. Sự khác biệt về mức
    giá giao dịch được thực hiện giữa các bên so với giá chung của thị trường sẽ đưa đến kết
    quả là một bên có thể được lợi ít hơn hoặc thiệt hại, trong khi bên kia được lợi nhiều hơn
    nhưng xét về tổng thể lợi ích của toàn cục họ sẽ được nhiều. Chuyển giá mang lại lợi ích
    toàn cục được nhiều hơn do “né thuế”, do đó, các DN có mối quan hệ liên kết không thể
    bỏ qua hành vi này.
    4.4 Sự khác biệt về môi trường đầu tư, kinh doanh; sự khác biệt về chính sách, pháp luật,
    thể chế giữa các quốc gia, cũng vừa tạo ra động cơ, đồng thời cũng tạo ra những điều
    kiện để các tập đoàn đa quốc gia xây dựng và triển khai thực hiện được chiến lược
    chuyển giá của họ. Sự khác biệt trong chính sách thuế, đặc biệt là các ưu đãi thuế là bức
    tranh phổ biến và rõ nét trong thời gian vừa qua, có thể nói rất nhiều, gần như đại đa số
    các nước đang phát triển đều sử dụng các chính sách ưu đãi thuế là một trong những công
    cụ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
    Bên cạnh đó, các yếu tố về chính trị, về chính sách đối ngoại của những nơi,
    những khu vực bị “lép vế” hơn so với các khu vực khác cũng làm nảy sinh hành vi
    chuyển giá và nó được triển khai thực hiện vòng vèo hơn, qua các nước trung gian khác.


    Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 5
    GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài
    5. Các hình thức chuyển giá
    Trên thực tế, các hình thức chuyển giá quốc tế rất đa dạng, phong phú. Tuỳ vào
    hoàn cảnh kinh doanh khác nhau mà các MNCs sử dụng các biện pháp khác nhau để thực
    hiện chuyển giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu. Bằng cách nhóm các
    hình thức theo đặc điểm chung, ta có thể chia thành các dạng hình thức chuyển giá như
    sau:
    5.1 Định giá các yếu tố đầu vào cao hơn giá thị trường
    Các yếu tố đầu vào được định giá cao từ trong giai đoạn đầu của quá trình đầu tư (như
    kê khai vốn góp bằng tài s ản vô hình cũng như vô hình để góp vốn kinh doanh) đến khi
    dự án trong giai đoạn triển khai (như chi phí nhập nguyên phụ liệu, chi phí tư vấn, làm
    quảng cáo ở nước ngoài ).
     Chuyển giá thông qua hình thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn: là nhà đầu tư, bất
    cứ ai cũng muốn phần vốn của mình chiếm giá trị lớn trong tổng số vốn pháp định, nên
    dù đầu tư bằng hình thức liên doanh hay 100% vốn đầu tư nước ngoài, đều tìm mọi cách
    để nâng cao trị giá phần vốn góp của mình. Việc làm này mang lại lợi ích to lớn và cụ
    thể, như đầu tư dưới dạng liên doanh, sẽ giúp gia tăng quyền chi phối các quyết định liên
    quan đến hoạt động của dự án, tăng mức lợi nhuận được chia, tỷ lệ trị giá tài sản được
    chia sau khi kết thúc dự án cũng được tăng. Hoặc đối với công ty 1oo% vồn nước ngoài,
    việc tăng tài sản góp vốn ảnh hưởng đến việc khấu hao tài sản cố định. Chủ đầu tư sẽ
    mau hoàn vốn, giảm rủi ro và giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp do chi cao.
     Chuyển giá bằng cách nâng khống trị giá công nghệ, thương hiệu : quản lý, s ở
    hữu và sử dụng tài sản vô hình đã khó, việc định giá các tài s ản vô hình này lại còn phức
    tạp hơn nhiều. Vì vậy, mặc dù lợi ích của việc chuyển giao/ góp vốn bằng tài sản vô hình
    dễ dàng nhận thấy cho nhà tiếp nhận, nhưng đây cũng là một kẽ hở mà các nhà đầu tư
    thường hay lợi dụng, bằng cách định giá cao phần vốn góp này.
     Nhập khẩu nguyên phụ liệu từ công ty mẹ ở nước ngoài hoặc từ công ty đối tác
    trong liên doanh với giá cao: Hành động này nhằm hai mục đích, một là thông qua việc
    Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 6
    GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài
    thanh toán tiền hàng nhập khẩu, vô hình chung đã chuyển một phần lợi nhuận ra nước
    ngoài. Hai là, khi mua hàng nhập khẩu với giá đắt, chi phí được hạch toán tăng lên, thu
    nhập chịu thuế của doanh nghiệp giảm xuống, làm cho tổng lợi nhuận sau thuế tăng.
     Làm quảng cáo ở nước ngoài với chi phí cao: tương tự, việc thuê các công ty nước
    ngoài (hầu hết các trường hợp, công ty này là công ty con con trong cùng một tập đoàn)
    với chi phí quảng cáo rất cao, thậm chí là cao ở mức bất thường cũng là một hình thức
    chuyển lợi nhuận sang cho tập đoàn mẹ. Việc này đồng thời gây thất thu nguồn thuế đáng
    kể cho quốc gia tiếp nhận đầu tư, do chi phí quảng cáo nằm trong khoản mục chi phí kinh
    doanh, chi phí tăng cao kéo theo lợi nhuận chịu thuế giảm.
     Chuyển giá thông qua hình thức nâng chi phí các đơn vị hành chính và quản lý:
    thông qua các hợp đồng tư vấn, thuê chuyên gia, thuê quản lý từ công ty mẹ hoặc công ty
    con khác trong cùng một tập đoàn; hoặc cử chuyên viên, công nhân sang thực tập, tham
    gia các khóa huấn luyện tại công ty mẹ với chi phí cao, các công ty có vốn FDI đã thực
    hiện hành vi chuyển giá để chuyển lợi nhuận về nước.
    5.2 Định giá các yếu tố đầu ra thấp hơn giá thị trường
    Một số doanh nghiệp FDI (chủ yếu là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) khi
    xuất hàng ra khỏi lãnh thổ nước tiếp nhận đầu tư thường xuất về công ty mẹ hoặc công ty
    con khác tại các nước có thuế suất thuế thu nhập công ty thấp, với hóa đơn xuất bán thấp
    hơn nhiều so với giá thành; hoặc có tình trạng một số dịch vụ thu tiền ở nước ngoài
    không được phản ánh đúng doanh thu để giảm số thuế phải nộp tại các nước này. Việc
    này nhằm mục đích giảm đi lợi tức phải kê khai ở nước tiếp nhận đầu tư, trong khi số lợi
    tức này trên sổ sách của đơn vị được hiểu ngầm rằng đã được bù trừ bởi số “lãi đầu vào”
    thu được từ việc khai khống các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp.
    Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI được thành lập từ một công ty mẹ ở chính
    quốc, hoạt động trên thị trường nội địa cũng có chính sách tương tự như trên: tiêu thụ
    hàng hóa với giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường.

    Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 7
    GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài
    5.3 Chuyển giá thông qua hoạt động tài trợ
    Hoạt động tài trợ gồm có tài trợ bằng nghiệp vụ vay và tài trợ bằng cách cung cấp
    thiết bị, máy móc, dịch vụ tư vấn cho nước được tài trợ vốn (ODA). Công ty mẹ tài trợ
    vốn cho công ty con nhưng không phải với mục đích tăng vốn góp chủ sở hữu, mà tài trợ
    cho các tài sản cố định làm cho chi phí hoạt động tài chính tăng cao như chi phí chênh
    lệch tỷ giá, chi phí lãi vay và chuyển một phần lợi nhuận về nước dưới dạng lãi vay
    và chi phí bảo lãnh vay vốn để tránh thuế thu nhập doanh nghiệp, tránh lỗ do chênh lệch
    tỷ giá về sau. Bên cạnh đó, khi tài trợ cung cấp máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, dịch
    vụ tư vấn cho nước được tài trợ vốn, nhiều nhà cung cấp ở nước tài trợ nâng giá thiết bị,
    nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ lên cao đẩy giá đầu tư lên cao có lợi cho nước tài trợ.
    5.4 Chuyển giá thông qua chênh lệch thuế suất
    Lợi dụng sự chênh lệch về thuế suất thuế lợi tức và thuế quan giữa hai quốc gia mà
    các công ty MNCs thực hiện hành vi chuyển giá. Cụ thể là về thuế lợi tức, nhằm tối thiểu
    hóa tổng số thuế lợi tức hay thuế quan phải nộp, một MNCs sẽ tối đa hóa chi phí tại một
    nước có thuế suất cao và tối đa hóa thu nhập ở nước có thuế suất thấp. Thủ thuật của
    hành vi chuyển giá của MNCs tại một nước có thuế suất cao là định giá cao ở các đầu vào
    nhập khẩu và định giá thấp ở các đầu ra xuất khẩu. Mặt khác, sự khác biệt về thuế quan
    cũng là động cơ của chuyển giá. Nếu thuế suất nhập khẩu ở nước tiếp nhận đầu tư cao
    hơn, công ty mẹ ở nước ngoài sẽ định giá thấp hàng nhập khẩu vào công ty con để giảm
    thuế phải nộp. Tương tự, nếu thuế suất thuế xuất khẩu ở nước tiếp nhận đầu tư thấp hơn,
    các công ty con này sẽ định giá thấp hàng xuất khẩu cho công ty mẹ.
    6. Vai trò và hậu quả của chuyển giá
    6.1 Đối với quốc gia xuất khẩu vốn đầu tư
    a. Vai trò
    Thu được ngoại tệ nhiều hơn nhờ đó góp phần cải thiện cán cân thương mại, cán cân
    thanh toán quốc tế. Sự hoạt động của các công ty mẹ tốt hơn về hình thức cũng tác động
    Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 8
    GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài
    tốt hơn đến hiệu quả kinh tế xã hội: đóng góp nhiều thuế hơn cho nhà nước, tác động tốt
    tới tăng trưởng GNP của nước xuất khẩu vốn đầu tư.
    b. Hậu quả
    Thất thu một khoản thuế nhất định: khoản thuế thất thu này bắt nguồn từ việc
    chênh lệch thuế suất giữa nước xuất khẩu vốn và nước tiếp nhận vốn. Khi các khoản thuế
    này ở nước xuất khẩu vốn cao hơn nước tiếp nhận thì các khoản lợi nhuận núp bóng dưới
    nhiều hình thức sẽ chạy từ công ty mẹ ra nước ngoài sang các công ty con, để công ty mẹ
    có thể tối thiểu hóa số thuế phải nộp. Từ đó, quốc gia xuất khẩu vốn thất thu một khoản
    thuế do hoạt động chuyển giá của các tập đoàn có trụ sở tại nước mình gây ra.
    6.2 Đối với quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư
    a. Vai trò
    Quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư thường có mức thuế thu nhập thấp để thu hút đầu
    tư, do đó xảy ra hoạt động chuyển giá ngược, tức là thông qua hình thức trả các chi phí
    cao, như chi phí mua hàng, chi phí tư vấn lợi nhuận sẽ được chuyển từ công ty mẹ sang
    công ty con. Việc làm này giúp cho công ty mẹ tránh được các mức thuế thu nhập cao tại
    nước mình, đồng thời làm cho quốc gia tiếp nhận đầu tư tăng thu nhập ngoại tệ.
    b. Hậu quả
     Cơ cấu vốn của nền kinh tế ở quốc gia tiếp nhận vốn sẽ bị đột ngột thay đổi do
    việc thực hiện hành vi chuyển giá của các MNCs làm các luồng vốn chảy vào nhanh
    mạnh, s au đó lại có xu hướng chảy ra trong thời gian ngắn. Hậu quả là tạo ra một bức
    tranh kinh tế bị sai lệch ở các quốc gia này trong các thời kì khác nhau.
     Đối với các quốc gia được coi là thiên đường về thuế, họ là những người hưởng
    lợi từ hoạt động chuyển giá trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn, họ phải đương đầu với
    các khó khăn tài chính khi các MNC thoái vốn do các thu nhập không bên vững trước đây
    trong ngắn hạn không phản ánh chính xác sức mạnh của nền kinh tế.

    Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 9
    GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài
     Với việc thực hiện hành vi chuyển giá và thao túm thị trường, chính phủ các nước
    tiếp nhận đầu tư sẽ khó khăn hơn trong việc hoạch định chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ
    mô.
     Hoạt động chuyển giá sẽ phá vỡ cán cân thanh toán quốc tế và các kế hoạch kinh
    tế của các quốc gia tiếp nhận đầu tư, chính vì thế nếu không kiểm soát tốt sẽ dẫn tới lệ
    thuộc vào nền kinh tế của chính quốc, về lâu dài có thể dẫn tới lệ thuộc về chính trị
     Tạo ra một sự độc quyền về nhãn hiệu sản phẩm từ chính sách bán hạ giá sản
    phẩm đầu ra. Đẩy các doanh nghiệp cạnh tranh trong nước vào thế bất lợi, quốc gia tiếp
    nhận đầu tư khó khăn trong việc thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước phát triển.
     Ngoài ra hoạt động chuyển giá, trong ngắn hạn, người tiêu dùng tại quốc gia này
    được hưởng lợi khi mua hàng giá rẻ ví các doanh nghiệp FDI trong giai đoạn đầu có thể
    hạ giá để giành thị phần và bóp chết các doanh nghiệp nội địa cạnh tranh với mình.
    Nhưng về lâu dài, khi họ thành công và chiếm lĩnh thị trường và thị phần, người tiêu
    dùng buộc phải tuân theo luật chơi, mà chính xác hơn là phụ thuộc vào sản phẩm và giá
    cả mà các doanh nghiệp này đưa ra.

    6.3 Nhìn dưới góc độ MNCs

    a. Tác động tí ch cực
    Được hưởng lợi từ chính sách ưu đãi đầu tư (như thuế suất, lĩnh vực đầu tư ) tạo
    điều kiện cho các MNC dễ dàng trong việc thực hiện giảm thiểu trách nhiệm ở quốc gia
    MNC đang đầu tư. Thực hiện chuyển giá, các MNC sẽ bảo toàn được nguồn vốn đầu tư,
    nhanh chóng cóđược dòng ngân lưu cho các cơ hội đầu tư khác.Thực hiện chuyển giá sẽ
    giúp các MNC nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường ở các nước đang đầu tư.


    Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 10
    GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài
    b. T ác động ti êu cực
    Nếu bị các quốc gia phát hiện và thực hiện chế tài thì các MNC phải chịu một
    khoản phạt rất lớn, bị rút giấy phép kinh doanh tại quốc gia đó hoặc ảnh hưởng nghiêm
    trọng trên thương trường quốc tế dẫn tới sự chú ý nhiều và chặt chẽ hơn của các cơ quan
    thuế ở những nước MNC đi đầu tư sau đó.

    7. Vai trò và hậu quả của chống chuyển giá
    7.1 Vai trò
    Nếu việc hoạt động chống chuyển giá được kiểm soát chặt chẽ, cả quốc gia tiếp
    nhận và quốc gia xuất khẩu vốn đầu tư đều có thể hạn chế tối đa sự thất thu vế thuế do
    các MNC gây ra.
    Đối với quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư, chống chuyển giá sẽ giúp quốc gia này ít
    khó khăn hơn trong việc kiểm soát được luồng vốn chảy vào trong nước và trong việc
    thực hiện hoạch định chính sách để điều tiết nên kinh tế vĩ mô. Từ đó, quốc gia tiếp nhận
    vốn có thể chủ động hơn trong các kế hoạch kinh tế của ḿn h. Môi trường cạnh tranh trở
    nên lành mạnh hơn, giúp các ngành sản xuất trong nước phát triển một cách công bằng,
    dưới sự hỗ trợ, tạo điều kiện của nhà nước. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người
    tiêu dùng trong nước cũng được bảo vệ và có nhiều sản phẩm thay thế hơn để lựa chọn.
    7.2 Hậu quả
    Chống chuyển giá quá gắt gao sẽ dẫn đến tình trạng các tập đoàn không còn thấy
    hấp dẫn đối với môi trường đầu tư, và tìm kiếm cơ hội đầu tư ở một quốc gia khác có
    chính sách thông thoáng và mức thuế suất thấp hơn, hậu quả là quốc gia tiếp nhận đầu tư
    sẽ không có nhiều cơ hội nhận được vốn từ các tập đoàn này, thiếu hụt một lượng thu
    nhập ngoại tệ đáng kể để phát triển kinh tế xã hội trong nước.


    Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 11
    GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài
    8. Tại sao một số quốc gia “lơ là” trong việc chống chuyển giá
    Chuyển giá là hiện tượnng tất yếu, xảy ra trên phạm vi thế giới. Trong hoạt động
    kinh doanh mang tính toàn cầu, thuế rẻ tạo nên một lợi thế cạnh tranh và vì vậy các tập
    đoàn đa quốc gia luôn tìm cách chuyển các hồ sơ thuế về nơi có mức thuế thấp để khai
    thác lợi thế cạnh tranh ấy.
    Có thể dễ dàng nhận thấy nhiều quốc gia rất lỏng lẻo trong công tác quản lý, kiểm
    soát hoạt động chống chuyển giá. Lý do không phải là vì họ không nhìn thấy tác động
    tiêu cực của hiện tượng chuyển giá hay không có khả năng xây dựng hệ thống pháp luật
    chặt chẽ , mà bởi vì các quốc gia đó đặt mục tiêu thu hút vốn đầu tư lên trên hết, bằng
    cách hạ mức lãi suất thấp nhất, cho phép bảo vệ sự bí mật thông tin về tài sản cho các
    doanh nghiệp và cá nhân bất chấp một số hậu quả do nó mang lại.
    Vậy với mức thuế suất thấp gần như bằng 0 đó, ngoài mục tiêu thu hút vốn đầu tư,
    việc lơ là hoạt động chống chuyển giá còn mang lại lợi ích gì cho các quốc gia thiên
    đường về thuế? Thực tế cho thấy, nhiều quốc gia có được nguồn thu đáng kể trong việc
    thu các loại phí liên quan tới hoạt động đăng ký, cấp giấy phép kinh doanh, phí ngân
    hàng, và phát triển một số ngành công nghiệp ăn theo khi đông đảo các nhà đầu tư nước
    ngoài thành lập doanh nghiệp tại quốc gia đó.
    Tuy nhiên, Chính phủ nhiều nước trên thế giới bắt đầu tập trung nhiều nỗ lực công
    kích với mục đích dần loại bỏ những “thiên đường thuế” trên khắp trái đất. Hiện cả Mỹ
    và châu Âu đều cho biết, đã đến lúc không cho phép làm ngơ trong quan hệ với những
    quốc gia cung cấp offshore (chính sách miễn thuế hoặc có ưu đãi đặc biệt về thuế với các
    công ty nước ngoài). Trong khi bản thân những nước trên cũng không dễ dàng từ bỏ một
    nguồn lợi béo bở của mình.
    Một số quốc gia/vùng lãnh thổ được coi là thiên đường về thuế: Antigua và
    Barbuda, Bahamas, Bermuda, BVI, Cyprus, Hồng Kông, Isle of Man, Jersey,
    Liechtenstein, Macau, Mauritius, Monaco, Panama, quần đảo Cayman, Singapore, tiểu


    Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 12
    GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài
    bang Delaware Hoa Kỳ, Thụy Sỹ, United States Virgin Islands. Giờ đây, danh sách đen
    chỉ còn lại 4 quốc gia, đó là Liechtenstein, Monaco, Andorra và Switzerland.
    9. Các biện pháp chung chống chuyển giá trong hoạt động đầu tư quốc tế
    9.1 Các biện pháp mang tính học thuật
    Nguyên tắc cơ bản của việc chống chuyển giá: bản chất của chuyển giá là việc xác
    định giá không theo nguyên tắc giá thị trường, nên một trong những biện pháp chống
    chuyển giá là quy định các cách thức định giá thị trường trong giao dịch giữa các bên liên
    kết.
     Các cơ quan Thuế cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra liệu có hiện tượng chuyển
    giá tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hay không bằng 5 phương pháp xác định giá
    thị trường của sản phẩm trong giao dịch liên kết theo thông tư 66/2010/TT-BTC đã đưa
    ra đó là:
     Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập
     Phương pháp giá bán lại
     Phương pháp giá vốn cộng lãi
     Phương pháp so sánh lợi nhuận
     Phương pháp tách lợi nhuận.
     Thông tin về giá cả, giá thành, giá trị mua bán, lợi nhuận và các thông tin của
    các công ty FDI phải được lưu giữ lại mang tính hệ thống trong nhiều năm để có khả
    năng đánh giá về những thỏa thuận về giá trong quá khứ và hiện tại.
     Hoàn thiện các văn bản pháp luật đặt cơ sở pháp lý cho việc phát hiện và phạt hiện
    tượng chuyển giá.


    Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 13
    GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài
     Nhân viên thuế của các cơ quan quản lý phải có nghiệp vụ giỏi để xem xét các
    chứng từ, thông tin để phát hiện một cách thuyết phục các hành vi chuyển giá.
    9.2 Năm phương pháp xác định giá thị trường của sản phẩm trong giao dịch liên kết
    Để xác định giá thị trường phải tuân thủ nguyên tắc dựa trên cơ sở so sánh tính
    tương đương giữa giao dịch liên kết với giao dịch độc lập từ đó lựa chọn ra phương pháp
    xác định giá phù hợp. Theo đó, dù là sử dụng phương pháp nào thì việc so sánh cũng phải
    đưa giao dịch độc lập làm cơ sở quy chiếu về điều kiện tương đương với giao dịch liên
    kết. Do đó các giao dịch tương đối dùng để so sánh có thể không hoàn toàn giống
    giaodịch liên kết nhưng phải đảm bảo là không có các khác biệt trọng yếu. Trường hợp
    có khác biệt trọng yếu, việc so sánh phải dùng biện pháp phân tích và đánh giá các tiêu
    thứcảnh hưởng dẫn đến khác biệt nhằm loại trừ sự khác biệt mang lại sự tương đồng. Có
    4 tiêu thức được xem là những yếu tố có thể gây ra sự khác biệt, đó là đặc tính của
    sản phẩm, chức năng hoạt động của cơ sở kinh doanh, điều kiện của hợp đồng giao dịch
    và điều kiện kinh tế khi diễn ra giao dịch. Quá trình phân tính, đánh giá sẽ chỉ ra phương
    thức xác định giá thị trường nào là phù hợp nhất.
    - Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập: dựa vào đơn giá sản phẩm được
    vận dụng trong trường hợp giao dịch độc lập có điều kiện tương đương với giao dịch liên
    kết. Chẳng hạn như việc so sánh 2 hợp đồng được ký kết với 2 công ty khác nhau, 1 công
    ty có quan hệ liên kết và 1 công ty không có liên hệ gì. Sau khi trừ các khác biệt trọng
    yếu để hai hợp đồng trên tương đương về điều kiện giao dịch. Lúc đó sẽ có thể nhận thấy
    được sự chênh lệch giữa mức giá thị trường và mức giá khống được kê cao/ thấp để thực
    hiện chuyển giá.
    Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập thường được áp dụng cho các trường hợp:
     Các giao dịch riêng lẻ về từng chủng loại hàng hóa lưu thông trên thị trường.
     Các giao dịch riêng lẻ về từng loại hình dịch vụ, bản quyền, khế ước vay nợ.

    Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 14
    GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài
     Cơ sở kinh doanh thực hiện cả giao dịch độc lập và giao dịch liên kết về cùng một
    chủng loại sản phẩm.
    - Phương pháp giá bán lại: d ựa v ào g iá b án lại (h ay g iá b án ra) củ a s ản
    p hẩm do doanh nghiệp bán cho bên độc lập để xác định giá mua vào của sản phẩm đó từ
    bên liên kết.
    Phương pháp giá bán lại thường được áp dụng cho các trường hợp giao dịch đối với các
    sản phẩm thuộc khâu cung cấp dịch vụ đơn giản và thương mại phân phối có thời gian
    quay vòng từ khi mua vào đến khi bán ra ngắn, ít chịu biến động về tính thời vụ. Đồng
    thời, sản phẩm trước khi được bán ra không qua khâu gia công, chế biến, lắp ráp, thay đổi
    tính chất sản phẩm hoặc gắn với nhãn hiệu thương mại để làm gia tăng đáng kể giá trị sản
    phẩm.
    - Phương pháp giá vốn cộng lãi: được lựa chọn khi giao dịch liên kết thuộc khâu
    sản xuất khép kín để bán cho bên liên kết hoặc cung ứng đầu vào và bao tiêu đầu ra cho
    bên liên kết. Phương pháp này xác định giá dựa vào giá vốn hay giá thành của sản phẩm
    để xác định giá bán ra của sản phẩm đó cho bên liên kết.
    Phương pháp giá vốn cộng lãi thường được áp dụng cho các trường hợp:
     Giao dịch thuộc khâu sản xuất, lắp ráp, chế tạo, chế biến sản phẩm để bán
    cho các bên liên kết;
     Giao dịch giữa các bên liên kết thực hiện hợp đồng liên danh, hợp đồng hợp
    tác kinh doanh để sản xuất, lắp ráp, chế tạo, chế biến sản phẩm, hoặc thực hiện các thỏa
    thuận về cung cấp các yếu tố sản xuất đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra;
     Giao dịch về cung cấp dịch vụ cho các bên liên kết.
    - Phương pháp so sánh lợi nhuận: để thực hiện phương pháp này phải dựa trên tỷ
    suất sinh lời của sản phẩm trong giao dịch độc lập được chọn. Phương pháp này không
    cho ra kết quả về giá mà tính ra được thu nhập thuần trước thuế là cơ sở tính thuế TNDN.

    Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 15
    GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài
    Đây được xem là phương pháp mở rộng của phương pháp giá bán lại và giá vốn cộng lãi,
    nên có thể áp dụng đối chiếu trong trường hợp có những điều kiện tương tự.
    - Phương pháp tách lợi nhuận: Phương pháp tách lợi nhuận dựa vào lợi nhuận thu
    được từ một giao dịch liên kết tổng hợp do nhiều cơ sở kinh doanh (hoặc bên) liên kết
    thực hiện để xác định lợi nhuận thích hợp cho từng cơ sở kinh doanh (hoặc bên) liên kết
    đó theo cách các bên độc lập thực hiện phân chia lợi nhuận trong các giao dịch độc lập
    tương đương.
    Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp nhiều bên liên kết cùng thực
    hiện một giao dịch liên kết tổng hợp, chẳng hạn như cùng tham gia nghiên cứu phát triển
    sản phẩm mới, hoặc sản phẩm là tài sản vô hình độc quyền, kinh doanh chuyển tiếp từ
    khâu đầu đến khâu cuối gắn với quyền sở hữu trí tuệ.
    Trường hợp do tính đặc thù hoặc duy nhất của giao dịch liên kết mà không có có
    giao dịch độc lập tương đương để chọn một trong các phương pháp trên so sánh thì có thể
    sử dụng biện pháp tổng hợp (như mở rộng phạm vi lựa chọn sang phân ngành khác, xác
    định biên độ giá thị trường thích hợp bằng các phương pháp tổng hợp .) hoặc vận dụng
    các số liệu giữa kỳ (để tính mức giá sản phẩm, tỷ suất lợi nhuận .).

    10. Kinh nghiệm của các nước trong vấn đề chống chuyển giá
    Hiện nay, trên thế giới có hai hệ thống quan điểm chủ yếu về chuyển giá là của Tổ
    chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và của Mỹ. Hai hệ thống này tương tự như
    nhau ở những nội dung chính như khái niệm, phương pháp xác định giá, yêu cầu về thông
    tin, chứng từ lưu giữ của đối tượng nộp thuế Mỹ có xu hướng sáng tạo ra các phương
    pháp xác định giá mới, đưa ra hướng dẫn riêng cho hàng hoá hữu hình và vô hình bởi Mỹ
    là nước tiên phong trong phát triển sản phẩm sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, hầu hết các nước
    hiện nay đều thừa nhận quan điểm của OECD trong xử lý về giá chuyển giao vì nó có
    tính trung lập và tương đồng trong khả năng quản lý.

    Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 16
    GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài
    10.1 Mỹ
    Các quy định về giá chuyển giao đã trở thành một phần trong luật thuế của Mỹ từ
    thời điểm chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Khởi đầu là phần 482 của Luật Thu nhập nội
    bộ (IRC) ban hành năm 1968. Điều khoản 482 này được xây dựng nhằm cải thiện tình
    hình thất thu thuế của cơ quan Thuế. Theo đó, giá chuyển giao tài sản hữu hình và vô
    hình giữa các chi nhánh của một doanh nghiệp ở các nước khác nhau phải được xác định
    tương đương với giá cung cấp cho bên thứ ba, hoặc tương đương với giá của một doanh
    nghiệp khác có sản phẩm tương tự.
    Khi giá chuyển nhượng của doanh nghiệp làm thay đổi đáng kể số thuế thu nhập
    phải nộp, điều khoản này cho phép cơ quan thuế xác định lại giá chuyển giao nhằm tính
    lại lợi nhuận trước thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Ví dụ trường hợp của
    Nissan, công ty này chuyển nhượng ô tô và các phụ tùng với giá cao cho các chi nhánh ở
    Mỹ, làm cho lợi nhuận chi nhánh ở Mỹ giảm và lợi nhuận của công ty mẹ ở Nhật tăng lên
    gần 1 tỷ USD. Điều này đồng nghĩa với việc một phần số thuế thu nhập doanh nghiệp
    đúng ra phải nộp ở Mỹ đã được chuyển về cho Nhật. Năm 1993, Cơ quan Thuế nội địa
    của Mỹ (IRS) đã điều tra và phán quyết rằng hãng ô tô Nissan của Nhật Bản đã tránh thuế
    bằng cách định giá rất cao các loại xe nhập khẩu vào Mỹ, cuối cùng Nissan phải nộp một
    khoản tiền phạt là 170 triệu USD.
    Tháng 10/1988, Cơ quan Thuế nội địa Mỹ (IRS) đề nghị hai phương pháp nhằm
    thiết lập tiêu chuẩn cân xứng với thu nhập. Một là dựa trên phân tích các giao dịch có thể
    so sánh; hai là dựa trên việc tách lợi nhuận giữa các bên có liên kết.
    Tháng 1/1992, IRS ban hành quy định giới thiệu ba phương pháp định giá mới, tất
    cả dựa trên việc đối chiếu các tài liệu về kết quả giao dịch. Tháng 1/1993, IRS ban hành
    quy định tạm thời. Ngày 1/7/1994 quy định chính thức được ban hành, có hiệu lực từ
    ngày 8/7/1994 cho đến nay.
    Quy định yêu cầu giá chuyển giao tài sản vô hình phải được xác định theo một
    trong bốn phương pháp sau: Phương pháp giao dịch không liên kết có thể so sánh (CUT);
    Phương pháp lợi nhuận có thể so sánh (CPM); Phương pháp tách lợi nhuận; và các

    Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 17
    GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài
    phương pháp khác không định rõ. Về hình thức xử phạt, số tiền phạt vi phạm về giá
    chuyển giao dao dộng từ 20-40% số thuế khai thiếu.
    10.2 OECD
    Ngày 8/7/1994, OECD đưa ra dự thảo “Hướng dẫn giá chuyển giao đối với các
    công ty đa quốc gia và các cơ quan quản lý thuế ”. OECD hướng dẫn cho các công ty đa
    quốc gia và các cơ quan quản lý thuế dựa trên nguyên tắc “định giá công bằng”. Trong
    việc kiểm soát giao dịch giữa hai công ty ở hai nước khác nhau, hai cơ quan thuế có thể
    thống nhất cách áp giá giao dịch để tránh bị đánh thuế hai lần. Khi đó, mỗi bên sẽ được
    chia một phần lợi nhuận, chứ không có chuyện một nước gánh toàn bộ chi phí, còn nước
    kia được hưởng toàn bộ lợi nhuận.
    Hướng dẫn cũng đề ra các phương pháp tính giá chuyển giao, trong đó phương
    pháp phân chia lợi nhuận được coi là tốt nhất trong phần lớn các trường hợp, và là
    phương pháp tương đối trực tiếp. Phương pháp này xác định lãi gộp để phân chia giữa
    các công ty liên kết dựa trên cơ sở giá trị kinh tế để phân chia phần lợi nhuận dự kiến và
    được phản ánh trong hợp đồng ký kết giữa các bên.
    Tháng 7/1995 OECD bản hướng dẫn chính thức được ban hành. Trong đó
    chương 6 của bản hướng dẫn là “Những xem xét đặc biệt đối với quyền sở hữu tài sản vô
    hình” được ban hành vào tháng 3/1996.
    10.3 Một số nước khác
    a. Anh
    Luật về chuyển giá đã ban hành vào tháng 08/98 tại Anh, các văn bản hướng dẫn
    và xử phạt cũng được ban hành sau đó 2 tháng. Luật của Anh cũng thống nhất với các
    nguyên tắc của OECD, chỉ ra rằng các giao dịch nội bộ phải theo nguyên tắc tiêu chuẩn
    thị trường. Phương pháp áp dụng: Không quy định phương pháp cụ thể để xác định giá
    chuyển giao phù hợp, mặc dù yêu cầu nguyên tắc giá giao dịch sòng phẳng được áp dụng
    phù hợp với hướng dẫn của OECD. Trong thực tế, Cục Thu nội địa Anh ưu tiên phương

    Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 18
    GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài
    pháp nào hợp lý nhất, nói chung các phương pháp dựa vào giao dịch được ưu tiên hơn
    các phương pháp dựa vào lợi tức .
    Hình thức phạt: Khoản phạt có thể đến 100% số thuế bị truy thu trong trường hợp
    phát hiện chuyển giá nếu đối tượng nộp thuế cố ý không tuân thủ các quy định pháp lý
    về chuyển giá.
    Tóm lại, hoạt động chống chuyển giá tại Anh chưa đạt được nhiều tiến bộ, thậm
    chí Anh quốc còn được mệnh danh là thiên đường cho hoạt động trốn thuế phát triển. Nói
    cách khác, chính phủ Anh có lí do để cố tình “làm ngơ” trước hoạt động chuyển giá của
    các tập đoàn, mà một trong những lí do quan trọng đó là dòng chảy của vốn ồ ạt đổ vào
    trong nước, không cần quan tâm nguồn gốc của lượng vốn khổng lồ đó là hợp pháp hay
    không, và mục đích của chủ nhân số vốn đó là đầu tư nghiêm túc hay rửa tiền.
    b. Trung Quốc
    Luật chống chuyển giá của Trung Quốc được tham khảo từ nhiều chuyên gia,
    được xây dựng năm 1998 dựa theo hướng dẫn của OECD, sử dụng nguyên tắc giá thị
    trường và các phương pháp định giá chuyển giao tương tự của Hoa kỳ và các nước thuộc
    OECD.
    So với luật của Hoa kỳ, Luật chống chuyển giá của Trung Quốc được tăng cường
    hơn ở nhiều điểm như: Cơ chế hạch toán thuế đối với các nhà đầu tư nước ngoài không
    thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ, điều này cho phép Trung Quốc sử dụng các công cụ
    chống chuyển giá để điều tiết việc thu hút vốn FDI; Trung Quốc thường sử dụng phương
    pháp chiết tách lợi nhuận để định giá chuyển giao nhằm phát hiện hoạt động chuyển giá;
    bên cạnh đó, nước này cũng sử dụng các biện pháp về thuế để hạn chế hoạt động này;
    ngoài ra, Trung Quốc còn thực hiện kiểm toán mang tính bắt buộc và thường xuyên đối
    với các đối tượng có khả năng vi phạm; để góp phần vào việc phát hiện và xử lý hành vi
    chuyển giá, các cơ quan thuế còn được hỗ trợ bằng các công cụ công nghệ thông tin.


    Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 19
    GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài
    Hình thức phạt: Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài bị phát hiện kê khai giảm
    thu nhập thì sẽ bị phạt đến 3 lần số thuế trốn (5 lần trong trường hợp nghiêm trọng). Thời
    hiệu truy thu thuế thông thường là 3 năm trở về trước, và từ 5 đến 10 năm đối với những
    trường hợp trốn thuế lớn gây hậu quả nghiêm trọng. Lãi suất tính lãi đối với số thuế nợ:
    0,05%/ngày, tương đương với 20%/năm.
    Luật chống chuyển giá của Trung Quốc là một trong những bộ luật được đầu tư kỹ
    lưỡng, đáng để các nước tham khảo và học hỏi. Bằng cách nghiên cứu luật chống chuyển
    giá của Mỹ và OECD, cùng với sự tư vấn của nhiều chuyên gia Châu Âu và Mỹ, Cơ quan
    Thuế của Trung Quốc đã phát triển luật chống chuyển giá khá chặt chẽ để phát hiện kịp
    thời các hành vi chuyển giá của các công ty đa quốc gia, thậm chí là của các tập đoàn
    kinh tế nội địa. Tuy nhiên, hoạt động chuyển giá của các MNC rất đa dạng và ngày càng
    tinh vi, chính vì vậy, dù luật chống chuyển giá có phát triển như thế nào thì cũng khó
    lòng ngăn chặn tuyệt đối, mà chỉ có thể hạn chế được một phần nào đó.
    c. Singapore
    Không có luật riêng để quản lí hoạt động chuyển giá. Các quy định liên quan đến
    hoạt động chuyển giá nằm trong luật chung về thuế:
    IRA S (In land Revenue Au tho rity o f Sin gap o re) ph át h ành h ướng dẫn v ề
    h oạt động chuyển giá ngày 23/2/2006.
    Singapore Tranfer Pricing Guidelines: Hướng dẫn về chuyển giá của Singapore
    dựa trên và thống nhất với hướng dẫn của OECD.
    Nh ữn g h ướng ph ương pháp đ ịnh g iá đ ược đ ưa ra bởi OEC D đ ược chấp
    nhận ở Singapore. IRA S h ầu như khôn g ưu tiên ch o ph ương pháp nà o trong số 5
    p hư ơng ph áp được liệt kê trong hướng dẫn của OECD. Phương pháp xác định giá
    chuyển giao nào tạo ra kết quả tin cậy nhất sẽ được lựa chọn và áp dụng tùy từng trường
    hợp cụthể. Singapore không quy định mức phạt cụ thể dành riêng cho hành vi chuyển
    giá. M ức ph ạt chung cho cá c v i phạm v ề t huế n ằm t ừ kho ảng 100% đ ến 400%
    kh oản thuế phải trả. Một điểm đáng lưu y trong thực tế là khi một vụ điều tra về
    chuyểngiá được tiến hành, án phạt gần như sẽ được áp dụng nếu đơn vị đóng thuế không
    Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 20
    GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài
    có hoặc không đầy đủ các tài liệu liên quan đến việc điều tra chuyển giá. Luật thuế của
    Singapore cũng như hướng dẫn về vấn đề chuyển giá không đưa ra mộ t y êu cầu về
    v iệc phải chu ẩn b ị xuất t rìn h cá c tà i liệu về chuy ển g iá . IRA S mong muốn các
    đơn vị và cá nhân đóng thuế phải tự đánh giá nguy cơ rủi ro bị kết tội chuyển giá và tự
    chuẩn bị những tài liệu phù hợp với rủi ro đó. Các tài liệu tối thiểu cần có khi kiểm tra
    về vấn đề chuyển giá bao gồm:
     M ô tả về cá c bên liên quan tron g các chu yển nh ượng , bao gồ m g iá t rị
    mua bán và các điều khoản kí kết.
     Một phân tích sâu trong đó mô tả những yếu tố chính liên quan đến quá trình mua
    bán như chức năng, sự phát triển của tài sản, việc sử dụng tài sản và các rủi ro được dự
    báo
     Bảng đánh giá của đơn vị đóng thuế về những rủi ro về thuế của đơn vị. Ngo ài
    ra, tùy vào mức độ rủ i ro bị kết tộ i c huy ển giá cũng nh ư mức độ ph ứct ạp và
    q uy mô của cá c ho ạt động mu a bá n , chuy ển nh ượng mà do anh ngh iệp cóthể cần
    chuẩn bị những tài liệu chi tiết hơn.
    Sin ga po re hầu n hư không q uy đ ịnh th ời h ạn cho v iệc xu ất t rìn h cá c t ài
    liệu .Tuy nhiên, khi đơn vị đóng thuế tin rằng mình có khả năng bị kiểm tra chuyển giá,
    t h ì v iệc chuẩn bị các tà i liệu liên quan cần được chu ẩn b ị mộ t các h đồn g thời.
    Không có yêu cầu nộp hoặc thời hạn nộp các tài liệu, tuy nhiên việc xuất trình các tài
    liệu phải được thực hiện ngay nếu được yêu cầu từ IRAS. Có th ể n hận th ấy v iệc ban
    h ành hư ớn g d ẫn v ề chuy ển g iá củ a Sin gap o re chủ yếu nhằm nâng cao nhận thức
    và hiểu biết của doanh nghiệp về vấn đề chuyển giá. Các thỏa thuận APA đơn phương,
    song phương hay đa phương đều được chấp nhận ở Sin gapo re. Tuy n h iên , đố i với
    các thỏ a th uận so ng ph ương v à đ a ph ương thì phải có thỏa thuận thuế đôi (double
    tax agreement) giữa Singapore và quốc gia liên quan.


    Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 21
    GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài
    10.4 Bài học rút ra
    Càng phát triển, các nền kinh tế càng có sự phụ thuộc và vấn đề chuyển giá càng
    trở nên dễ dàng hơn. Cùng với đó, khó khăn trong việc điều tra chuyển giá cũng ngày
    càng lớn hơn, cách thức tiến hành điều tra để đi tới một kết luận thỏa đáng đòi hỏi có sự
    chuẩn bị nghiêm túc và sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia.
    Việt Nam đang kêu gọi đầu tư nước ngoài, nhiều công ty nước ngoài đã và đang
    mở chi nhánh hoạt động tại nước ta. Ngược lại, nhiều công ty Việt Nam đã và sẽ mở chi
    nhánh hoạt động tại nước ngoài. Các doanh nghiệp này lựa chọn giá chuyển giao dựa trên
    cơ sở nào là vấn đề đáng quan tâm, vì chúng không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của doanh
    nghiệp, mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi quốc gia .
    Vì vậy, chúng ta cần nhận thức đầy đủ về giá chuyển giao trong kinh doanh quốc
    tế để có đối sách phù hợp, vừa tạo động lực khuyến khích đầu tư nước ngoài, vừa giảm
    thiểu thất thoát thuế do tác động của giá chuyển giao. Do đó, cần xây dựng một khuôn
    khổ pháp lý về giá chuyển giao, hoàn ch ỉnh hệ th ống luật pháp các ch ế t ài dự th eo
    OECD. Đồng thời lin h ho ạt s ử dụng cá c ph ương ph áp xác đ ịnh g iá ph ù hợp v à
    cho kết quả ch ính xác nh ất với t ừng trường hợp cụ thế và tình hình, tập quán cũng
    như các quy định về kế toán tại Việt Nam. Việc n ân g ca o t rìn h độ củ a nh ân v iên
    t huế vụ đủ khả năng góp phần quản lí, kiểm tra và phát hiện các hiện tượng chuyển giá
    của doanh nghiệp được nhanh chóng và hiệu quả. Chú ý xây dựng hệ thống cơ sỡ dữ liệu
    về giá cả phục vụ việc so sánh đối chiếu. Và đây cũng là điều các nhà hoạch định chính
    sách thuế ở Việt Nam cần vận dụng để đảm bảo chống thất thu thuế.


    Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 22
    GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài
    II. HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN
    ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
    1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 1988 - 12/2011
    1.1 Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam 1988-12/ 2011
    a. Vốn đăng ký và thực hiện
    Biểu đồ 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 1991 – 2010


    Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
    Trong thời kỳ 1991-1995, vốn đầu tư nước ngoài đã tăng và có tác động tích cực
    đến tình hình kinh tế-xã hội đất nước. Thời kỳ 1991-1996 được xem là thời kỳ “bùng nổ”
    ĐTNN tại Việt Nam (có thể coi như là “làn sóng ĐTNN” đầu tiên vào Việt Nam) với
    1.781 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký (gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn) 28,3
    tỷ USD. Trong giai đoạn 2001-2005 thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt 20,8 tỷ
    USD vượt 73% so với mục tiêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của
    Chính phủ, vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD tăng 30% so với mục tiêu. Nhìn chung trong 5
    năm 2001-2005, vốn đầu tư nước ngoài cấp mới đều tăng đạt mức năm sau cao hơn năm

    Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 23
    GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài
    trước (tỷ trọng tăng trung bình 59,5%), nhưng đa phần là các dự án có quy mô vừa và
    nhỏ. Đặc biệt trong 2 năm 2006-2007, dòng vốn vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta đã
    tăng đáng kể (32,3 tỷ USD) với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn đầu tư chủ yếu
    trong lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao, .) và dịch
    vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch-dịch vụ cao cấp .v.v.), đỉnh cao
    thu hút là năm 2008 với hơn 70 tỷ USD. Điều này cho thấy dấu hiệu của “làn sóng
    ĐTNN” thứ hai vào Việt Nam. Tuy nhiên sự khủng hoảng kinh tế năm 2008 bắt đầu có
    tác động và biểu hiện rõ nét qua việc thu hút đầu tư nước ngoài giảm đột biến trong
    những năm sau đó, năm 2009 thu hút 23,1 tỷ USD, năm 2010 19,8 tỷ USD với vốn thục
    hiện đạt 11 tỷ USD.
    Về vốn đăng ký năm 2011: tính đến 15/12/2011, vốn đăng ký mới và tăng thêm tại
    Việt Nam đạt 14,7 tỷ USD, bằng 74% so với năm 2010. Riêng vốn đăng ký mới đạt 11,6
    tỷ USD, bằng 65% năm 2010 nhưng đã có những chuyển biến theo hướng tích cực. Vốn
    đăng ký năm 2011 tập trung 76,4% vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, cao hơn hẳn
    tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực này năm 2010 (54,1%). Đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất
    động sản năm 2011 chỉ chiếm 5,8% tổng vốn đăng ký (trong khi năm 2010 lĩnh vực này
    chiếm 34,3% tổng vốn đăng ký). Vốn đăng ký tăng thêm đạt 3,1 tỷ USD, tăng 1,65 lần
    mức vốn đăng ký tăng thêm của năm 2010 (1,89 tỷ USD). Điều này cho thấy các nhà đầu
    tư nước ngoài vẫn có sự đánh giá tích cực về môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
    Về vốn thực hiện và kết quả hoạt động của doanh nghiệp FDI năm 2011: vốn
    thực hiện của khu vực FDI tại Việt Nam năm 2011 ước đạt 11 tỷ USD, bằng với mức
    thực hiện của năm 2010 và đóng góp 25,9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
    Một trong những điểm nổi bật của năm 2011 là xu hướng cấp giấy chứng nhận đầu
    tư cho những dự án quy mô lớn và rất lớn với quy mô vốn đăng ký hàng tỷ USD, nhất là
    các dự án bất động sản, đã giảm hẳn. Nếu như năm 2008, năm thu hút FDI đạt mức 71,7
    tỷ USD, cao nhất trong 25 năm thực hiện thu hút FDI có đến 11 dự án có quy mô vốn
    đăng ký từ 1 tỷ USD trở lên với tổng vốn đăng ký của các dự án này là 45,7 tỷ USD
    (chiếm tới 64% tổng vốn đăng ký năm 2008) thì năm 2011, chỉ có 2 dự án có mức vốn
    Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 24
    GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài
    đăng ký trên 1 tỷ USD. Hơn nữa, các dự án quy mô lớn của năm 2011 đều là các dự án
    trong lĩnh vực công nghiệp, dự án BOT điện lực Jak Hải Dương với quy mô vốn đăng ký
    2,26 tỷ USD, dự án sản xuất pin mặt trời First Solar do Singapore đầu tư tại thành phố Hồ
    Chí Minh với quy mô vốn đăng ký trên 1 tỷ USD. Ngoài ra, các dự án chú ý khác như
    Công ty TNHH lốp xe Việt Luân với tổng vốn đầu tư 400 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực
    sản xuất lốp xe do Trung Quốc đầu tư, dự án Công ty TNHH Kính chuyên biệt NSG do
    Pilkington Group Ltd (PGL) – Vương Quốc Anh liên doanh với Việt Nam, tổng vốn đầu
    tư 323,01 triệu USD với mục tiêu sản xuất và tiêu thụ thuỷ tinh tại Bà Rịa- Vũng Tàu.
    b. Đầu tư nước ngoài phân theo ngành kinh tế (1988 – 2010)
    Biểu đồ 2: Đầu tư nước ngoài phân theo ngành kinh tế (1988 – 2010)


    Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
    Từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, Việt Nam đã chú trọng thu hút
    đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp-xây dựng. Cơ cấu đầu tư có chuyển
    biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, lọc dầu và
    công nghệ thông tin (IT) với sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng thế giới:
    Intel, Panasonic, Canon, Robotech.v.v. Xu thế đó vẫn duy trì trong năm 2011, lĩnh vực
    công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư
    nước ngoài với 382 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 6,24
    Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 25
    GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài
    tỷ USD, chiếm 49,1% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 11 tháng năm 2011. Lĩnh vực sản xuất
    phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,53 tỷ
    USD, chiếm gần 20% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 3 là lĩnh vực xây dựng với 119 dự án
    đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm khoảng 1,19 tỷ USD, chiếm
    9,4%. Tiếp theo là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng số vốn đăng ký cấp mới và
    tăng thêm là 464,13 triệu USD, chiếm 3,7%.
    c. Đầu tư nước ngoài phân theo đối tác đầu tư tính đến 12/2010
    Bảng 1: Đầu tư nước ngoài phân theo đối tác đầu tư tính đến 12/2010

    Tổng vốn đăng ký
    STT Quốc gia Tỷ trọng
    (triệu đô)

    1 Đài Loan 22,981.20 11.88%

    2 Hàn Quốc 22,389.10 11.57%

    3 Singapore 21,890.20 11.31%

    4 Nhật Bản 20,959.90 10.83%

    5 Malaysia 18,417.40 9.52%

    Quần đảo Vig in
    6 14,513.80 7.50%
    thuộc Anh

    7 Hoa Kỳ 13,103.90 6.77%

    8 Hongkong 7,846.40 4.05%

    Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 26
    GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài

    9 Quần đảo Cay men 7,432.20 3.84%

    10 Thái Lan 5,842.60 3.02%

    11 Khác 38,141.00 19.71%

    Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
    Tính đến hết năm 2010 thì đã có 52 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại
    Việt Nam. Đứng đầu là Đài Loan vốn đăng ký 22,9 tỷ USD, thứ 2 là Hàn Quốc 22,3 tỷ
    USD, thứ 3 là Singapore 21,8 tỷ USD, thứ 4 là Nhật Bản 20,9 tỷ USD. Trong khi đó, tính
    từ đầu năm 2011 đến nay, Hồng Kông dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và
    tăng thêm là 3,09 tỷ USD, chiếm 24,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Nhật Bản đứng
    vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,12 tỷ USD, chiếm
    16,7 % tổng vốn đầu tư; Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới
    và tăng thêm là 1,58 tỷ USD, chiếm 12,5% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là Hàn Quốc đứng
    ở vị trí thứ 4 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,16 tỷ USD, chiếm 9,1%
    tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

    Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam vẫn là địa chỉ hấp dẫn đầu tư đối
    với các nhà đầu tư thế giới. Điều tra triển vọng đầu tư thế giới (WIPS) 2010-2012 của
    Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) cho thấy Việt Nam đã
    thăng hạng 3 bậc, đứng thứ nhất trong ASEAN về mức độ hấp dẫn FDI và là một trong
    10 nền kinh tế hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đối với các nhà
    đầu tư Nhật Bản và các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á. Việt Nam vẫn tiếp tục là
    điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Nhật Bản như kết quả điều tra đầu tư hải ngoại
    của JETRO đối với các doanh nghiệp công nghiệp chế biến. Kết quả điều tra trực tuyến
    của Thời báo Kinh doanh Nikkei, Việt Nam được lựa chọn là địa điểm đầu tư hấp dẫn
    nhất để mở cơ sở sản xuất, trên cả Ấn Độ và Thái Lan. Với tư cách là thị trường tiêu thụ,
    Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn thứ ba sau Ấn Độ và Indonesia.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...