Thạc Sĩ Chuyển giá trong các công ty đa quốc gia tại Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
    Danh mục các bảng, biểu
    LỜI MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN GIÁ TRONG CÁC CÔNG TY ĐA
    QUỐC GIA 1
    1.1. Tổng quan về công ty đa quốc gia 1
    1.1.1. Khái niệm 1
    1.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty đa quốc gia 2
    1.1.3. Các nghiệp vụ mua bán nội bộ của công ty đa quốc gia 2
    1.2. Chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI 5
    1.2.1. Khái niệm 5
    1.2.2. Các dấu hiệu nhận biết hiện tượng chuyển giá 6
    1.2.3. Phạm vi chuyển giá 7
    1.2.4. Các phương thức chuyển giá phổ biến 9
    1.2.5. Động cơ khiến các MNC thực hiện chuyển giá 10
    1.2.6. Tác động của chuyển giá 13
    1.3. Các phương pháp chống chuyển giá 17
    1.3.1. Phương pháp định giá chuyển giao trên cơ sở giá tự do có thể so sánh
    được 18
    1.3.2. Phương pháp giá bán lại 20
    1.3.3. Phương pháp giá vốn cộng lãi 22
    1.3.4. Phương pháp chiết tách lợi nhuận 24
    1.3.5. Phương pháp lợi nhuận ròng của nghiệp vụ chuyển giao 26
    1.4. Hoạt động chống chuyển giá của một số nước trên thế giới - Rút kinh
    nghiệm cho Việt Nam 26
    i


    1.4.1. Kinh nghiệm của Mỹ 27
    1.4.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc 28
    1.4.3. Kinh nghiệm của ASEAN 31
    1.4.4. Rút bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 33
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 35
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ VÀ CHỐNG
    CHUYỂN GIÁ Ở VIỆT NAM 36
    2.1. Thực trạng hoạt động của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam 36
    2.1.1. Tình hình thu hút vốn FDI của Việt Nam 36
    2.1.2. Một số tồn tại và nguyên nhân trong thực tế thu hút FDI của các công ty
    đa quốc gia của Việt Nam 43
    2.2. Thực trạng hoạt động chuyển giá trong các MNC ở Việt Nam 44
    2.2.1. Môi trường pháp lý 44
    2.2.2. Một số hình thức chuyển giá tiêu biểu ở Việt Nam 44
    2.3. Đánh giá hoạt động chống chuyển giá ở Việt Nam 55
    2.3.1. Những thay đổi về cơ chế, chính sách 55
    2.3.2. Những khó khăn trong hoạt động chống chuyển giá 57
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 61
    CHƯƠNG 3 :GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ TẠI
    CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA Ở VIỆT NAM 62
    3.1. Tăng cường kiểm soát hoạt động chuyển giá tại các MNC ở Việt Nam
    trong bối cảnh hội nhập 62
    3.2. Điều kiện để thực hiện biện pháp chống chuyển giá có hiệu quả 63
    3.3. Đề xuất một số biện pháp chống chuyển giá ở Việt Nam 64
    3.3.1. Đối với cơ quan thuế 64
    3.3.2. Đối với Chính phủ Việt Nam 67
    ii


    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 72
    KẾT LUẬN 73
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC 1
    PHỤ LỤC 2
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của quá trình toàn cầu hoá,
    đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã tăng lên rất mạnh, đóng góp vai trò
    rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực
    ngành công nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, khu vực kinh tế này
    không kém phần phức tạp. Số lượng các giao dịch thương mại xuyên biên giới diễn ra
    giữa các công ty liên kết ngày một tăng. Với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt,
    khốc liệt, vấn đề tối đa hoá lợi nhuận cho tổng thể tập đoàn luôn là mục tiêu quan tâm
    hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài việc nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt
    động của doanh nghiệp đầu tư, chuyển giá (transfer pricing) được xem là một trong
    những phương pháp mà các nhà đầu tư thường áp dụng nhằm mục đích tránh thuế, từ
    đó tổng lợi ích cuối cùng sẽ được gia tăng.
    Tuy chuyển giá là một trong những vấn đề còn khá mới mẻ trong hoạt động
    thương mại Việt Nam, nhưng gần đây các giao dịch có yếu tố nước ngoài ngày càng
    xuất hiện nhiều dấu hiệu của hiện tượng chuyển giá. Hiện tượng chuyển giá không chỉ
    gây thiệt hại cho chính phủ nước chủ nhà do bị thất thu thuế, giảm phần lợi nhuận của
    bên góp vốn của nước chủ nhà do giá trị góp vốn của họ thấp mà còn ảnh hưởng tiêu
    cực đến thương mại quốc tế. Do các quy luật của thị trường tự do, đặc biệt là quy luật
    cung cầu không hoạt động trong các tập đoàn đa quốc gia, nên gây ra nhiễu loạn quá
    trình lưu thông quốc tế. Điều này dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.
    Đề tài nghiên cứu sẽ tập trung tìm hiểu vấn đề “Chuyển giá trong các công ty đa quốc
    gia tại Việt Nam



    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Mục đích của đề tài này là tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích hiện tượng chuyển
    giá ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp FDI đang có mặt tại Việt Nam trong
    thời gian từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa kinh tế đến khi Việt Nam đã chính thức là
    thành viên của tổ chức thương mại thế giới. Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu này
    sẽ đề ra một số biện pháp chống chuyển giá nhằm đảm bảo ổn định phát triển kinh tế
    tại Việt Nam và phù hợp với kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở Việt
    Nam và hiện tượng chuyển giá của các doanh nghiệp này tại Việt Nam trong khoảng
    thời gian từ khi mở cửa kinh tế đến nay. Chuyển giá là một vấn đề rất nhạy cảm trong
    việc kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như là đối với cơ quan quản lý nhà nước,
    vì vậy trong đề tài sẽ tập trung vào các sự kiện đã được công bố trên phương tiện
    truyền thông đại chúng và trong giới hạn tìm hiểu các ví dụ thực tế cho phép.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Đề tài sử dụng các phương pháp lý thuyết suy luận logic, phân tích - tổng hợp,
    so sánh - đối chiếu.
    Để có thể nhìn nhận tương đối chính xác về các vấn đề liên quan đến hiện tượng
    chuyển giá, ngoài một số thông tư, văn bản quy định của nhà nước và quốc tế, người
    viết nghiên cứu thêm một số bài báo ở Việt Nam và quốc tế. Phương pháp nghiên cứu
    của đề tài là đi từ thực tiễn tình hình các giao dịch liên kết, thực trạng chuyển giá và
    công tác chống chuyển giá tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới, từ đó đề ra
    các giải pháp cho vấn đề chống chuyển giá tại Việt Nam. Sơ đồ dưới đây thể hiện rõ
    phương pháp nghiên cứu của đề tài:


    Lý thuyết FDI, chuyển
    giá, chống chuyển giá
    Đánh giá thực trạng
    Kinh nghiệm
    (đối chiếu, so sánh dựa vào
    các giá trị chuẩn tắc của các
    phương pháp chuyển giá)
    Phát hiện vấn đề nghiên
    cứu
    Kết luận và các
    khuyến nghị
    5. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày trong phạm vi 3 chương
    như sau:
    Chương 1: Tổng quan về chuyển giá trong các công ty đa quốc gia.
    Chương 2: Thực trạng hoạt động chuyển giá và chống chuyển giá ở Việt Nam.
    Chương 3: Giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá tại các công ty đa quốc gia ở
    Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...