Thạc Sĩ Chuyển đổi viện khoa học công nghệ xây dựng từ tổ chức khoa học công nghệ sự nghiệp có thu thành tổ

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Lan Chip, 21/10/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài

    Trong thời đại ngày nay, những bước tiến kỳ diệu và những thành tựu to lớn của khoa học và công nghệ tác động sâu sắc đến sự phát triển của xã hội loài người. Đối với nước ta, khoa học và công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao trình độ quản lý của Nhà nước và tiềm lực lãnh đạo của Đảng.

    Trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội những năm qua của nước ta, khoa học công nghệ tiếp tục phát triển đã hướng vào nghiên cứu ứng dụng bước đầu phát huy vai trò động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Lực lượng khoa học đã góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho các chủ trương phát triển kinh tế, đóng góp tích cực vào việc soạn thảo cương lĩnh, chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội . Rất nhiều thành tựu khoa học được ứng dụng trong thực tế đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế sản xuất trong nhiều lĩnh vực trên nhiều vùng kinh tế của đất nước. Cơ chế quản lý khoa học công nghệ đã bước đầu được đổi mới nhằm gắn hoạt động khoa học công nghệ với sản xuất và đời sống, mở rộng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các tập thể và cơ quan khoa học.

    Trong thời gian qua, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, nhiều văn bản quan trọng về định hướng chiến lược và cơ chế, chính sách phát triển khoa học và công nghệ đã được ban hành: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII (1996); Luật Khoa học và Công nghệ (2000); Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 khoá IX (2002); Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010 (2003); và nhiều chính sách cụ thể khác về xây dựng tiềm lực và đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ.
    Tuy nhiên, trình độ khoa học và công nghệ của nước ta hiện nay nhìn chung còn thấp so với các nước trên thế giới và trong khu vực, năng lực sáng tạo công nghệ mới còn hạn chế, vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất nước và đang đứng trước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển kinh tế tri thức trên thế giới. Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ ra những hạn chế cơ bản của hoạt động khoa học và công nghệ hiện nay là: “Chưa thực sự gắn kết với nhu cầu và hoạt động của các ngành kinh tế, xã hội; chậm đưa vào ứng dụng những kết quả đã nghiên cứu được; trình độ khoa học và công nghệ của ta còn thấp nhiều so với các nước xung quanh; năng lực tạo ra công nghệ mới còn rất có hạn. Các cơ quan nghiên cứu khoa học chậm được sắp xếp cho đồng bộ, còn phân tán, thiếu phối hợp, do đó đạt hiệu quả thấp. Các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp, các trường đại học chưa gắn kết với nhau. Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật thiếu tập trung và dứt điểm cho từng mục tiêu. Cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao tuy còn ít, song chưa được sử dụng tốt.”

    Mục tiêu của Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010 là: “Tập trung xây dựng nền khoa học và công nghệ nước ta theo hướng hiện đại và hội nhập, phấn đấu đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực vào năm 2010, đưa khoa học và công nghệ thực sự trở thành nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.”

    Để đạt được mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ nước ta đến năm 2010, phải đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, tạo bước chuyển biến căn bản trong quản lý khoa học và công nghệ theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với đặc thù của hoạt động khoa học và công nghệ, với yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm nâng cao rõ rệt chất lượng, hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ; tăng cường và sử dụng có hiệu quả tiềm lực khoa học và công nghệ.

    Chính vì vậy việc nghiên cứu chuyển đổi Viện Khoa học Công nghệ xây dựng (Viện KHCNXD) từ tổ chức Khoa học Công nghệ sự nghiệp có thu thành tổ chức Khoa học Công nghệ tự trang trải kinh phí là cần thiết để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
    2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài

    Nghiên cứu hoàn thiện giải pháp chuyển đổi Viện KHCNXD từ tổ chức Khoa học Công nghệ sự nghiệp có thu thành tổ chức Khoa học Công nghệ tự trang trải kinh phí.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn của việc chuyển đổi Viện KHCNXD, đánh giá thực trạng khoa học công nghệ (KHCN), thực trạng hoạt động của Viện KHCNXD. Trên cơ sở nghiên cứu đề án chuyển đổi Viện KHCNXD nghiên cứu giải pháp hoàn thiện trong việc chuyển đổi.
    4. Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát số liệu, phân tích tổng hợp, tham khảo ý kiến chuyên gia, biện chứng, logic lịch sử.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

    Luận văn nghiên cứu có giá trị ứng dụng để hoàn thiện cơ sở lý luận, đề xuất những định hướng, giải pháp hoàn thiện việc chuyển đổi Viện KHCNXD và có thể tham khảo cho việc chuyển đổi những tổ chức KHCN tương tự.
    6. Kết cấu của luận văn

    Kết cấu của luận văn gồm:

    Mở đầu
    Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc chuyển đổi Viện Khoa học Công nghệ xây dựng
    Chương 2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng
    Chương 3. Phân tích, đánh giá đề án chuyển đổi Viện Khoa học Công nghệ xây dựng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
    Kết luận
    Kiến nghị
    Tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

  2. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
    DANH MỤC CÁC BẢNG 5
    DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ 6
    MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài 7
    2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 9
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
    4. Phương pháp nghiên cứu 9
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 9
    6. Kết cấu của luận văn
    CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
    1.1 Một số khái niệm cơ bản về KHCN 11
    1.2 Cơ sở lý luận của việc chuyển đổi 13
    1.2.1 Khái quát những đặc điểm kinh tế xã hội 13
    1.2.2. Vai trò của KHCN trong việc đổi mới nền kinh tế ở nước ta 15
    1.2.2.1. Mối tương tác giữa KHCN với kinh tế 15
    1.2.2.2. Sự thích ứng của việc đổi mới quản lý hoạt động KHCN với đổi mới phát triển kinh tế 20
    1.3 Cơ sở thực tiễn của việc chuyển đổi 25
    1.3.1 Một số bài học kinh nghiệm quốc tế 25
    1.3.2 Các phương án đổi mới tổ chức và quản lý các tổ chức KHCN từ trước đến nay của nước ta
    CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
    2.1 Thực trạng khoa học và công nghệ Việt Nam 46
    2.1.1 Những đổi mới 46
    2.1.2 Những yếu kém và nguyên nhân chủ yếu 50
    2.1.2.1 Những yếu kém 50
    2.1.2.2 Những nguyên nhân chủ yếu 54
    2.1.3 Đặc điểm hình thành và phát triển của các Viện nghiên cứu triển khai qua các thời kỳ 56
    2.1.3.1 Đặc điểm hình thành và phát triển của các Viện nghiên cứu triển khai thời kỳ cơ chế tập trung 56
    2.1.3.2 Đặc điểm của các Viện nghiên cứu triển khai trong thời kỳ cơ chế thị trường 57
    2.2 Thực trạng tổ chức và hoạt động của Viện Khoa học và Công nghệ xây dựng 59
    2.2.1 Giới thiệu chung về Viện KHCNXD 59
    2.2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Viện 59
    2.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Viện KHCNXD 61
    2.2.2 Thực trạng tổ chức và hoạt động của Viện KHCNXD 62
    2.2.2.1 Tình hình tổ chức 62
    2.2.2.2 Tình hình tài chính và tài sản 65
    2.2.2.3 Tình hình hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, sản xuất và dịch vụ
    CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
    3.1 Giới thiệu đề án chuyển đổi Viện Khoa học Công nghệ xây dựng 74
    3.2 Phân tích, đánh giá đề án chuyển đổi Viện KHCNXD 84
    3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động 96
    3.3.1. Giải pháp về nhân lực KHCN 96
    3.3.2. Giải pháp trong hoạt động kinh doanh 99
    3.3.3. Giải pháp về cơ sở vật chất 102
    3.3.4. Giải pháp trong tổ chức quản lý 103
    KẾT LUẬN 104
    KIẾN NGHỊ 106
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
     
Đang tải...