Thạc Sĩ Chuyển đổi PMU sang mô hình Công ty – Giải pháp huy động vốn phát triển hạ tầng giao thông vận tải

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/4/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sau 20 năm đất nước thực hiện chính sách đổi mới, việc tổ chức tiếp nhận, quản lý các nguồn vốn từ Ngân sách và các tổ chức Quốc tế để phát triển hạ tầng giao thông vận tải (GTVT) đã gặt hái những thành quả to lớn, nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu vận tải đang tăng nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là từ cuối năm 2006, khi Việt Nam chính thức trở thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), mở đầu cho quá trình hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
    Hiện nay, nhu cầu phát triển hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông rất lớn. Các tuyến đường cao tốc, các công trình giao thông trong các đô thị lớn đang yêu cầu phải được xem xét đầu tư cấp bách cùng hệ thống đường giao thông liên vùng, đường vành đai đô thị . Vốn để đầu tư cho các công trình này theo “Chiến lược phát triển giao thông vận tải” và “Quy hoạch đường cao tốc Việt Nam đến 2020” tổng số vốn đầu tư đến năm 2020 là 574.520 tỷ đồng (trung bình 41.037 tỷ đồng/ năm), chưa kể kinh phí đầu tư cho giao thông đô thị và hệ thống tàu điện ngầm của hai thành phố là Hà Nội và Hồ Chí Minh, trong khi đó đáp ứng hiện nay trung bình mỗi năm chỉ đạt khoảng 15 nghìn tỷ (tương đương 1/3 nhu cầu). Với nhu cầu vốn như trên chắc chắn không thể trông chờ vào Ngân sách Nhà nước, trong khi các nguồn hỗ trợ ODA ngày càng giảm dần (do GDP của Việt Nam đã vượt khỏi ngưỡng nghèo theo chuẩn quốc tế), vì vậy cần phải có giải pháp huy động vốn đa dạng, năng động mới có thể đáp ứng được nhu cầu vốn.
    Do vậy cần thiết phải xây dựng một thể chế huy động vốn phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế để đầu tư và phát triển hạ tầng GTVT trở nên cấp bách. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của “Ban chỉ đạo Nhà nước về các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông” do Thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban được thành lập theo Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 12/08/2008 là xây dựng cơ chế huy
    động vốn, cơ chế đặc thù để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng phát triển giao thông theo quy hoạch.
    Theo kinh nghiệm của các nước đã đi trước Việt Nam (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản ) thì ngoài vốn ODA, vốn ngân sách thì cần phải phát huy tối đa các nguồn vốn trong xã hội (xã hội hóa đầu tư tư giao thông), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài . Muốn làm tốt nhiệm vụ này, thì phải có một tổ chức có đầy đủ uy tín, kinh nghiệm, năng lực và được Nhà nước giao một phần “vốn mồi” để các nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể yên tâm cùng góp vốn tham gia đầu tư; đây cũng chính là một hình thức đảm bảo của Nhà nước đối với các Nhà đầu tư.
    Các Ban QLDA (PMU) sau 20 năm được Nhà nước giao nhiệm vụ ủy thác chủ đầu tư quản lý các dự án giao thông đã đóng vai trò tích cực trong việc quản lý sử dụng vốn của nhà nước, góp phần quan trọng vào việc thay đổi bộ mặt giao thông của đất nước. Sau quá trình quản lý dự án các PMU này đã có một bề dày kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp khi thực hiện các dự ODA. Tuy nhiên sau hàng loạt các sự kiện hầu như xã hội có cái nhìn không thiện cảm về ngành giao thông, về vốn ODA và các PMU; đồng thời với vai trò, trách nhiệm không rõ ràng giữa nhiệm vụ ủy thác chủ đầu tư (hành chính Nhà nước) và tư vấn quản lý dự án (doanh nghiệp) – các PMU có con dấu, có tài khoản nhưng không có đăng ký kinh doanh, không có mã số thuế, nên rất khó thực hiện nhiệm vụ sử dụng vốn mồi của Nhà nước cùng tham gia đầu tư với các Nhà đầu tư trong và ngoài nước.
    Để phát huy được kinh nghiệm, năng lực của các PMU trong công tác quản lý dự án thì việc chuyển đổi các PMU thành công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp là bước đi thích hợp trong lộ trình tách bạch rõ ràng giữa chức năng quản lý Nhà nước và hoạt động kinh doanh, minh bạch hóa và lành mạnh hóa mối quan hệ giữa các chủ thể trong quá trình hình thành thị trường vốn, xã hội hóa nguồn vốn đầu tư để thúc đẩy phát triển hạ tầng GTVT.
    Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Chuyển đổi PMU sang mô hình Công ty – Giải pháp huy động vốn phát triển hạ tầng giao thông vận tải” là vấn đề có ý nghĩa cấp bách và thiết thực. Các PMU sau khi chuyển đổi vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý dự án sử dụng vốn Nhà nước như hiện nay, đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ huy động vốn để phát triển giao thông theo mục tiêu đề ra.

    2. Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan
    Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải đã hội thảo nghiên cứu việc chuyển đổi mô hình các Ban quản lý thành các công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, đã trình Thủ tướng Chính phủ đề án thí điểm chuyển đổi đối với 2 Ban quản lý dự án thuộc Bộ Giao thông vận tải.
    Luận văn của tác giả được viết trên cơ sở tham khảo những nội dung của hội thảo, đồng thời phát triển, đi sâu nghiên cứu và phân tích thực trạng của Ban QLDA thuộc bộ GTVT, đề xuất mô hình chuyển đối Ban QLDA thuộc Bộ Giao thông vận tải, kiến nghị các giải pháp huy động vốn chung cho toàn bộ các Ban QLDA. Như vậy, đây là điểm mới của đề tài này.

    3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Mục đích nghiên cứu của luận văn này bao gồm:
    Trên cơ sở nghiên cứu mô hình công ty Nhà nước ở một số quốc gia trên thế giới, công ty đầu tư phát triển dường cao tốc Việt Nam (VEC) và phân tích thực trạng của các Ban quản lý dự án thuộc Bộ GTVT, đề xuất mô hình Công ty thích hợp với điều kiện hiện nay của các Ban quản lý dự án nhằm:
    - Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý đầu tư đối với nguồn ngân sách và vốn ODA.
    - Huy động và sử dụng hiệu quả vốn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển hạ tầng GTVT.

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là các Ban quản lý dự án thuộc Bộ Giao thông vận tải, mô hình hoạt động của Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, các doanh nghiệp BOT do các tổ hợp liên ngân hàng (BIDV cho tuyến cao tốc Trung Lương – Cần Thơ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng).
    Phạm vi nghiên cứu là hoạt động của các ban quản lý dự án trong chu trình đầu
    tư dự án thời gian qua.

    5. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn xem xét một cách toàn diện về quá trình hoạt động của các Ban quản lý dự án thuộc Bộ giao thông vận tải.
    Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng để đáp ứng các mục tiêu đề ra bao gồm:
    - Phương pháp nghiên cứu định tính mô tả tình hình quản lý của các PMU; làm rõ bản chất của các PMU, những mặt tích cực và hạn chế trong quy trình, cơ chế kiểm soát vốn các công trình giao thông của Nhà nước;
    - Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu thống kê đánh giá xu hướng thay đổi của sự chuyển đổi mô hình quản lý PMU.

    6. Nguồn số liệu
    Nguồn số liệu chủ yếu phục vụ cho đề tài này là nguồn số liệu thứ cấp, bao gồm:
    - Số liệu thống kê qua Niên giám thống kê Việt Nam, Tổng Cục Thống kê;
    - Số liệu báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân các dự án giao thông từ các Ban quản lý dự án;
    - Số liệu báo cáo thực hiện của bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung nghiên cứu của luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan về Ban quản lý dự án và Công ty.
    Chương 2: Phân tích thực trạng nhu cầu vốn, quản lý vốn của các Ban quản lý dự án thuộc bộ Giao thông vận tải hiện nay.
    Chương 3: Đề xuất chuyển đổi mô hình PMU sang công ty - Giải pháp nhằm huy động vốn để phát triển hạ tầng giao thông vận tải.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...