Luận Văn Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty mẹ-công ty con tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty mẹ-công ty con tại Việt Nam
    LỜI NÓI ĐẦU


    Ngày nay, các tập đoàn kinh tế có khả năng tác động đến nền kinh tế toàn cầu không còn xa lạ nữa. Nhiều tập đoàn có ảnh hưởng mạnh có thể làm thay đổi khuynh hướng sản xuất và tiêu dùng của thế giới, đánh bạt mọi đối thủ và thu được lợi nhuận khổng lồ. Rõ ràng, sự hình thành và phát triển của tập đoàn kinh tế mạnh là chiến lược quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn đối với cả quốc gia. Chính vì vậy, mà dần dần việc ra đời của các thành phần kinh tế đã trở thành xu hướng tự nhiên trên thế giới, mang tính tất yếu như toàn cầu hoá vậy.
    Là một nước đang chuẩn bị vào sân chơi toàn cầu, Việt Nam cũng hi vọng hình thành nên những tập đoàn kinh tế có đủ sức cạnh tranh ở tầm quốc tế. Các quyết định của chính phủ hình thành các tổng công ty 90, 91 nhằm tổ chức lại hệ thống các liên hiệp xí nghiệp và thí điểm thành lập các tổng công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh với mục tiêu là thúc đẩy tích tụ tập trung, nâng cao khả năng cạnh tranh, đồng thời thực hiện chủ trương xoá bỏ chế độ chủ quản, cấp hành chính chủ quản và sự phân biệt đối xử của nhà nước với doanh nghiệp nhà nước. Khi các tổng công ty ra đời, các nhà quản lý kinh tế hi vọng đây là những “quả đấm thép” của nền kinh tế Việt Nam, có khả năng cạnh tranh ngang ngửa với tập đoàn kinh tế thế giới. Nhưng, trải qua hơn 12 năm hình thành và phát triển “quả đấm thép” vẫn chưa thấy xuất hiện, thêm vào đó mô hình tổng công ty đã bộc lộ nhiều bất ổn về mô hình, tổ chức, chưa chứng minh được vai trò là xương sống của nền kinh tế.
    Tìm được mô hình mới phù hợp với nền kinh tế nước ta, đồng thời nâng cao hiệu quả của các DNNN đang là một vấn đề rất bức xúc hiện nay. Đặc biệt là khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO thì sự xâm lấn của các Doanh nghiệp nước ngoài là không thể tránh khỏi. Việc hình thành các tập đoàn kinh tế sẽ là một biện pháp tốt để ngăn chặn được sự xâm nhập ồ ạt của các công ty nước ngoài trong điều kiện chúng ta buộc phải mở rộng thị trường để hội nhập, giúp cho sản xuất kinh doanh lớn mạnh, và vươn ra thị trường thế giới.
    Có rất nhiều mô hình đã được đưa ra trong quá trình sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước và chúng ta cũng thấy rằng không có mô hình nào là khuôn mẫu chung cho các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp khác nhau có điều kiện thuận lợi và hạn chế khác nhau và có mô hình phù hợp khác nhau, chúng ta không thể lấy 1 mô hình làm khuôn mẫu chung cho tất cả các doanh nghiệp nhà nước . Đề tài “chuyển DNNN sang mô hình công ty mẹ-công ty con nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước” được thực hiện với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về mô hình công ty mẹ-công ty con, những ưu điểm và nhược điểm của nó khi thực hiện, điều kiện áp dụng cũng như các loại hình doanh nghiệp nhà nước nào nên áp dụng nhằm hoàn thiện hơn việc đưa mô hình này vào thực tiễn, để các doanh nghiệp Việt Nam có cái nhìn khách quan hơn. Từ đó chúng ta có thể tránh được hiện tượng các doanh nghiệp đua nhau thành lập theo mô hình công ty mẹ-công ty con bất chấp khả năng của doanh nghiệp như tình trạng hiện nay. Đề tài còn giới thiệu sự áp dụng thành công của một số doanh nghiệp như là một bài học kinh nghiệm để cho các doanh nghiệp có thể lấy ý kiến tham khảo khi áp dụng vào doanh nghiệp mình.
    Đề tài được hoàn thành là có sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Th.S Nguyễn Thu Thuỷ. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi có nhiều sai sót. Rất mong được thầy cô góp ý, chỉnh sửa để cho đề tài thêm hoàn chỉnh.
    Em xin chân thành cảm ơn!
    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 2
    Chương 1: Khái quát chung về công ty mẹ-công ty con. 4
    1. Khái niệm về tập đoàn kinh tế.4
    1. 2.Khái niệm về công ty mẹ-công ty con. 5
    1.3. Đặc điểm của mô hình công ty mẹ-công ty con:5
    1.4. Sự liên kết của công ty mẹ-công ty con .6
    1.5.Trong các mối quan hệ của công ty mẹ-công ty con công ty mẹ có thể là:9
    2. Sự cần thiết chuyển đổi một số DNNN sang mô hình công ty mẹ-công ty con.9
    2.1 Sự hoạt động không hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước.9
    2.2 Mô hình công ty mẹ-công ty con có thể kết hợp nhiều thành phần kinh tế.11
    2.3 Mô hình công ty mẹ-công ty con là sự phát triển tất yếu của nền kinh tế.11
    2.4 Sử dụng mô hình công ty mẹ-công ty con là phương thức tốt nhất để đảm bảo định hướng XHCN12
    2.5 Mô hình công ty mẹ - công ty con sẽ phát huy được tính tự chủ, sáng tạo của từng thành viên trong tập đoàn từ công ty mẹ đến công ty con, hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty trong tập đoàn. 13
    2.6 Mô hình công ty mẹ -công ty con, về bản chất, là một tập đoàn kinh tế. 14
    Chương 2. Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty mẹ-công ty con tại Việt Nam.15
    2.1 Quy định về hoạt động công ty mẹ-công ty con.15
    2.2 Thực trạng chuyển đổi DNNN sang mô hình công ty mẹ-công ty con ở Việt Nam.16
    2.2.1 Tổng quan về tình hình chuyển đổi.16
    2.2.2 Đánh giá những bước đầu của việc thành lập Doanh nghiệp theo mô hình công ty mẹ-công ty con.21
    2.3 Bài học kinh nghiệm về mô hình công ty mẹ- công ty con. 22
    2.3.1 Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc.22
    2.3.2 Bài học thành công từ Constrexim:24
    2.4 Các vấn đề cần tháo gỡ khi áp dụng mô hình công ty mẹ-công ty con.26
    Chương III: Giải pháp khắc phục. 31
    3.1. Sự thành lập công ty mẹ: cần phải có hướng đi đúng.32
    3.2 Cần hoàn thiện hành lang pháp lý hơn nữa để trong quá trình thực hiện, công ty mẹ-công ty con có thể thực hiện thống nhất.33
    3.3 Tiến hành cổ phần hoá công ty mẹ-công ty con.33
    3.4 Áp dụng các chuẩn mực kế toán chuẩn quốc tế ISA thay vì áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam.33
    3.5 Chính sách đối với thương hiệu của tập đoàn.34
    3.6 Chính phủ cần tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng. 34
    KẾT LUẬN 35
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
     
Đang tải...