Tiểu Luận Chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Ác Niệm, 13/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    Hiện nay, xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu. Và sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt. Với chủ trương tăng cường hợp tác, làm bạn với tất cả các nước, từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, vì vậy Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), tham gia diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM), gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tham gia vào các tổ chức này có nghĩa Việt Nam phải thực hiện hàng loạt các cam kết mở cửa thị trường, cắt giảm Thuế quan, điều này đem lại không ít khó khăn cho Việt Nam khi nền kinh tế còn đang non yếu, cơ chế thị trường chưa hoàn chỉnh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp còn kém. Để không bị tụt hậu chúng ta phải chọn con đường hội nhập.
    Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng, không phải Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế bằng mọi giá. Tham gia nền kinh tế toàn cầu đồng nghĩa với việc các quốc gia phải tính toán, cân nhắc mọi chính sách trên cơ sở lợi ích tối đa. Điều đó càng có ý nghĩa với nền kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như Việt Nam. Vì vậy, để công ty nhà nước (CTNN) thực hiện được vai trò “chủ lực” trong hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cần phải xây dựng một lộ trình chuyển đổi cho các CTNN. Có rất nhiều hình thức mà CTNN có thể chuyển đổi sang như: công ty cổ phần, công ty TNHH v.v Trong đó, Nhà nước ta rất chú trọng việc chuyển đổi từ CTNN sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (CTTNHH một thành viên).

    Nội Dung
    I. Khái quát về CTNN và CTTNHH một thành viên.
    1. Khái niệm Công ty nhà nước.
    Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật DNNN năm 2003:
    “CTNN là DNNN sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức, quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của luật này”.
    Theo đó, CTNN có những đặc trưng pháp lý là:
    Thứ nhất, CTNN là tổ chức kinh tế của Nhà nước, là một trong những cơ sở kinh tế của nền kinh tế quốc dân nhằm thực hiện chức năng kinh tế nhà nước. Chúng vừa thực hiện chức năng kinh tế vừa thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xã hội. Các mục tiêu, nhiệm vụ xã hội này tùy theo từng điều kiện hoàn cảnh lịch sử mà Nhà nước giao khác nhau. Nhà nước thông qua CTNN để tác động đến nền kinh tế thị trường theo hướng có lợi phuccj vụ cho các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.
    Thứ hai, CTNN do Nhà nước trực tiếp đầu tư vốn, thành lập, tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và công ích. Phần vốn Nhà nước đầu tư từ ngân sách hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, tài sản trong CTNN là tài sản của Nhà nước. Tuy nhiên, Nhà nước là một thiết chế do vậy, giao cho nhiều cơ quan khác nhau thực hiện quyền sở hữu của CTNN đã dẫn tới hậu quả là tạo ra một khối lượng khổng lồ các CTNN và một cơ chế chồng chéo, kìm hãm phát triển doanh nghiệp.
    Thứ ba, CTNN là một pháp nhân, có tư cách pháp lý độc lập, với cơ cấu tổ chức chặt chẽ. CTNN tiến hành sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm bằng tài sản hiện có, do vậy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm cần sớm được xác định và mở rộng cho CTNN.
    Như vậy, tuy CTNN là một phần trong hệ thống DNNN, nhưng có thể phân biệt được CTNN với DNNN. Nội hàm khái niệm của CTNN đã thu hẹp lại, không còn đồng nhất với khái niệm DNNN như trước đây. DNNN là một khái niệm rộng bao gồm các DNNN đầu tư toàn bộ vốn điều lệ hay có cổ phần, vốn góp chi phối. CTNN là một dạng đặc biệt của DNNN.
    2. Vai trò của công ty nhà nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...