Tiểu Luận Chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta – thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    I. KHÁI NIỆM VỀ CƠ CẤU, NGÀNH KINH TẾ, CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ, MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ.
    1. Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế
    2. Khái niệm chuyển đổi cơ cấu kinh tế
    3. Một số lý thuyết về chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện "mở cửa", hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế

    II. THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY.
    1. Tổng quan về chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế
    2. Nhà nước và thị trường cùng tham gia vào qúa trình chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế
    3. Những hạn chế chủ yếu của quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế theo chiến lược CNH, HĐH mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế

    III. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN VỀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
    1. Quan điểm cơ bản về chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế
    2. Phương hướng chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta 10 năm đầu thế kỷ XXI

    NỘI DUNG​I. KHÁI NIỆM VỀ CƠ CẤU, NGÀNH KINH TẾ, CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ, MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ.
    1. Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế
    Triết học duy vật biện chứng, cơ cấu (hay kết cấu) là một khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu thị sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại vững chắc giữa các bộ phận của nó. Cơ cấu, khi chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa bộ phận và tổng thể, biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự vật hiện tượng, và biến đổi cùng với sự biến đổi của sự vật hiện tượng. Như vậy, có thể thấy có nhiều trình độ, nhiều kiểu tổ chức cơ cấu của khách thể và các hệ thống.
    Nền kinh tế quốc dân, khi xem nó là một hệ thống phức tạp, chúng ta nhận thấy có rất nhiều bộ phận và các kiểu cơ cấu hợp thành tuỳ theo cách tiếp cận khi nghiên cứu hệ thống đó. Sự vận động và phát triển của nền kinh tế quốc dân đã chứa đựng trong nó sự thay đổi của chính bản thân các bộ phận, các kiểu cơ cấu. Do đó, có thể hiểu: cơ cấu kinh tế quốc dân là tổng thể hợp thành của các bộ phận các kiểu cơ cấu trong mối quan hệ hữu cơ, tương tác lẫn nhau cả về chất lượng và số lượng, trong không gian, thời gian và những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.
    Dựa vào những đặc trưng của các bộ phận cấu thành hệ thống và cách thức chúng quan hệ với nhau trong quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân, cơ cấu nền kinh tế quốc dân bao gồm: cơ cấu các thành phần kinh tế (quan hệ sản xuất trong nền kinh tế), cơ cấu tái sản xuất xã hội, cơ cấu vùng lãnh thổ và cơ cấu ngành kinh tế. Các loại cơ cấu nói trên có mối quan hệ gắn kết, tương tác với nhau.
    " Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các ngành, hợp thành tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối liên hệ giữa các ngành đó của nền kinh tế quốc dân"1.
    Có nhiều cách phân loại các ngành hợp thành trong cơ cấu ngành kinh tế.
    * Dựa theo tính chất tác động vào đối tượng lao động, gồm có khối ngành khai thác (nông nghiệp, các ngành công nghiệp khai thác), khối ngành chế biến và khối ngành dịch vụ.
    * Dựa vào đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, bao gồm: công nghiệp, xây dựng cơ bản, nông nghiệp, dịch vụ.
    * Dựa trên cơ sở phân công lao động chung, nền kinh tế phân thành các ngành lớn: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ: dựa vào phân công lao động đặc thù, trong mỗi loại ngành lớn lại có các phân ngành (trong nông nghiệp có trồng trọt, chăn nuôi; trong công nghiệp có cơ khí, điện lực, hoá chất trong dịch vụ có thương mại, du lịch ); dựa vào phân công lao động cá biệt mà dưới phân ngành có các phân nhánh ngành (ví dụ trong trồng trọt có trồng lúa, màu ).
    * Căn cứ theo chu kỳ vận động của bản thân ngành, sẽ phân thành ngành "mới ra đời" ngành "sắp lặn".
    * Dựa vào vị trí, tầm quan trọng và xu thế vận động gồm có các ngành mũi nhọn, trọng điểm, và các ngành khác.
    Cơ cấu ngành kinh tế quốc dân không ở trạng thái tĩnh, "đứng im" mà luôn vận động và phát triển dưới tác động của những nhân tố khách quan cũng như nhân tố chủ quan, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế hiện nay. Vì vậy, việc phân tích cơ cấu ngành kinh tế, xác định xu hướng biến đổi và đưa ra hướng điều chỉnh cơ cấu ngành thích hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế là rất cần thiết.

    1Đỗ Hoài Nam: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm mũi nhọn ở Việt Nam. NXB. Khoa học xã hội. Hà Nội, 1996, tr.245.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...