Thạc Sĩ Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phí Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài


    Nước ta đi lên từ điểm xuất phát thấp. Sau khi đất nước bước vào công cuộc đổi
    mới (1986), nền kinh tế tuy đã khởi sắc nhưng trình độ Phát triển vẫn còn nhiều hạn
    chế. Đứng trước xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, để tránh nguy cơ tụt hậu, việc
    hội nhập của nước ta vào nền kinh tế thế giới nói chung và khu vực nói riêng nhằm
    bổ sung nguồn vốn Phát triển kinh tế - Xã hội là nhu cầu cấp thiết.
    Trong 20 năm qua (1988 – 2007), bên cạnh nguồn vốn trong nước, nước ta đã
    thu hút được hơn 80 tỉ USD vốn đăng ký Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign
    Direst Investment - FDI). Đây là nguồn vốn quan trọng góp phần đẩy nhanh sự
    nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Nhận thấy vai trò quan trọng của việc thu hút vốn Đầu tư nước ngoài đối với quá
    trình Phát triển kinh tế - Xã hội của đất nước, Chính phủ đã đề ra Nghị quyết
    09/2001/NQ – CP ngày 28/8/2001 và chỉ thị 19/2001/CT – TTg ngày 28/8/2001
    nhằm tăng cường thu hút, nâng cao hiệu quả Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) thời kỳ
    2001 – 2005: “đầu tư vào những địa bàn có nhiều lợi thế để phát huy vai trò vùng
    động lực”- Địa bàn có nhiều lợi thế ở đây có thể hiểu là địa bàn, vùng kinh tế trọng
    điểm (VKTTĐ). Tính đến tháng 4 năm 2009, Việt Nam có 4 vùng kinh tế trọng
    điểm: VKTTĐ Phía Bắc, VKTTĐ miền Trung, VKTTĐ phía Nam và VKTTĐ đồng
    bằng sông Cửu Long (thành lập ngày 16/4/2009). Trong đó, vùng kinh tế trọng
    điểm phía Nam (VKTTĐPN) là vùng có vị trí chiến lược trong Phát triển kinh tế, có
    khả năng mở rộng giao lưu liên kết với các vùng khác trong và ngoài nước, tạo điều
    kiện cho vùng cũng như cả nước nhanh chóng hội nhập vào thị trường khu vực và
    thế giới. Trong thời gian qua, VKTTĐPN là địa bàn thu hút vốn FDI nhiều nhất cả
    nước. Từ năm 1988 – 2007, vùng đã thu hút được hơn 50% tổng vốn đăng ký của cả
    nước, giữ vai trò động lực, đầu tàu lôi kéo sự Phát triển chung của cả nước.
    Đến nay, có thể đánh giá đây là địa bàn có khu vực Đầu tư trực tiếp nước ngoài
    tăng lên đáng kể cả về số lượng dự án lẫn vốn đầu tư. Tuy nhiên, các dự án và vốn
    Đầu tư này có sự biến đổi trong thời gian qua. Nhằm đánh giá một cách tương đối khách quan và đầy đủ về tình hình đầu tư
    trực tiếp nước ngoài cũng như sự thay đổi về cơ cấu vốn FDI, tìm ra những mặt
    mạnh, mặt yếu của vùng kinh tế trọng điểm này trong việc thu hút và sử dụng vốn
    FDI. Từ đó, đưa ra những định hướng nhằm thu hút và sử dụng tốt hơn nguồn vốn
    này trong tương lai, phục vụ cho quá trình Phát triển kinh tế của vùng. Chúng tôi
    tiến hành nghiên cứu đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài
    tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
    ” góp một phần nhỏ trong việc Phát triển
    kinh tế của vùng cũng như cả nước.

    2. Mục đích của đề tài


    Đề tài thực hiện 2 mục đích chính:
    - Khái quát về tình hình Đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự chuyển dịch cơ cấu vốn
    Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
    - Tìm ra các giải pháp nhằm thu hút và sử dụng tốt hơn nguồn vốn Đầu tư trực tiếp
    nước ngoài, góp phần thúc đẩy quá trình Phát triển kinh tế - Xã hội của vùng và cả
    nước.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    3.1. Đối tượng nghiên cứu

    Quá trình chuyển dịch cơ cấu vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế
    trọng điểm phía Nam.

    3.2. Phạm vi nghiên cứu

     Về nội dung: chuyển dịch cơ cấu vốn FDI theo ngành, theo lãnh thổ, theo đối
    tác và theo hình thức đầu tư.
     Về không gian: địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
     Thời gian: Giai đoạn 1996 – 2007 (đặc biệt từ 2000 – 2007).Tuy nhiên do tình
    hình Đầu tư nước ngoài năm 2008 và đầu năm 2009 có nhiều biến động, vì vậy cũng
    sẽ xem xét một cách tổng quan trên cơ sở định hướng cho các năm sau.

    4. Hệ thống quan điểm và phương pháp nghiên cứu


    4.1. Hệ thống quan điểm

    4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

    Đây là quan điểm cơ bản, truyền thống của Địa lý học. Trong thực tế, các sự
    vật hiện tượng Địa lý luôn có sự phân hóa không gian làm cho chúng có sự khác biệt
    giữa nơi này với nơi khác. Do đó, khi nghiên cứu sự chuyển dịch vốn FDI tại
    VKTTĐPN phải tìm hiểu mối Quan hệ bên trong lãnh thổ và mối quan hệ giữa lãnh
    thổ nghiên cứu với các lãnh thổ lân cận.

    4.1.2. Quan điểm hệ thống

    Chuyển dịch cơ cấu vốn FDI là một bộ phận của sự Phát triển kinh tế - xã hội.
    Tác động tích cực của sự chuyển dịch cơ cấu này góp phần quan trọng trong việc
    chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng lãnh thổ và cả nước. VKTTĐPN là một
    trong những vùng kinh tế đầu tàu, động lực có vai trò thúc đẩy sự Phát triển các
    vùng kinh tế khác và cả nước. Vì vậy, khi nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu vốn
    FDI trong VKTTĐPN cần xem xét, đánh giá và phân tích nó trong sự Phát triển tổng
    thể của hệ thống kinh tế - Xã hội hoàn chỉnh.

    4.1.3. Quan điểm Lịch sử - viễn cảnh

    Quan điểm này chú ý đến khía cạnh Địa lý lịch sử. Các yếu tố địa lý không chỉ
    biến đổi trong không gian mà biến đổi cả theo thời gian. Do đó, việc nghiên cứu
    chuyển dịch cơ cấu vốn FDI tại VKTTĐPN trong mối liên hệ quá khứ - hiện tại -
    tương lai sẽ làm rõ bản chất của vấn đề theo một chuỗi thời gian, đảm bảo được tính
    logic, khoa học và chính xác khi nghiên cứu.

    4.1.4. Quan điểm sinh thái và Phát triển bền vững

    Con người luôn chịu tác động của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
    Trong quá trình Phát triển kinh tế - xã hội, con người đã làm biến đổi tự nhiên, gây
    ra những vấn đề môi trường nghiêm trọng. Cho nên, khi nghiên cứu cần phải quán
    triệt quan điểm sinh thái và Phát triển bền vững để đề ra những giải pháp nhằm đảm
    bảo sự hài hòa giữa Phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên môi trường và vấn đề phát
    triển bền vững. 4.2. Phương pháp nghiên cứu
    - Thu thập và phân tích các tài liệu, văn bản, số liệu liên quan đến FDI trong phạm
    vi cả nước và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
    - Kế thừa các nguồn tư liệu có sẵn.
    - Phương pháp thống kê và phương pháp so sánh.
    - Sử dụng phương pháp hệ thống thông tin Địa lý (GIS), excel và powerpoint để
    vẽ và xử lí các số liệu, biểu đồ, lược đồ.

    5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài


    - Nhìn lại những thành tựu và hạn chế trong thu hút vốn FDI tại vùng kinh tế
    trọng điểm phía Nam trong thời gian qua một cách cụ thể thông qua việc phân tích
    sự chuyển dịch cơ cấu vốn FDI của vùng kinh tế này.
    - Tìm ra một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng tốt hơn nguồn vốn Đầu tư trực
    tiếp nước ngoài, góp phần thúc đẩy quá trình Phát triển kinh tế - Xã hội của vùng và
    cả nước.

    6. Lịch sử nghiên cứu đề tài

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một đề tài mới, được nhiều nhà khoa học quan
    tâm và tiến hành nghiên cứu.
    Một trong số đó là:
    - Đề tài: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thành phố Hồ Chí Minh – tình trạng và
    giải pháp” (do TSKH Trần Trọng Khuê, TS. Trương Thị Minh Sâm, PGS.TS. Đặng
    Văn Phan và các cộng sự thực hiện).
    - Đề tài: “Đánh giá vai trò của Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong Phát triển kinh tế
    - Xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” (do Thạc sỹ Nguyễn Văn Quang chủ
    nhiệm – Thạc sỹ Cao Ngọc Thành phó chủ nhiệm cùng các cộng sự thực hiện, Viện
    kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2005).
    - Đề tài: “Định hướng thu hút đối tác Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ chuyển
    dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh” (do Thạc sỹ Nguyễn Văn Quang chủ
    nhiệm cùng các cộng sự thực hiện, Viện kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2007). - Đề tài : “Đánh giá tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự Phát triển các
    ngành và các lĩnh vực của Thành phố Hồ Chí Minh” (Nguyễn Thị Hoài Phương,
    luận văn Thạc sỹ địa lý, 2006).
    - Đề tài : “Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự Phát triển kinh tế Bà Rịa – Vũng
    Tàu” (Lê Thị Nga, luận văn Thạc sỹ địa lý, 2008).
    Ngoài ra, còn có nhiều bài báo, phóng sự nhận định về tình tình thu hút, thực
    hiện Đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp thông
    tin, gợi mở các vấn đề mang tính khái quát.
    Nhìn chung các nghiên cứu về Đầu tư trực tiếp nước ngoài đều tập trung vào việc
    nghiên cứu ở một địa phương cụ thể (đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh) hoặc trên
    diện rộng cả nước. Tác giả chưa thấy nghiên cứu nào về Đầu tư trực tiếp nước ngoài
    ở các vùng hoặc vùng kinh tế trọng điểm. Trong khi thời gian qua, nguồn vốn đầu
    tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào các vùng kinh tế này.
    Trong đó không thể không kể đến vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là vùng luôn
    chiếm tỉ trọng lớn trong thu hút Đầu tư nước ngoài. Thiết nghĩ, việc tìm hiểu sự
    chuyển biến về vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm này có
    tác động không nhỏ đến sự Phát triển kinh tế - Xã hội của cả nước. Chúng tôi tiến
    hành nghiên cứu đề tài “Chuyển dịch cơ cấu vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
    vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” không ngoài mục đích trên.

    7. Cấu trúc luận văn

    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương chính sau:

    Chương 1: FDI đối với sự Phát triển của cả nước và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
    Chương 2: Chuyển dịch cơ cấu vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
    Chương 3: Định hướng và giải pháp.
     
Đang tải...