Chuyên Đề Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ hậu WTO

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ hậu WTO
    Lời nói đầu
    Xuất khẩu có một ý nghĩa quan trọng đối với bất kỳ một quốc gia nào, kể cả những nước phát triển và những nước đang phát triển vì đây là một kênh tiêu thụ sản phẩm quan trọng của quá trình sản xuất. Và đối với một nước đang phát triển như Việt Nam thì xuất khẩu càng có ý nghĩa đặc biệt hơn ở chỗ nhờ có ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu mà chúng ta có thể nhập khẩu được nguyên liệu chúng ta chưa có khả năng sản xuất và các máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ cho việc sản xuất hàng hoá. Đồng thời, nó cũng góp phần cải thiện cán cân thanh toán - một trong bốn đỉnh của “tứ giác mục tiêu”. Với cả tác động cả đầu vào và đầu ra, xuất khẩu đã đóng góp lớn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế trong một thời gian dài, nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát thoát ra khỏi nước kém phát triển trước năm 2010, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Song đối với những ai quan tâm một chút đến thương mại quốc tế thì sẽ thấy mọi việc không đơn giản như vậy. Xuất khẩu Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn về cơ cấu, năng lực cạnh tranh, nguồn cung và nhu cầu của thị trường. Chúng ta phải chấp nhận một thực tế là xuất khẩu của chúng ta trong thời gian vừa qua chỉ phát triển theo chiều rộng, chưa đi vào chiều sâu với lợi thế chủ yếu dựa trên tài nguyên thiên nhiên. Do đó, muốn xuất khẩu hàng hoá đi vào chiều sâu, mang lại giá trị kinh tế cao cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam thì việc thực hiện tốt quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu là con đường đúng đắn. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO vấn đề này càng trở nên cấp thiết hơn. Do vậy, nhìn nhận lại thực trạng xuất khẩu, đặc biệt là cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta trong thời gian vừa qua để có được những giải pháp hợp lý là một vấn đề có tính cấp thiết trong điều kiện hiện nay.
    Từ việc quan sát thực tiễn, nghiên cứu thực tế trong quá trình thực tập ở Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với sự tham khảo ý kiến của thày giáo hướng dẫn, em đã quyết định chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ hậu WTO” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
    Nội dung của chuyên đề thực tập này bao gồm 3 chương:
    Chương 1: Những vấn đề về lý luận và thực tiễn của xuất khẩu hàng hoá và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
    Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ở Việt Nam
    Chương 3: Các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ hậu WTO
     
Đang tải...