Tiến Sĩ Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 19/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2014
    Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay




    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
    ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 5
    1.1. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài
    luận án 5
    1.2. Những kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài, vấn đề đặt ra và
    hướng nghiên cứu của luận án 19
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
    LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở ĐỊA BÀN CẤP TỈNH 22
    2.1. Khái niệm, nội dung và xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động
    theo ngành 22
    2.2. Chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu
    lao động theo ngành 37
    2.3. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở một số địa
    phương và bài học rút ra cho tỉnh Thái Bình 58
    Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO
    NGÀNH Ở TỈNH THÁI BÌNH 69
    3.1. Thuận lợi và khó khăn đối với chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
    ở tỉnh Thái Bình nhìn từ góc độ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 69
    3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Thái
    Bình từ năm 2001 đến nay và những kết quả đạt được 79
    3.3. Những hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở
    tỉnh Thái Bình và nguyên nhân 105
    Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH
    CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN
    NĂM 2020 1184.1. Định hướng và dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở
    tỉnh Thái Bình đến năm 2020 118
    4.2. Các giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo
    ngành ở tỉnh Thái Bình đến năm 2020 130
    KẾT LUẬN 152




    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Chuyển dịch cơ cấu lao động có ý nghĩa, vai trò quan trọng đối với chuyển
    dịch cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu lao động được coi là một trong những
    nhiệm vụ quan trọng, phục vụ đắc lực cho chuyển dịch CCKT, nó vừa là kết quả,
    vừa là yếu tố thúc đẩy chuyển dịch CCKT, đẩy mạnh CNH, HĐH và góp phần cân
    đối lại cung - cầu trên thị trường lao động . Chuyển dịch CCLĐ không chỉ tuân
    theo các quy luật kinh tế, mà còn nhằm vào các mục tiêu phát triển bền vững, ổn
    định xã hội, cải thiện môi trường và phát triển con người.
    Thái Bình - một tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Hồng, với địa hình
    tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong phát
    triển kinh tế biển. Thời gian qua, CCKT ở Tỉnh đã chuyển dịch theo hướng tích cực.
    Năm 2001, ngành N, L, TS đóng góp 57,6% GDP toàn tỉnh thì đến năm 2012 giảm
    xuống còn 32,2%; đóng góp của ngành CN - XD có xu hướng tăng, năm 2001
    ngành này chỉ chiếm 15,2% GDP toàn tỉnh, năm 2012 đã tăng lên khoảng 34,0%;
    ngành dịch vụ tăng từ 27,2% năm 2001 lên khoảng 32,0% năm 2012 [10, tr. 41],
    [13, tr. 44]. Đồng thời với xu hướng chuyển dịch CCKT như trên, CCLĐ theo
    ngành ở tỉnh Thái Bình cũng có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao động
    nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ. Năm 2001, tỷ lệ LĐNN
    chiếm 75,12% tổng số lao động của Tỉnh, đến năm 2012 giảm xuống còn 58,3%;
    lao động CN - XD từ chỗ chiếm 13,0% năm 2001, đến năm 2012 chiếm khoảng
    25%; lao động dịch vụ chiếm 11,9% năm 2001, đến năm 2012 tăng lên khoảng 16%
    [11, tr. 19], [13, tr. 29].
    Vấn đề đặt ra là CCLĐ theo ngành của tỉnh Thái Bình chuyển dịch như vậy
    nhanh hay chậm, đã phù hợp với sự chuyển dịch CCKT của Tỉnh hay chưa? Quá
    trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành có tác động tích cực, thúc đẩy cơ cấu ngành
    kinh tế của Tỉnh chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH hay không? Làm thế nào để2
    tạo ra sự phù hợp giữa chuyển dịch CCLĐ theo ngành với chuyển dịch cơ cấu
    ngành kinh tế của địa phương? Mặt khác, để đạt được mục tiêu của tỉnh Thái Bình
    là đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, với CCKT: Thương mại - Dịch
    vụ, Công nghiệp - Xây dựng và Nông, lâm, thủy sản thì đòi hỏi CCLĐ theo ngành
    của Tỉnh phải chuyển dịch như thế nào? Hơn nữa, để đẩy nhanh tái cấu trúc nền
    kinh tế ở tỉnh Thái Bình thì đòi hỏi CCLĐ phải chuyển dịch như thế nào?
    Để trả lời những câu hỏi trên thì vấn đề đặt ra là phải có những nghiên cứu hệ
    thống, bài bản về cơ sở lý thuyết chuyển dịch CCLĐ theo ngành nói chung và ở cấp
    độ địa phương nói riêng. Trên cơ sở đó mà phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch
    CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình để tìm ra những giải pháp thúc đẩy quá trình này.
    Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu lao động
    theo ngành ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay” làm luận án tiến sỹ chuyên
    ngành kinh tế phát triển là phù hợp, rất cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
    2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    - Mục tiêu nghiên cứu:
    Đánh giá thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình trong
    thời gian qua và đề xuất một số định hướng, dự báo về chuyển dịch CCLĐ theo
    ngành tại địa phương đến năm 2020 cùng các giải pháp thực hiện.
    - Nhiệm vụ nghiên cứu:
    + Xây dựng cơ sở lý luận về chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở địa bàn
    cấp tỉnh.
    + Phân tích thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình
    trên cơ sở lý luận đã xây dựng.
    + Làm rõ những thành tựu, hạn chế trong chuyển dịch CCLĐ theo ngành
    của tỉnh Thái Bình và nguyên nhân của những hạn chế.
    + Đề xuất định hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành
    phù hợp với chuyển dịch CCKT và đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế để thực hiện
    mục tiêu cơ bản của địa phương đến năm 2020 trở thành một tỉnh công nghiệp.3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    - Đối tượng nghiên cứu:
    Luận án nghiên cứu chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành kinh tế ở
    tỉnh Thái Bình.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    + Luận án tập trung nghiên cứu chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ
    ngành ở tỉnh Thái Bình từ năm 2001 đến nay và định hướng đến 2020. Đề tài không
    nghiên cứu chuyển dịch CCLĐ theo thành phần kinh tế, theo khu vực kinh tế.
    + Luận án chỉ nghiên cứu LLLĐ do tỉnh Thái Bình quản lý, không nghiên
    cứu những lao động tự do, lao động theo mùa vụ . ở Tỉnh.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
    - Cơ sở lý luận:
    Luận án được nghiên cứu dựa trên những quan điểm khoa học của chủ nghĩa
    Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta;
    dựa trên các lý thuyết về kinh tế học phát triển, quản lý nguồn nhân lực, kinh tế lao
    động, mô hình toán kinh tế, kinh tế lượng, kinh tế học vĩ mô, kinh tế học vi mô
    - Phương pháp nghiên cứu:
    Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu và thực hiện những nhiệm vụ của luận
    án đặt ra, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp sau:
    + Phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa
    Mác - Lênin.
    + Phương pháp thống kê, thu thập số liệu thứ cấp từ nguồn thông tin có
    tính pháp lý làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá về NLLĐ,
    chuyển dịch CCLĐ theo ngành, từ đó có cơ sở đánh giá và đề xuất giải pháp thúc
    đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình.
    5. Đóng góp mới của luận án
    - Bổ sung, làm rõ thêm nội dung và các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch CCLĐ
    theo ngành.- Xác định và làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCLĐ theo
    ngành ở địa bàn cấp tỉnh.
    - Đưa ra những đánh giá sát thực về thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành
    ở tỉnh Thái Bình và nguyên nhân của những hạn chế trong chuyển dịch CCLĐ theo
    ngành ở Tỉnh.
    - Đề xuất một số định hướng, dự báo về chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh
    Thái Bình và một số giải pháp cụ thể có tính khả thi nhằm thực hiện sự chuyển dịch đó.
    6. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
    dung của luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...