Chuyên Đề Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển ở Việt Nam

    Lời nói đầu

    Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thấy rằng đường lối, chiến lược phát triển kinh tế là yếu tố đầu tiên quyết định sự thành bại trong quá trình phát triển kinh tế của một đất nước. Trong đó, việc xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý là một trong những vấn đề hết sức quan trọng.

    Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, từ năm 1986 đến nay, rõ nhất là từ năm 1990 cơ cấu kinh tế nước ta đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực phù hợp với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn. Những chuyển biến đó đã góp phần tạo đà cho nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định.

    Tuy nhiên, những tiến bộ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế đó cũng mới chỉ là bước đầu và nhìn chung sự chuyển dịch cơ cấu còn chậm. Cho đến nay, nước ta vẫn là nước nông nghiệp, dân cư sống ở nông thôn và lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Để đạt được mục tiêu đến năm 2020: "Đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế ngành hợp lý với tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm dưới 10%, công nghiệp 35 - 40%, dịch vụ chiếm 50 - 60% trong tổng GDP". Mà Đại hội VIII đã đề ra thì còn nhiều vấn đề phải được tiếp tục nghiên cứu và có giải pháp sát thực.

    Với lý do đó, em chọn đề tài: "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình phát triển ở Việt Nam". Đề tài này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của T.S Nguyễn Thị Ngọc Huyền và sự giúp đỡ của các giảng viên trong Khoa khoa học quản lý. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình đến Khoa khoa học quản lý, đặc biệt là T.S Nguyễn Thị Ngọc Huyền đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài này.
    Do trình độ và thời gian có hạn, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô trong Khoa để bài viết sau được hoàn chỉnh hơn.

    Mục lục

    Lời nói đầu 1

    Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu ngành trong nền kinh tế 2
    1.1 Một số lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 2
    1.1.1 Một số khái niệm cơ bản. 2
    1.1.2 Vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế. 5
    1.1.3 Lý luận về mối liên hệ giũa chuyển dịch cơ cấu và quá trình phát triển
    nền kinh tế. 8
    1.2 Cơ cấu ngành kinh tế trong các lý thuyết phát triển. 9
    1.2.1. Lý thuyết phân kỳ phát triển kinh tế. 9
    1.2.2. Lý thuyết nhị nguyên: 11
    1.2.3. Lý thuyết phát triển cân đối liên ngành. 13
    1.2.4. Lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối hay
    "các cực tăng trưởng". 15
    1.2.5. Lý thuyết phát triển theo mô hình "đàn nhạn bay". 16
    1.3. Một số kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
    của các nước trên thế giới. 19
    1.3.1 Nhật bản. 19
    1.3.2. Hàn Quốc. 20
    1.3.3. Trung Quốc. 21

    Chương 2: Thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam 23
    2.1. Thực trạng cơ cấu ngành kinh tế của nền kinh tế Việt Nam
    từ 1986 đến nay. 23
    2.1.1. Giai đoạn 1986-1990. 23
    2.1.2. Giai đoạn 1991 đến nay. 24
    2.2. Thành tựu và nguyên nhân 26
    2.2.1. Thành tựu. 26
    2.2.2. Nguyên nhân. 29
    2.3. Những tồn tại và nguyên nhân. 29
    2.3.1. Những tồn tại. 29
    2.3.2. Nguyên nhân. 31

    Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình phát triển ở Việt Nam 32
    3.1. Một số quan điểm và định hướng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
    kinh tế ngành trong quá trình phát triển ở Việt Nam. 32
    3.1.1. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành phải tiến tới một cơ cấu hợp lý, đó là một cơ cấu đa ngành, trong đó hình thành các ngành
    trọng điểm mũi nhọn. 32
    3.1.2. Kết hợp tối ưu giá cơ cấu ngành với cơ cấu vùng lãnh thổ
    và cơ cấu thành phần kinh tế: 33
    3.1.3. Hình thành và phát triển các ngành trọng điểm và mũi nhọn trong
    quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 33
    3.2. Một số giải pháp. 34
    3.2.1. Cần lựa chọn mô hình phát triển hợp lý, nâng cao chất lượng
    các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành. 34
    3.2.2. Phát triển mạnh mẽ thị trường. 35
    3.2.3. Đầu tư, chuyển dịch cơ cấu đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư. 35
    3.2.4. Đổi mới và phát triển công nghệ. 35
    3.2.5. Về cơ sở hạ tầng: 35
    3.2.6. Về chính sách vĩ mô: 35

    Kết luận 37

    Tài liệu tham khảo 38
     
Đang tải...