Thạc Sĩ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1995 - 2007 và định hướng đến năm 2020

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lí do chọn đề tài

    Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được xem là động lực Phát triển của thế giới. Từ
    sau Đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới kinh tế với mục
    tiêu Xây dựngPhát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,
    HĐH). Đổi mới kinh tế phải bắt đầu từ việc đổi mới cơ cấu kinh tế (CCKT), chuyển
    dần từ nền kinh tế Nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ.
    Thực tiễn Lịch sử Phát triển kinh tế của các nước nói chung cũng như ở Việt
    Nam nói riêng trong thời gian qua đã chỉ ra rằng những thành công hay thất bại
    trong việc Phát triển kinh tế đều bắt nguồn từ việc xác định CCKT có hợp lí hay
    không. Để thúc đẩy kinh tế phát triển, đạt hiệu quả cao và bền vững, việc xác định
    và hoàn thiện một CCKT hợp lí, phù hợp với xu hướng Phát triển chung của nền
    kinh tế không chỉ là yêu cầu có tính khách quan, mà còn là một trong những nội
    dung chủ yếu của quá trình CNH, HĐH đất nước.
    Tiền Giang là tỉnh nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với
    nền kinh tế còn nặng về nông nghiệp. Trong những năm qua, cùng với cả nước,
    Tiền Giang đang trong tiến trình Xây dựngPhát triển theo hướng CNH, HĐH.
    CCKT của tỉnh từng bước được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, tuy nhiên
    do nhiều nguyên nhân khác nhau sự chuyển dịch còn chậm và chưa vững chắc.
    Từ năm 2006, Tiền Giang gia nhập vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
    (KTTĐPN) tạo điều kiện thúc đẩy tốc độ Phát triển kinh tế của tỉnh. Với yêu cầu
    đẩy mạnh CNH, HĐH và nhất là đứng trước những đòi hỏi của quá trình hội nhập
    Quốc tế sâu rộng như hiện nay, đòi hỏi CCKT phải được chuyển dịch nhanh và hiệu
    quả hơn trong thời gian tới.
    Xuất phát từ cơ sở lí luận, từ thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT)
    tỉnh Tiền Giang và tính cấp thiết của vấn đề, tác giả chọn đề tài “Chuyển dịch cơ
    cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1995 – 2007 và định hướng đến năm 2020” để
    nghiên cứu và mong muốn đóng góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp Phát triển kinh tế
    của tỉnh nhà trong thời gian tới.

    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

    Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn về
    CDCCKT tỉnh Tiền Giang trong thời gian qua, từ đó đưa ra những định hướng và
    đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch nhanh
    hơn theo hướng CNH, HĐH trong thời gian tới. Để đạt được mục đích này, luận
    văn đề ra những nhiệm vụ sau:
    - Tổng quan những vấn đề lí luận có liên quan đến CCKT và CDCCKT, làm
    rõ các khái niệm, các nhân tố tác động, các chỉ tiêu đánh giá cơ bản.
    - Đánh giá tác động của các nhân tố chủ yếu đến CDCCKT tỉnh Tiền Giang;
    phân tích thực trạng CDCCKT của tỉnh trong thời gian qua, đánh giá những thành
    tựu đã đạt được và những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới.
    - Đưa ra những định hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc
    đẩy CDCCKT tỉnh Tiền Giang theo hướng CNH, HĐH.

    3. Giới hạn nghiên cứu

    Về nội dung: do đề tài có nội dung rộng và phức tạp nên phạm vi nghiên cứu
    của luận văn được giới hạn: (i) phân tích ảnh hưởng của các nguồn lực tới sự
    chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; (ii) phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu
    kinh tế theo ngành, theo thành phần gồm: cơ cấu GDP, cơ cấu lao động, năng suất
    lao động và cơ cấu giá trị sản xuất nội ngành, không phân tích sâu các lĩnh vực
    trong từng ngành; (iii) phân tích chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ gồm: cơ
    cấu giá trị sản xuất của các địa phương phân theo khu vực kinh tế và tỉ trọng so với
    toàn tỉnh; (iv) đưa ra những định hướng và đề xuất một số giải pháp chuyển dịch cơ
    cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang theo hướng CNH, HĐH.
    Về không gian: là địa bàn lãnh thổ của tỉnh Tiền Giang bao gồm 9 đơn vị
    hành chính: Thành phố Mỹ Tho, Thị xã Gò Công, các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân
    Phước, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Tây và Gò Công Đông với tổng diện tích
    tự nhiên là 248.180 ha.
    Về thời gian: phần đánh giá thực trạng được đề cập từ năm 1995 đến năm
    2007. Phần định hướng, đề xuất một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến
    năm 2020.

    4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

    Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là xu thế tất yếu của đất nước trong quá trình phát
    triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực. CDCCKT giữ vai trò quan
    trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH. Trong thời gian qua, ở nước ta đã có nhiều
    công trình nghiên cứu về CCKT và sự CDCCKT. Trong đó, có một số công trình
    tiêu biểu về mặt lí luận và thực tiễn như: “Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế
    ngành ở thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
    của TS. Trương Thị Minh Sâm (chủ biên) năm 2000; “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
    Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ 21” của TS. Nguyễn Trần Quốc (chủ biên)
    năm 2004; “Định hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế vùng kinh tế
    trọng điểm phía Nam” của TS. Trần Du Lịch, PGS. TS. Đặng Văn Phan (chủ
    nhiệm đề tài) năm 2004; “Các cấp ủy Đảng ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạo
    chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tinh thần Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính
    trị” của Trần Trác, Trần Văn năm 2005; “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt
    Nam” của PGS. TS. Bùi Tất Thắng (chủ biên) năm 2006; “Những vấn đề chủ yếu
    về kinh tế phát triển” của PGS. TS. Ngô Doãn Vịnh năm 2006;
    Đối với tỉnh Tiền Giang chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu
    về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Các đề tài chỉ dừng ở mức nghiên cứu
    chung về kinh tế Xã hội như: “Quy hoạch tổng thể Phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh
    Tiền Giang đến năm 2020” của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang; hay nghiên
    cứu, quy hoạch về từng ngành kinh tế riêng lẻ như “Quy hoạch Phát triển ngành
    công nghiệp tỉnh Tiền Giang đến 2010” của Sở Công nghiệp tỉnh Tiền Giang,
    “Báo cáo rà soát, bổ sung quy hoạch ngành nông Lâm nghiệp – nông thôn giai đoạn
    2005-2010 và 2020” của Sở Nông nghiệpPhát triển nông thôn tỉnh Tiền
    Giang,
    Trên đây là những nguồn tài liệu tham khảo quý báu cho tác giả khi thực hiện
    đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1995 – 2007 và định
    hướng đến năm 2020”.

    5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu

    5.1. Quan điểm nghiên cứu

    5.1.1. Quan điểm hệ thống

    CCKT chính là một hệ thống hoàn chỉnh gồm nhiều tầng bậc, bản thân nó là
    sự hợp thành của nhiều hệ thống khác nhau và đồng thời lại là bộ phận của hệ thống
    lớn hơn - hệ thống kinh tếXã hội (KT – XH). CCKT tỉnh Tiền Giang có mối quan
    hệ chặt chẽ với môi trường xung quanh, bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi
    trường KT - XH. Sự CDCCKT có thể ảnh hưởng đến sự Phát triển KT - XH và
    ngược lại. Phải coi CDCCKT như là một hệ thống nằm trong hệ thống KT - XH
    hoàn chỉnh, luôn luôn vận động và Phát triển không ngừng. Vì vậy, khi nghiên cứu
    sự CDCCKT tỉnh Tiền Giang phải xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến sự CDCCKT
    của tỉnh và xem xét mối tương quan, sự tác động đối với sự CDCCKT vùng
    ĐBSCL và cả nước.

    5.1.2. Quan điểm lãnh thổ

    Cơ cấu lãnh thổ kinh tế Tiền Giang được coi như một thể tổng hợp tương đối
    hoàn chỉnh, trong đó các yếu tố tự nhiên, KT - XH có mối Quan hệ chặt chẽ, tác
    động chi phối lẫn nhau tạo những thế mạnh riêng cho tỉnh hay từng vùng trong
    trong tỉnh. Do vậy cần phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự CDCCKT tỉnh Tiền
    Giang để từ đó đưa ra những giải pháp, định hướng Phát triển có tính tổng hợp
    nhằm khai thác tốt những tiềm năng, lợi thế của tỉnh nhằm đẩy nhanh sự CDCCKT.

    5.1.3. Quan điểm Lịch sử viễn cảnh

    Quá trình Phát triển kinh tế và CDCCKT có sự biến chuyển theo thời gian và
    không gian. Vận dụng quan điểm Lịch sử viễn cảnh vào trong nghiên cứu đề tài để
    thấy được nguồn gốc nảy sinh, quá trình diễn biến của các yếu tố kinh tế trong từng
    giai đoạn, trong những điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Từ đó đánh giá
    chính xác hiện trạng CDCCKT trong hiện tại và định hướng Phát triển của các
    ngành kinh tế, CDCCKT Tiền Giang trong tương lai.

    5.1.4. Quan điểm Phát triển bền vững

    Nghiên cứu những vấn đề kinh tế phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát
    triển bền vững. Phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu Phát triển KT – XH của hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới. Phát triển KT - XH, CDCCKT phải đi đôi
    với sử dụng hợp lí, bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, chống gây ô nhiễm môi
    trường; kết hợp hài hòa giữa Phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng Xã hội nhằm
    nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

    5.2. Các phương pháp nghiên cứu

    5.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu

    Đây là một phương pháp rất quan trọng vì trên cơ sở những nguồn tài liệu, số
    liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu thu thập được từ sách báo, tạp chí khoa
    học, internet, niên giám thống kê, các báo cáo thường niên, quy hoạch tổng thể của
    Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ban ngành tác giả mới rút ra được các đặc điểm về
    tình hình Phát triển kinh tế Xã hội cũng như nhìn nhận, đánh giá chính xác sự
    CDCCKT tỉnh Tiền Giang.

    5.2.2. Phương pháp thống kê Toán học

    Đây là phương pháp được sử dụng thường xuyên như công cụ để phân tích,
    lựa chọn những giá trị đúng nhất, gần với thực tiễn trên cơ sở các nguồn số liệu thu
    thập được để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, kinh tế Xã hội đến
    CDCCKT tỉnh Tiền Giang. Đồng thời, phương pháp Toán học cũng được sử dụng
    trong việc phân tích, dự báo và lựa chọn các giải pháp thích hợp cho định hướng
    CDCCKT tỉnh Tiền Giang trong tương lai.

    5.2.3. Phương pháp phân tích, so sánh

    Trong quá trình nghiên cứu đề tài, việc vận dụng phương pháp phân tích, so
    sánh mang lại nhiều lợi ích. Thông qua việc tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu
    các số liệu thống kê để thấy được quá trình CDCCKT qua các giai đoạn. Từ đó, rút
    ra được những nội dung tổng hợp nhất, đầy đủ nhất đáp ứng được những nhiệm vụ
    và mục tiêu mà vấn đề đã đặt ra.

    5.2.4. Phương pháp khảo sát thực địa

    Thực địa là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu các vấn đề địa lí
    KT - XH nhằm thu thập thêm thông tin, thực trạng phát triển, thẩm định mức độ tin
    cậy của các số liệu, báo cáo. Vì vậy, trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát thực địa tại một số địa phương trong tỉnh để kiểm tra độ
    chính xác, tin cậy của các nguồn tài liệu đã thu thập được.

    5.2.5. Phương pháp chuyên gia

    CDCCKT là vấn đề tương đối rộng và phức tạp cho nên việc gặp gỡ, trao đổi
    ý kiến với các nhà khoa học, cán bộ, chuyên viên của các sở, ban ngành trong tỉnh
    là một yêu cầu không thể thiếu. Thông qua phương pháp này, tác giả luận văn có
    thể tiếp cận, tìm hiểu hiện trạng và định hướng vấn đề nghiên cứu một cách nhanh
    chóng.

    5.2.6. Phương pháp bản đồ, biểu đồ

    Đây là phương pháp đặc trưng của khoa học địa lí. Sử dụng phương pháp này
    giúp cho các vấn đề nghiên cứu được cụ thể, trực quan và toàn diện hơn. Các bản đồ
    trong đề tài được tác giả luận văn thành lập dựa trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập và
    xử lý.
    Ngoài ra, đề tài còn thể hiện các mối Quan hệ địa lí thông qua hệ thống các
    bảng số liệu và biểu đồ.

    5.2.7. Phương pháp dự báo

    Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình vận động và Phát triển lâu dài, muốn
    thành công thì phải dự báo trước sự Phát triển để có hướng điều chỉnh CCKT phù
    hợp, đúng đắn. Đề tài sử dụng phương pháp dự báo xu hướng và dự báo biến động
    dựa trên cơ sở tính toán từ các nguồn số liệu đã thu thập được, sự Phát triển có tính
    qui luật, những biến động của các sự vật, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại và
    tương lai.

    6.Cấu trúc của luận văn

    Đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1995 – 2007 và định hướng đến năm 2020”

    Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung bao gồm ba chương:

    Chương I: Cơ sở lí luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
    Chương II: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1995 – 2007.
    Chương III: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang đến năm 2020

    MỤC LỤC

    Trang phụ bìa

    Lời cảm ơn
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng, biểu đồ, bản đồ
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CƠ CẤU
    kinh tế VÀ CHUYỂN
    DỊCH CƠ CẤU
    kinh tế
    1.1. Cơ cấu kinh tế 7
    1.1.1. Khái niệm cơ cấu, cơ cấu kinh tế 7
    1.1.2. Phân loại cơ cấu kinh tế 9
    1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành cơ cấu kinh tế .12
    1.1.4. Một số chỉ tiêu cơ bản để xem xét và đánh giá cơ cấu kinh tế .12
    1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 13
    1.2.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế 13
    1.2.2. Tính tất yếu khách quan của chuyển dịch cơ cấu kinh tế .14
    1.2.3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế .14
    1.2.4. Các nguyên tắc chuyển dịch cơ cấu kinh tế 15
    1.2.5. Các nhân tố chủ yếu tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế .16
    1.3. Một vài mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới .18
    1.4. Vài nét về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam .19
    1.4.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 20
    1.4.2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế .21
    1.4.3. Chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế 22
    1.4.4. Chuyển dịch cơ cấu lao động . .23
    1.5. Lựa chọn bộ chỉ tiêu công nghiệp hóa xét về mặt kinh tế 24
    Tóm tắt chương 1 . .25
    Chương 2: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU kinh tế TỈNH TIỀN GIANG
    THỜI KỲ 1995 – 2007

    2.1. Các nguồn lực ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền
    Giang . 27
    2.1.1. Vị trí địa lí 27
    2.1.2. Nguồn lực tự nhiên .29
    2.1.3. Nguồn lực kinh tế xã hội . 37
    2.1.4. Đánh giá chung . 49
    2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1995 – 2007 53
    2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành 53
    2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần 72
    2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ . 83
    2.3. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1995 – 2007 .90
    2.3.1. Những thành tựu . 90
    2.3.2. Những khó khăn và thách thức .93
    Tóm tắt chương 2 . .96
    Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH
    CƠ CẤU
    kinh tế TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020
    3.1. Căn cứ đề xuất quan điểm, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế 99
    3.1.1. Dựa vào vị trí, chức năng của Tiền Giang trong vùng KTTĐPN và
    vùng ĐBSCL 99
    3.1.2. Dựa vào phương hướng, nhiệm vụ Phát triển kinh tế Xã hội của tỉnh
    Tiền Giang .100
    3.1.3. Dựa vào sự thay đổi địa giới Hành chính cấp huyện và những biến
    động trong Phát triển kinh tế từ năm 2008 10 0
    3.1.4. Dựa vào nhận diện cơ hội và thách thức đem đến từ sự hội nhập
    khu vực và quốc tế .103
    3.2. Quan điểm, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế 104
    3.2.1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế 104
    3.2.2. Luận chứng các phương án . .104
    3.2.3. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế 107
    3.3. Giải pháp .118
    3.3.1. Nhóm các giải pháp chung . .118
    3.3.2. Nhóm các giải pháp riêng 125
    Tóm tắt chương 3 . .130
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 133
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 140
    PHỤ LỤC
     
Đang tải...