Luận Văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nông nghiệp, nông thôn và nông dân từ trước đến nay luôn là vấn đề có tầm chiến lược của cách mạng Việt Nam. Như trong diễn văn khai mạc Hội nghị lần thứ Bảy Ban chấp hành Trung ương (khóa X) của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh có đoạn: “Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là nhiệm vụ chiến lược của Đảng ta".
    Trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta xác định phát triển triển nông nghiệp và KTNT là nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu để ổn định đời sống nhân dân, tạo điều kiện, cơ sở cho việc phát triển triển KT-XH và đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Chính vì tầm quan trọng của nông nghiệp, nông thôn nước ta như vậy, nên Đảng ta xác định: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước” [15, tr.94].
    Kinh tế nông thôn nước ta có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là khu vực chiếm 72% dân số và 56,8% lao động của cả nước. Vì vậy, CDCCKTNT để đẩy mạnh phát triển KTHH, xây dựng nông thôn mới là phù hợp với mục tiêu vận động tiến tới một nền công nghiệp hiện đại; phù hợp với yêu cầu của thị trường cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu sản phẩm, nâng cao hiệu quả của một nền nông nghiệp hàng hoá lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
    Là một bộ phận hữu cơ của nông nghiệp cả nước, nông thôn tỉnh Vĩnh Long chịu sự tác động và chi phối của quy luật chung trong quá trình CDCCKT. Kinh tế nông thôn tỉnh Vĩnh Long, chủ yếu vẫn là nền kinh tế nông nghiệp, với tiềm năng phong phú, đa dạng của vùng sông nước ĐBSCL. Mặc dù trong những năm qua địa phương đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế, văn hóa, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn , góp phần ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là cư dân nông thôn. Tuy nhiên, nếu so với khu vực ĐBSCL và cả nước thì quá trình CDCCKT của tỉnh còn chậm; nhiều tiềm năng, thế mạnh về kinh tế nông nghiệp của địa phương chưa được khai thác đầy đủ và có hiệu quả. Do vậy, chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng phát triển vững chắc, có hiệu quả; đẩy mạnh phát triển các vùng sản xuất nông sản tập trung gắn với công nghiệp chế biến nông, thủy sản, khai thác lợi thế sinh thái đặc thù của tỉnh sông nước đồng bằng để tạo ra khối lượng ngày càng lớn, chất lượng ngày càng cao; gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới văn minh hiện đại, là yêu cầu cấp bách của tỉnh Vĩnh Long hiện nay.
    Tôi chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long” để viết luận văn thạc sỹ, là mong muốn góp phần luận giải vấn đề cấp thiết đang đặt ra nói trên, mà trọng tâm là phân tích thực trạng CDCCKTNT ở tỉnh Vĩnh Long, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp phù hợp để khai thác tối đa mọi nguồn lực, tiềm năng và lợi thế so sánh của địa phương cho sự phát triển nhanh và bền vững trên con đường CNH, HĐH đất nước.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Cho đến nay đã có nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, luận án TS, các bài viết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn:
    - Đề tài KX08 “Phát triển toàn diện kinh tế xã hội nông thôn”.
    - Hội thảo khoa học về “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Việt Nam” vào 2 ngày 22 và 23/11/1994, do Ủy ban kế hoạch Nhà nước và trường Đại học kinh tế Quốc dân phối hợp tổ chức. Có 38 bài viết gửi đến hội nghị và được biên soạn thành kỹ yếu khoa học: “Những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn Việt Nam” năm 1995.
    - “Mấy vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng” của Bạch Hồng Việt, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 4/1995.
    - “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn - Lý luận và thực tiễn” do PGS.TS Lê Đình Thắng chủ biên, Nxb nông nghiệp, Hà Nội 1998.
    - Chuyển dịch cơ cấu sản xuất và lao động ở nông thôn miền Đông Nam Bộ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh (1997). Do TS. Hồ Trọng Viện chủ nhiệm đề tài.
    - Nguyễn Thị Hiền (1996): Những yêu cầu đặt ra cho việc tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Tạp chí Thông tin lý luận. Số 2, Hà Nội.
    - Trần Ngọc Hiên (1998): Đặc điểm kinh tế - xã hội nông thôn nước ta trên con đường phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tạp chí Nghiên cứu lý luận. Số 4, Hà Nội.
    - Lê Quốc Khách (2000): Các giải pháp phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp nông thôn, Báo Nhân dân số 29 - 2.
    - Vũ Xuân Kiều (1996): Những vấn đề có tính quy luật trong việc xác lập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Việt Nam, Kỷ yếu khoa học, Hà Nội.
    - Nguyễn Đình Long (1995): Thị trường - yếu tố quyết định tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 5, Hà Nội.
    - Phạm Xuân Nam (chủ biên): Phát triển nông thôn. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1997.
    - Nông thôn Việt Nam sau 10 năm đổi mới. Thông tin tư liệu. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1996). Thông tin chuyên đề số 6.
    - Chu Hữu Quý: Phát triển toàn diện kinh tế xã hội nông thôn. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996.
    - Lê Đình Thắng (chủ biên): Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn - những vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 1998.
    - Nguyễn Văn Tiêm (chủ biên) (1997): Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện dự án điều tra khảo sát thực trạng và tìm giải pháp đối với hộ nông dân không có đất để sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Trung tâm tư vấn phát triển nông nghiệp nông thôn.
    - Ủy ban kế hoạch Nhà nước - Trường đại học quốc dân (1995). Kỷ yếu khoa học: “Những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”, Hà Nội.
    - Hoàng Việt (chủ biên): Vấn đề sở hữu, sử dụng đất trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1999.
    - Luận văn thạc sĩ của Phẩm An Ninh: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Đồng Nai - 1999.
    - Luận văn thạc sĩ của Phạm Ngọc Dũng: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở vùng đồng bằng Sông Hồng, thực trạng về giải pháp - 2001.
    - Lê Quốc Sử. Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI trong “Thời đại kinh tế tri thức”, Nxb Thống kê, Hà Nội 2001.
    - Lâm Quang Huyên: Nông nghiệp, nông thôn Nam Bộ hướng tới thế kỷ XXI, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2002.
    - Luận văn thạc sĩ của Phạm Ngọc Dũng: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nông nghiệp ở vùng lãnh thổ đồng bằng Sông Hồng - Thực trạng và giải pháp - 2002.
    - Phạm Hùng: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn miền Đông Nam bộ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nxb Nông nghiệp Hà Nội 2002.
    Những tác phẩm và công trình khoa học trên đã đề cập trên các mặt:
    - Vai trò của nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    - Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    - Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp.
    - Vai trò tác động của quản lý Nhà nước, khoa học kỹ thuật, toàn cầu hóa kinh tế đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta.
    Những công trình, tác phẩm, bài viết của các nhà khoa học được đăng tải trên đã đề cập, nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau; phân tích một cách sâu sắc về lý luận và thực tiễn trên các mặt: khái niệm, đặc điểm, tính quy luật của xu hướng chuyển dịch và những giải pháp để thúc đẩy CDCCKT nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, toàn diện có hệ thống về thực trạng và đề xuất phương hướng, giải pháp thúc đẩy CDCCKTNT theo hướng CNH, HĐH ở tỉnh Vĩnh Long.
    3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
    3.1. Mục đích: Trên cơ sở phân tích thực trạng CDCCKTNT mà đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình CDCCKTNT theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020.
    3.2. Nhiệm vụ:
    + Khảo sát tình hình phát triển kinh tế và thực trạng CDCCKTNT tỉnh Vĩnh Long từ 2001 đến nay.
    + Phân tích, đánh giá và tìm nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong quá trình CDCCKTNT tỉnh Vĩnh Long trong thời gian qua.
    + Đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy CDCCKTNT ở Vĩnh Long trong thời gian tới.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    Tập trung khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng CDCCKTNT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long từ 2001 đến 2007, từ đó đề xuất những định hướng và giải pháp thúc đẩy CDCCKTNT ở Vĩnh Long từ 2008 đến 2020.
    5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
    Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chung của kinh tế - chính trị, cụ thể là:
    - Đối với phần lý luận chung, phương pháp được sử dụng chủ yếu là tổng hợp, phân tích các khái niệm hiện có, từ đó rút ra những nhận định và ý kiến tổng hợp.
    - Đối với phần thực trạng, chủ yếu là dùng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp các số liệu đã có sẵn từ đó rút ra kết luận chung.
    6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
    - Góp phần hệ thống hóa lý luận về vấn đề CDCCKTNT theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
    - Phân tích, đánh giá về thực trạng CDCCKTNT ở tỉnh Vĩnh Long trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
    - Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy CDCCKTNT ở tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu thành 3 chương, 6 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...